Giới thiệu “Tám khúc giao hưởng từ dân ca Việt Nam”

07/11/2014

“Tám khúc giao hưởng từ dân ca Việt Nam” Viết cho dàn nhạc giao hưởng 2 quản

(2fl/2ob/2cl/2fg/4cor/2trbe/3trn/1tuba/Percusion/Archi) 

được chia làm hai phần.

Phần đầu (A) gồm 5 đoạn, khai thác nhạc dân gian vùng núi cao Tây Bắc Việt Nam.

Mở đầu là cảnh đêm trăng trên núi với tiếng sáo (Pí thiu) gọi người yêu da diết của các chàng trai dân tộc Thái.

Ở các đoạn tiếp theo, các bạn có thể nghe thấy mô phỏng tiếng khèn bè, đàn Tính tẩu, âm vang những nhạc cụ với những giai điệu hồn nhiên, hoang sơ, thanh khiết, mộc mạc của các dân tộc vùng cao

Đoạn cuối của phần A là cảnh phiên chợ vùng cao với màu sắc và tiết tấu nhộn nhịp

Phần hai (B) gồm 3 đoạn chủ yếu khai thác các làn điệu Quan Họ Bắc Ninh, tình cảm sâu lắng với những giai điệu đậm đã tình cảm.

Kết thúc là cảnh lễ hội dân gian vui vẻ khai thác giai điệu bài “Trống cơm” và “Năm liệu bẩy lo” (Quan Họ)

Phần A/ Giai điệu các dân tộc thiểu số miền Tây Bắc

  1. Đêm trăng trên núi (Xem tổng phổ)
  2. Mùa xuân (Xem tổng phổ)
  3. Mưa rơi (Xem tổng phổ)
  4. Điệu múa (Xem tổng phổ)
  5. Phiên chợ vùng cao (Xem tổng phổ)

Phần B/ Giai điệu Quan Họ Bắc Ninh

  1. Ra ngó vào trông (Xem tổng phổ)
  2. Hoa thơm bướm lượn (Xem tổng phổ)
  3. Trống cơm (Xem tổng phổ)

Xem Video tại đây: Đặng Hữu Phúc: Tám khúc giao hưởng từ dân ca

Oliver Leo Schmidt

Chỉ huy/ Conductor

Nhạc trưởng người Đức sinh tại thành phố Oberhausen, Rhineland. Anh là Giáo sư chuyên ngành Chỉ huy tại Đại học Nghệ thuật Folkwang tại Essen, Đức.

Từ năm 1997 đến 2011, anh là hội trưởng Hội hòa nhạc Cologne – vốn là hiệp hội âm nhạc có bề dày thời gian được tôn kính. Anh cũng là Giám đốc Âm nhạc của Dàn nhạc Đại học Duisburg, Essen kể từ năm 2002.

Ngay từ thời ấu thơ, cậu bé Oliver đã rất thích thú và bị cuốn hút vào mỹ thuật và âm nhạc. Sau đó, anh theo đuổi lĩnh vực này và tập trung vào hai môn học chính là: học Chỉ huy tại trường Đại học Folkwang và học Mĩ thuật, Lịch sử Mĩ thuật và Giáo dục Mĩ thuật tại Essen.

Ngày nay, đối với Oliver, niềm đam mê nghệ thuật này đã tạo nên những “khoảnh khắc đầy ý nghĩa” và là “nhân tố thiết yếu” cho sự trưởng thành của anh với vị trí của một nhạc trưởng và một nhà sư phạm.

Trong những năm tháng sinh viên, Oliver Leo Schmidt đã tham gia nhiều lớp học ngoại khóa của các chỉ huy trưởng Sergiu Celibidache và Leonard Bernstein – những người có ảnh hưởng sâu sắc tới sự nghiệp chỉ huy hòa nhạc của anh.

Con đường chỉ huy chuyên nghiệp của anh bắt đầu từ những năm 90 với cương vị là trợ lý âm nhạc tại Spiros Argiris (Monte Carlo) ,Teatro Bellini ở thành phố Catania trên hòn đảo Sicily và nhà hát Opera Đức tại thành phố Dusseldorf bên bờ sông Rhine.

Được nhận học bổng của quỹ “Herbert von Karajan Foundation Berlin”, anh cũng là chỉ huy thường trực trong các liên hoan tại Salzburg và Bayreuth.

Nhạc trưởng Oliver Leo Schmidt đã tham gia chỉ huy nhiều dàn nhạc danh tiếng trong nước và nước ngoài, trong đó có: Dàn nhạc Duisburg Philharmonic, Dàn nhạc Giao hưởng Bochum, Dàn nhạc New Philharmonic Orchestra of Westphalia, Dàn nhạc New Philharmonia Hungarica, Dàn nhạc Giao hưởng Tây Bắc Đức tại Herford...

Các nhà phê bình đã từng ca ngợi anh là người “giàu cảm hứng và gây xúc động”, “tỉ mỉ, kỹ càng trong từng chi tiết” và “lòng nhiệt tình trong công việc có sức lan tỏa”.

Oliver Leo Schmidt được trao giải thưởng 'Herbert von Karajan Conductor Prize' năm 2008 cho những thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của anh vào tháng Hai năm 2009 tại gian Hòa nhạc Essen Philharmonic.

Ảnh chụp đêm diễn thứ 2 ngày 31 tháng 10/2014 tại Nhà hát lớn Hà Nội

 

Tin liên quan

18/02/2021
hỉ với ba bản sonata piano viết trong độ tuổi 20, sau đó không bao giờ viết tiếp nữa, nhà soạn nhạc Johannes Brahms đã xác lập danh tiếng ở thế loại mà hàng thập kỷ trước, Beethoven đã truyền vào một sức sống mới mẻ, qua đó báo hiệU ...
18/02/2021
Màn 1. Trong ngôi đền Solomon ở Jerusalem, những người Do Thái đang than vãn về số phận của họ: Nabucco (Nebuchadnezzar), vua Assyria, đang tấn công họ với đoàn quân hung bạo của ông ta, xúc phạm thành phố linh thiêng của họ.
17/02/2021
“…Đôi khi bất chợt ta nghe một bản nhạc của Mozart và có ý nghĩ: làm sao nó lại hồn nhiên, trong trẻo, thanh nhã, hài hoà đến như vậy? Phải có một ý chí lớn lao đến mức nào, lòng yêu đời và yêu con người sâu sắc đến ...
12/07/2020
Tác giả: Pyotr Ilyich Tchaikovsky Thời gian sáng tác: năm 1880 Công diễn lần đầu: ngày 20/8/1882 tại Thánh đường Chúa Cứu thế, Moscow Thời lượng: khoảng 14 phút Tổng phổ: tác phẩm được viết cho một đội kèn đồng ...