Overture “Năm 1812”, giọng Mi giáng trưởng, Op. 49

12/07/2020

Tác giả: Pyotr Ilyich Tchaikovsky

Thời gian sáng tác: năm 1880

Công diễn lần đầu: ngày 20/8/1882 tại Thánh đường Chúa Cứu thế, Moscow

Thời lượng: khoảng 14 phút

Tổng phổ: tác phẩm được viết cho một đội kèn đồng quân đội cùng một nhóm nhạc cụ giao hưởng gồm piccolo, 2 flute, 2 oboe, cor anglais, 2 clarinet giọng Si thứ, 2 bassoon, 4 horn giọng Fa, 2 cornet giọng Si thứ, 2 trumpet giọng Mi thứ, 3 trombone, tuba, timpani, triangle, tambourine, snare drum, một số cymbal, bass drum, carillon (đôi khi dùng các tubular bell), cannon (đôi khi dùng tiếng ghi âm đại bác thật hoặc thay bằng một bass drum hay tam-tam trong khán phòng), dàn dây. Trong một số buổi biểu diễn trong khán phòng, phần bè đội kèn đồng phải thay thế bằng một organ.

Overture “Năm 1812”, tên đầy đủ là “Overture Ngày hội năm 1812”, giọng Mi giáng trưởng, tác phẩm số 49 (tên tiếng Pháp là “Ouverture solennelle 1812”), là một overture cho dàn nhạc của Pyotr Iiyich Tchaikowsky để tưởng niệm cuộc xâm lược thất bại của quân Pháp vào nước Nga và cuộc rút lui đã huỷ diệt đại quân Napoleon tiếp sau đó, một sự kiện đánh dấu năm 1812 như một bước ngoặt trong các cuộc chiến tranh của Napoleon. Tác phẩm được biết đến nhiều nhất bởi một loạt những tiếng đại bác, đôi khi được trình diễn, đặc biệt là tại các lễ hội ngoài trời, dùng một hay nhiều khẩu đại bác thật. Khi biểu diễn trong nhà hát, các dàn nhạc có thể dùng máy tính hay dàn trống khổng lồ để tạo tiếng súng. Mặc dù tác phẩm thực ra không có sự liên hệ lịch sử nào với chiến tranh Anh – Mỹ năm 1812, nhưng tại Mĩ, tác phẩm vẫn thường xuyên được biểu diễn cùng những bản nhạc mang tinh thần yêu nước khác; Đây là bản nhạc chính yếu trong ngày lễ 4 tháng 7 (quốc khánh Hoa Kỳ). Tác phẩm này là một trong không đến mười bản nhạc có dùng tiếng súng và đại bác trong phần bè và cũng là một trong số rất ít tác phẩm cần đến sự góp mặt của carrilon (chuông chùm).

Mặc dù còn khá xa với tác phẩm quan trọng và ấn tượng nhất của Tchaikovsky, Overture “Năm 1812” rõ ràng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Bản thân Tchaikovsky không cảm thấy nhiều nhiệt huyết lắm với việc sáng tác overture này và nếu không phải vì miễn cưỡng được giao phó một overture tưởng nhớ trong lễ kỉ niệm thứ 70 chiến thắng của Nga trước quân Napoleon.

Bối cảnh lịch sử

Ngày 7/9/1812, từ khoảng cách 120 km (khoảng 75 dặm) về phía tây Moscow ở Borodino, quân của Napoleon giáp mặt với quân của tướng Kutuzov đang ở thế kháng cự có phối hợp duy nhất của Nga chống lại đội quân Pháp dường như bất khả chiến bại. Trận chiến ở Borodino gây ra số thương vong lớn ước tính khoảng 100000 người mà vẫn bất phân thắng bại. Tuy nhiên, nó đã thực sự đập tan được cuộc xâm lược của Pháp.

Với nguồn quân nhu trống rỗng và đường tiếp tế bị trải dài quá mức, lực lượng đã suy yếu của Napoleon di chuyển vào Moscow, bị bao vây mà không thể kháng cự. Mong đợi Sa hoàng Alexander đầu hàng có điều kiện, thay vào đó quân Pháp lại thấy mình đang ở trong một thành phố cằn cỗi và hoàng tàn đã bị quân Nga san phẳng hoàn toàn trước khi rút lui.

Thiếu nơi đồn trú mùa đông, Napoleon thấy cần phải rút quân. Bắt đầu vào ngày 19/10 và kéo dài đến tháng 12, quân đội Pháp phải đối mặt với một số trở ngại rất lớn trên đường dài rút quân khỏi Nga : nạn đói, thời tiết giá lạnh và lực lượng quân đội của Nga đã chặn hết mọi đường rút lui. Bị Napoleon bỏ rơi vào tháng 12, đội quân lớn nhất từng thấy đã suy yếu chỉ còn một phần mười so với lực lượng ban đầu lúc tiến đến Ba Lan.

