Vở kịch hát “Mảnh trăng cuối rừng”: Thông điệp lãng mạn về chiến tranh

23/12/2014

Ngay sau khi buổi công diễn thứ 2 vở kịch hát “Mảnh trăng cuối rừng” được truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam kết thúc, phóng viên đã nhận được các đánh giá của những người trong cuộc.

Giám đốc sáng tạo Nguyễn Bông Mai: Thực ra thì chúng tôi không dám nói là chúng tôi thành công. Chúng tôi nghĩ rằng là chúng tôi đã tìm được cái sự đồng cảm với khán giả rất nhiều lứa tuổi. Bởi vì chúng ta có thể nhìn khán giả, ở đây là những người lớn tuổi có, trẻ có, và rất nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy đây mới là cái điểm đáng mừng…

Hôm nay là quá tuyệt vời, tôi chứng kiến cảnh khán giả cùng hát theo, cùng vỗ tay, cùng cười, cùng hoà với cảm xúc của tôi và tôi chứng kiến có cả nước mắt nữa. Và các bác cựu chiến binh có nói với tôi rằng là bài hát cuối cùng các bác không thể nào không khóc được vì quá xúc động, vì các bác thấy rằng nó giống như một câu chuyện đã chuyển tải hết. Các bác đã nói lời cảm ơn với tất cả thế hệ trẻ chúng tôi, đó là một điều đáng mừng nhất với chúng tôi.


Một cảnh trong vở nhạc kịch "Mảnh trăng cuối rừng". Ảnh: Mai Kỳ

Thành công này không dành cho một ai cả. Thành công này là của gần một trăm con người ngày hôm nay. Và chúng tôi tin rằng câu chuyện chúng tôi kể của gần một trăm con người có sức lan toả khá lớn, là niềm mong ước của chúng tôi khi thực hiện dự án này.

Theo tôi thì cái sự tác động lớn nhất có lẽ là thế hệ trẻ chúng tôi nhìn vào quá khứ của cha ông, cảm thấy rất là xúc động và những gì mà chúng tôi kể ngày hôm nay đó là cái cảm xúc không có thể sách vở nào diễn tả được. Và chúng tôi tin rằng ngày hôm nay chúng tôi được sống lại trong thời kỳ đó. Nhưng một mặt, chúng tôi nghĩ rằng chiến tranh không chỉ là những nỗi đau thương mà còn có rất nhiều sự lãng mạn, rất nhiều ngợi ca và anh dũng ở trong đó nữa.

Tôi chỉ muốn mượn lời của các bác cựu chiến binh, những người lái xe Trường Sơn, những người trực tiếp tham gia trong vở diễn của chúng tôi. Các bác chia sẻ rằng “lâu lắm rồi từ khi ở Trường Sơn trở về, đây là buổi biểu diễn khiến cho các bác cảm thấy xúc động một cách thực sự, bởi vì cảm thấy mình ở trong đó”. Và tôi nghĩ rằng đó là một câu trả lời đầy đủ nhất về tất cả cảm xúc của những người thực hiện cũng như khán giả.

Cố vấn âm nhạc, nhạc sĩ Đức Trí: Tôi nghĩ là cảm xúc của vở diễn này là cảm xúc của tình người chứ không của riêng ở cái thời nào cả. Như vậy thì cảm xúc đó sẽ đọng lại ở tất cả mọi giới chứ không phải của riêng người lính hay người dân.

Với vai trò gần như là tư vấn thì đúng hơn, tôi thấy các bạn đó khá là thành công khi lần đầu thử sức với kịch hát. Bởi bản thân cả người làm nghề và công chúng thì với loại ca kịch truyền thống, mọi người rất quen thuộc, còn với thể loại ca kịch đương đại của Âu Mỹ thì mọi người có vẻ còn rất là bỡ ngỡ. Đây không phải là lần đầu tiên thể nghiệm của Bông Mai mà có rất nhiều nghệ sỹ khác đã từng thể thể nghiệm, thì tôi nghĩ rằng từng bước mọi người sẽ tìm ra một ngôn ngữ cho nhạc kịch đương đại của Việt Nam. Theo tôi nghĩ lần này là các bạn đã có một trải nghiệm khá là tốt, chưa phải là cái thành công lớn về âm nhạc nhưng đó là một thành công lớn về mặt trải nghiệm để bắt đầu có những biến chuyển và nhất là các bạn trẻ yêu bộ môn này.

