Thương nhớ nhạc sĩ, nhà lý luận Hồ Quang Bình

30/05/2014

Thế là một tài năng âm nhạc nữa đã lại ra đi.

Trong một thời gian ngắn có tới 4 nhân tài âm nhạc vĩnh biệt chúng ta:

Nhạc sĩ Lê Việt Hoà nổi tiếng với những ca khúc về quê hương đất nước: " gửi sông La" , " Gửi em chiếc nón bài thơ xứ Nghệ", " rừng Na Hang quê em" , " Đi thuyền trên sông Tô" ....

Giáo sư, Nhạc sĩ Tô Vũ, nhà nghiên cứu âm nhạc đầu nghành, tác giả xuất sắc phong trào Tân nhạc. Thầy của nhiều bậc thầy các thế hệ nhạc sĩ, người dạy nhạc cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nhạc sĩ Thuận yến, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam.

Và nhạc sĩ , nhà lý luận âm nhạc Hồ Quang Bình.

Tôi xin được có đôi lời chia sẻ về nhạc sĩ Hồ Quang Bình:

Ông sinh 18/1/1935, tại Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu , Nghệ An. Tốt nghiệp âm nhạc tại Kiev (Liên Xô cũ).

Ông là một trong những người có công đầu trong việc truyền bá âm nhạc bác học, kinh điển của thế giới ở việt Nam.

Ông là MC nổi tiếng trong các buổi hoà nhạc lớn của các dàn nhạc lớn trong nước và Quốc tế. Với giọng nói trầm ấm, giàu cảm xúc, mạch lạc, truyền cảm, tạo nhiều ấn tượng, bới nhiều kiến thức uyên bác, đóng góp quan trọng cho thành công cho các buổi hoà nhac trang trọng.

Với cương vị là Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội (người kế nhiệm nhạc sĩ Phạm Tuyên), ông đã có nhiều công lớn cùng với các nhạc sĩ trong ban Thường vụ, BCH, xây dựng thành công nhiều hoạt động âm nhạc Thủ đô khởi sắc, rất có giá trị trong việc xây dựng Hà Nội là trung tâm Văn Hoá, trung tâm âm nhạc lớn của cả nước và trong khu vực.

Ông là một trí thức tài năng, lịch lãm, sống khiêm nhường, giản dị, gần gũi, luôn yêu mến và quý trọng mọi người, sống hết lòng cho công việc chung, không bao giờ vụ lợi. Đạo đức, nhân cách, trí thức của ông mãi sáng như " sao Khuê".

Với tôi, anh em có nhiều kỷ niệm, không thể quên.

Gần nhất là cách đây 3 năm khi tôi cùng anh chị em bên Đài Truyền hình Việt Nam và Nhà xuất bản Giáo Dục lên ý tưởng xây dựng Bộ sách lớn "Tổng tập bài hát Thiếu nhi Việt Nam" dự kiến gồm 6 tập, với 25 quyển, đồng thời phát động sáng tác bài hát mới cho thiếu niên nhi đồng Việt Nam. Cuộc thi dài hạn mang tên: "Cánh én tuổi thơ". Đây là hai việc làm rất lớn, mang ý nghĩa xã hội cao.

Chúng tôi chọn Hội âm nhạc Hà Nội, một tập thể tập trung nhiều nhạc sĩ lớn với nhiều người có tâm huyết, xả thân vì việc chung để cùng cộng tác. Tôi gọi cho ông: "Anh Bình ơi! Ta chơi với người lớn nhiều rồi, bây giờ ta dồn tâm huyết để chơi với trẻ em đi!". Ông Bình cười lớn:"Hay quá! Hà Nội sẽ cử một tập thể nhạc sĩ tên tuổi tham gia với các ông, quyết tâm ta làm Thuyên nhé!".

Thế là hai hôm sau ông cử nhạc sĩ Văn Dung - Phó chủ tich Hội, hai anh em nhạc sĩ, nhà giáo dục âm nhạc Hoàng Long, Hoàng Lân, PGS- Tiến sĩ Lân Cường, nhạc sĩ Cao Minh Khanh sang phối hợp với chúng tôi (sau này bổ sung nhà báo Phan Phương).

Công việc từ đó vất vả mà thuận lợi vô cùng. Hiện nay bộ sách đã được NXB Giáo dục phát hành Tập 1 gồm 4 quyển, đang hoàn thành tập 3,tập 4 gồm 10 quyển, dự kiến năm 2015 hoàn thành Tổng tập.

Cuộc vận động sáng tác bài hát thiếu nhi đang trong thời gian khởi động. Hôm in xong tập 1, ông Bìnhvà nhạc sĩ Phạm Tuyên cùng với các đồng nghiệp động viên khen ngợi Ban biên tập chúng tôi, ông ân cần nói: "Bọn mình rất vui và mong chờ bộ sách sớm hoàn thành!".

Ông Bình ơi. bộ sách và chương trình thi đang tích cực xúc tiến nhưng chưa hoàn thành thì ông đã ra đi!

Anh em chúng tôi hứa sẽ đem thành quả nhanh về đích và thành công tốt đẹp, hoàn thành tâm huyết và ý nguyện mong mỏi của ông. Ông mãi luôn bên chúng tôi, anh em, đồng nghiệp.

Mong ông thanh thản yên nghỉ. Sự nghiệp của ông sẽ có tất cả mọi người tiếp tục!

THÀNH KÍNH!

 
Từ trái qua phải là Nhà báo Phan Phương, Nhạc sĩ Hoàng Lân, Nhạc sĩ Văn Dung, Nhạc sĩ Hồ Quang Bình,
Nhạc sĩ Trọng Bằng, Nhạc sĩ An Thuyên, Nhạc sĩ Phạm Tuyên, Nhạc sĩ Lân Cường, Nhạc sĩ Hoàng Long.

Tin liên quan

08/03/2021
Nhạc sĩ Thanh Tùng - tác giả của hàng loạt ca khúc nhạc trẻ từng làm mê đắm bao thế hệ rời cõi tạm vào ngày 15/3/2016 (nhằm mồng 9 tháng 2 âm lịch). Mặc dù, người nhạc sĩ tài ...