Nhiệm vụ sáng tác overture

Năm 1880, Thánh đường Chúa Cứu thế, được sự uỷ nhiệm của Sa hoàng Alexander II về lễ tưởng niệm chiến thắng đánh bại quân xâm lược Pháp, đã gần được hoàn thành ở Moscow. Lễ kỉ niệm đăng quang lần thứ 25 của Sa hoàng cũng sắp đến vào năm 1881. Triển lãm nghệ thuật và công nghiệp Moscow cũng dự tính diễn ra vào năm 1882.

Mùa xuân năm 1880, người bạn đồng thời là cố vấn dày kinh nghiệm của Tchaikovsky, Nikolai Rubinstein, đã gợi ý về việc sáng tác một tác phẩm lớn mang tính tưởng niệm để sử dụng trong những hoạt động lễ hội có liên quan. Công việc được uỷ thác cho tổ chức mà ngày nay chúng ta gọi là Hội Chữ thập Đỏ. Tchaikovsky bắt đầu làm việc cho dự án vào ngày 12/10/1880 và hoàn thành nó sáu tuần sau đó. Người ta lên kế hoạch công diễn tác phẩm tại quãng trường trước thánh đường, với một nhóm kèn đồng hỗ trợ cho dàn nhạc, những tiếng chuông thánh đường cùng những người khác dưới phố Moscow chơi “Zvons on cue” (một thứ chuông cổ của Nga), tiếng đại bác thật đệm thêm vào, được bắn từ một bàn điều khiển công tắc để đạt được sự chính xác như tổng phổ yêu cầu mà mỗi phát bắn được viết với ý đồ đặc biệt.

Giữa lúc ấy, Tchaikovsky đã than phiền với mạnh thường quân Nadezhda von Meck của mình rằng ông không phải là một “người pha chế các bản nhạc lễ hội” và rằng bản Overture có thể sẽ rất “khoa trương và ầm ĩ nhưng thiếu giá trị nghệ thuật, bởi lẽ tôi viết nó mà không có nhiệt tình lẫn tình yêu”. Việc này đã bổ sung ông vào đội ngũ những nghệ sĩ đôi lúc lại phê bình chính tác phẩm của mình dù nó là một trong số những bản nhạc được trình diễn và ghi âm nhiều nhất trong danh mục tác phẩm của ông.

Cấu trúc âm nhạc

Trong tổng phổ Overture, Tchaikovsky đã cho xuất hiện mười sáu phát đại bác. Bắt đầu bằng bản thánh ca buồn “God Preserve Thy People” (Chúa chở che những đứa con của người) vốn là bài quốc ca cũ của nước Nga, tác phẩm gợi lên bức tranh phong cảnh đồng quê và những người lính, khắc hoạ cảnh khốn cùng ngày một nặng nề của dân tộc Nga dưới bàn chân của quân xâm lược Pháp. Tại thời điểm quyết định của cuộc chiến – trận Borodino – xuất hiện 5 tiếng đại bác của Nga đương đầu với một chuỗi những khúc “La Marseillaise”  lặp đi lặp lại một cách khoa trương. Không khí trầm lắng xuống nhờ đoạn giãn của bộ dây tái hiện sự tiêu hao lực lượng tiếp sau đó của quân đội Pháp, tiếp theo bằng hồi chuông chiến thắng và hân hoan lặp lại bài thánh ca “Chúa chở che những đứa con của người” khi Moscow bốc cháy để tránh trở thành nơi đồn trú mùa đông của quân Pháp. Một cảnh rượt đuổi âm nhạc xuất hiện, nổi lên bài thánh ca “Chúa cứu Sa hoàng”, tiếp đó vang lên như sấm 11 tiếng đại bác. Để chuẩn bị cho sự an toàn và chính xác về vị trí của những phát bắn – bây giờ cũng như vào năm 1880 – cần sử dụng 16 khẩu pháo nạp đằng nòng bởi nếu nạp lại đạn cho một khẩu để có được 16 phát bắn dù chỉ là những động tác tương tự kéo dài hai phút cũng sẽ không đạt được sự an toàn cũng như chính xác cần có. Riêng thời gian chậm trễ cũng phá vỡ việc thực hiện ý đồ của những phát súng.

Liệu Tchaikovsky có từng nghe tác phẩm như ông sáng tác?