Khi mà chuyển thể một tác phẩm văn học thành một loại hình nghệ thuật khác thì thường người chuyển thể có một cái quyền là nhìn nhận tác phẩm theo cách khách quan của họ. Và mỗi người sẽ có một cách nhìn nhận khác nhau và cách nhìn nhận đó có thể nhận được sự đồng tình hay không đồng tình của khán giả. Nhưng lần chuyển thể này, khách quan mà nói, tôi thấy người đi xem có một cảm giác rất dễ chịu khi được xem tác phẩm này chuyển sang nhạc kịch, bởi nó được phục dựng theo một ngôn ngữ âm nhạc mới, làm cho người ta thấy một diện mạo mới, diện mạo trẻ trung đầy sinh lực. Tôi nghĩ đây chính là thông điệp mà các bạn trẻ muốn truyền tải cho khán giả.

Đạo diễn Montree Sriwihok (Jojo): "Tôi thấy mọi người rất thích buổi biểu diễn hôm nay. Bởi vì câu chuyện này đang nói đến tình yêu, cảm giác, cảm xúc này, nói đến sự hi vọng. Có rất nhiều bài hát hay ở trong vở nhạc kịch. Tôi nghĩ rằng mọi người sẽ có một cảm xúc ngập tràn trong buổi tối ngày hôm nay. Còn đối với tôi thì cảm thấy rất là lạc quan và sung sướng. Bởi vì ngày hôm qua và hôm nay tôi đã được thấy tất cả mọi thứ đều tốt đẹp. Vì mọi người đã làm việc rất miệt mài nghiêm túc trong 1 thời gian dài".

Cố vấn trang phục, NSUT Đức Hùng: Thực ra thì Bông Mai là tổng đạo diễn của chương trình này, mình chỉ giúp cho Bông Mai về vấn đề hình ảnh, cho mỗi một màn diễn thì nên lựa chọn trang phục như thế nào cho phù hợp.

Bao giờ cũng thế, mỗi một lần ê kíp bắt đầu hoạt động thì bao giờ việc đầu tiên của chúng tôi là mơ ước sẽ là thành công và tôi nghĩ nó đã thành công. Bởi vì một đề tài có thể với cá nhân tôi là đề tài trường tồn, sống vĩnh cửu. Có thể mọi người nghĩ nó cũ nhưng sẽ không bao giờ là cũ đối với người nghệ sĩ, và cách thể hiện của Bông Mai trong đợt này là một phong cách rất mới. Chắc chắn các bạn trẻ sẽ xem và hiểu được tất cả những gì chiến tranh để lại. Điều quan trọng nữa là để cảm nhận được tất cả những lời ca tiếng hát, những giai điệu ở trong vở kịch hát này, các bạn trẻ chắc chắn sẽ hiểu thấu hơn, bởi các bạn đã không phải sống trong thời kỳ chiến tranh. Nhưng qua đây thì nó như một thông điệp để các bạn hiểu về chiến tranh Việt Nam.

Tôi cũng chưa một lần nào khoác áo lính, nhưng tôi rất yêu màu xanh của lính. Tôi nghĩ rằng là giữa người lính và những người chưa bao giờ khoác áo lính thì cũng có một tâm trạng giống nhau. Đó là chúng ta nói về những sự hi sinh và chúng ta cảm nhận được tất cả sự mất mát và đặc biệt là chúng ta thấy được sự thắng lợi trong cuộc chiến trận ấy là như thế nào.


Tất cả diễn viên ở trên sân khấu có một màn trình diễn thực sự thăng hoa.
Ảnh: Mai Kỳ

Nam diễn viên chính, ca sĩ Nguyễn Đông Hùng: Thực sự thì hôm nay, không chỉ diễn viên chính mà tất cả các diễn viên khác đều rất thăng hoa ở vở kịch này. Và đây là buổi diễn lần thứ hai. Hôm nay thì không chỉ khán giả trong sân khấu nhà hát quân đội mà còn là khán giả trước truyền hình nữa, tôi cũng hi vọng là sự trình diễn của tất cả mọi người đều đem lại cho mọi người một chút gì đấy xúc động. Cảm ơn ê kíp đã hỗ trợ cho tất cả diễn viên ở trên sân khấu có một màn trình diễn thực sự thăng hoa.

Như Đông Hùng đã nói ở trước thì cả 2 đêm diễn đều thăng hoa, mỗi đêm diễn một kiểu thăng hoa khác nhau. Cứ mỗi khi lên sân khấu thì chắc chắn là diễn viên lại thả hết mình, hoà nhập hết mình vào vai diễn của mình.