Những nhà nghiên cứu âm nhạc được hỏi ý kiến vào một phần ba cuối của thế kỉ đã không chỉ ra rằng tác giả đã từng được nghe bản Overture được biểu diễn một cách đích thực đúng như kế hoạch năm 1880. Người ta nói Tchaikovsky đã xin phép để biểu diễn tác phẩm y như dự tính ở Berlin nhưng bị từ chối. Buổi biểu diễn ông chỉ đạo ở Mĩ và tour diễn châu Âu hình như được thực hiện với những phát bắn giả tạo hoặc không chính xác, nếu với những phát bắn thật hoàn toàn, một tục lệ phổ biến sẽ còn lại đến ngày nay.

Antal Dorati và Erich Kunzel là những nhạc trưởng đầu tiên đã khuyến khích tính xác thực của những phát bắn được viết trong bản nhạc trong những buổi hoà nhạc sống, bắt đầu ở New York và Connecticut với một phần thu âm của Dorati và Kunzel ở Cincinnati vào năm 1967 cùng sự hỗ trọ của J. Paul Barnett, South Bend, Indiana. Trong số này thì bản của Dorati hay hơn và là một sự trình diễn trung thực hơn được ghi âm cho hậu thế trong đĩa Mercury Records. Dorati sử dụng carillon thực được yêu cầu trong bản nhạc và chúng được rung lên gần như zvon được biết đến sau này. Nghệ thuật “Zvon ringing” gần như mất đi sau Cách mạng Nga và tín ngưỡng vô thần sau đó. Bản thu của Dorati cũng dùng thần công Pháp thật trong giai đoạn 1812 của Trường đại học quân đội Mĩ West Point.

Lịch sử ghi âm

Bản thu Cleveland năm 1927 bao gồm hàng tá “phát bắn” trống bass hú họa vào những khoảnh khắc cuối tác phẩm. Một bản thu của dàn nhạc Nhà hát Opera Hoàng thực hiện khoảng cùng thời gian đó không hề có tiếng súng. Nhiều bản thu phong phú ngày nay có đặc trưng khai pháo hiện đại và độc đáo tuân thủ chính xác tổng phổ, những khúc tùy hứng khác và tiếng chuông khủng khiếp từ những chùm chuông ống làm giả tiếng zvon. Bản thu bước ngoặt của Antal Dorati năm 1955, hãng đĩa Minneapolis Mercury (phát hành năm 1957, thu ở  West Point, New York USA và dùng harkness carillon của đại học Yale (lúc đó gần như là chuông chùm) ở Harford, Connecticutt, USA sử dụng một khẩu thần công Pháp bắn lồng vào 16 lần như được sáng tác, và quả là một sự tiến bộ trong tính xác thực so với bản thu âm đầu tiên của tác phẩm, một mặt đĩa trình diễn bản Overture và mặt kia tường thuật kỳ công để hoàn thành tác phẩm. Bản thu của Dorati được đánh giá là trình diễn hay nhất đến ngày nay (2007) và xứng đáng để thêm vào thư viện của bạn. Những bản thu sau này được thực hiện bằng tất cả các cách trên một cách phong phú.  Ban kèn đồng Black Dyke Mills cũng thu âm bản chuyển soạn tác phẩm cho ban kèn đồng. Bản thu này bao gồm những phát bắn đại bác như được tác giả viết. Năm 1990,  trong lễ hội kỉ niệm 150 năm ngày sinh của Tchaikovsky trên toàn thế giới, bản Overture được thu âm trong thành phố thời thanh niên của tác giả với St. Petersburg Philharmonic dùng 16 khẩu đại bác nạp đạn đằng nòng như được viết trong tổng phổ năm 1880. Tác phẩm được trình diễn trong tầm nghe của mộ tác giả.

(Nguồn: nhaccodien.info)

Tin liên quan

18/02/2021
hỉ với ba bản sonata piano viết trong độ tuổi 20, sau đó không bao giờ viết tiếp nữa, nhà soạn nhạc Johannes Brahms đã xác lập danh tiếng ở thế loại mà hàng thập kỷ trước, Beethoven đã truyền vào một sức sống mới mẻ, qua đó báo hiệU ...
18/02/2021
Màn 1. Trong ngôi đền Solomon ở Jerusalem, những người Do Thái đang than vãn về số phận của họ: Nabucco (Nebuchadnezzar), vua Assyria, đang tấn công họ với đoàn quân hung bạo của ông ta, xúc phạm thành phố linh thiêng của họ.
17/02/2021
“…Đôi khi bất chợt ta nghe một bản nhạc của Mozart và có ý nghĩ: làm sao nó lại hồn nhiên, trong trẻo, thanh nhã, hài hoà đến như vậy? Phải có một ý chí lớn lao đến mức nào, lòng yêu đời và yêu con người sâu sắc đến ...
29/06/2020
Sonata Ánh trăng có thể nói là một bản nhạc đánh dấu sự thay đổi trong phong cách sáng tác âm nhạc của nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven. Nó vừa có một cái gì đó như là tiếc thương, mấ...