Ngay cả Đông Hùng cũng vậy, khi Đông Hùng nhận vai Lãm và hôm nay khi mà Đông Hùng thực hiện vai Lãm này rất khác với hôm qua. Hôm qua mình vẫn còn một chút e dè, sự ngại ngùng khi mà không biết là khán giả có đáp lại tình cảm ấy của mình hay không, nhưng hôm nay thì Đông Hùng không còn e dè nữa, hôm nay tự tin hơn. Đương nhiên trên sân khấu sẽ xảy ra những trường hợp bất khả kháng như hôm nay, khi cánh cửa xe hơi cũ một chút, bị bung ra. Nhưng không sao cả, chiến trường là thế, khốc liệt, nó phải có những điều không ngờ đến như thế.

Trong lúc đó, trong lúc mà em đang diễn ở trên sân khấu em nghe thấy tiếng bom và nhìn hiệu ứng ánh sáng như thế, em đã sống trong thời chiến rồi. Vào tới chiến trường, mình phải nhanh trí, mình nhanh trí thì mình làm gì, mình phải đóng cửa xe lại, mình phải nhảy xuống để cứu cô Nguyệt. Nhưng cô Nguyệt lại cứu mình nằm đè lên người mình để cứu mình. Lúc đó em thấy mình đau, cái đau ở đây không phải là đau diễn nữa...

Em năm nay mới 21 tuổi, rất nhiều bạn trẻ đồng lứa tuổi như em. Qua câu chuyện này em muốn nói với tất cả các bạn trẻ là, đừng bao giờ quên đi cái lịch sử của Việt Nam mình. Bởi vì khi các bạn ở trong hoàn cảnh đó chắc chắn các bạn sẽ anh dũng, sẽ nghĩ một cách triệt để nhất làm sao để có thể làm như em vào vai Lãm đưa chuyến hàng về nơi an toàn. Mặc dù người yêu bị thương, tôi không biết người yêu tôi sống hay chết, nhưng tôi phải đưa được hàng về nơi an toàn.

Đối với những khán giả đã trải qua thời kỳ chiến tranh khốc liệt như vậy thì các bác chính là người hiểu rõ nhất sự khốc liệt của chiến tranh như thế nào. Chúng cháu cũng chỉ diễn tả lại một phần nhỏ, nhưng không nói về sự khốc liệt. Như anh thấy suốt cả vở kịch chỉ có đoạn cuối nói về sự khốc liệt, mà sự khốc liệt này vẫn có sự lãng mạn trong đó, là cảnh 2 nhân vật chính diễn với nhau. Những phần đầu của vở kịch nói về niềm tin, hy vọng, tình yêu.

Chính vì chúng cháu không trực tiếp trải qua, nên tác giả Bông Mai hiểu rằng, tác giả không sống trong hoàn cảnh đó, nên không thể khai thác hết sự tàn khốc đó. Chính vì thế mình sẽ khai thác sự hi vọng, tình yêu, những mơ ước. Hi vọng với mặt khác của vở kịch, các bác sẽ đón nhận lấy, đúng là chúng cháu còn nhiều sai sót, nhưng đó là cơ sở để các bác gợi ý cho cháu, khai sáng cho chúng cháu thực hiện những vở nhạc kịch có chiều sâu hơn nữa.

Nữ diễn viên chính, ca sĩ Phương Linh: "Hôm qua ở hàng ghế khán giả, những người từng qua thời kỳ đó thì họ đã khóc rất nhiều. Họ nói, họ cảm thấy rất xúc động. Ngày hôm nay cũng vậy, trên hàng ghế khán giả có một số người đồng cảm với tinh thần trẻ của chúng em, họ bị cuốn hút và ai cũng nhấp nhỏm sao không dài thêm 10 phút, 15 phút nữa nhỉ và họ cảm thấy tiếc nuối. Cá nhân em thấy rằng, việc diễn hay hát một bài hát nào được khán giả tiếc nuối nhớ đến mình thì đó là sự thành công".

Cố vấn nghệ thuật, nhạc sĩ An Thuyên: Có thể nói mọi công sức của tất cả nhiều người, rất rất nhiều người, từ đơn vị tổ chức, kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, Viettel, Hiệp hội phát triển văn hoá, những người có lẽ là đứng sau sân khấu, nhưng có tính quyết định, cho đến toàn bộ ê kíp sáng tạo mấy trăm con người.

Nói chung là tôi rất xúc động, tôi xúc động bởi vì vở diễn này chắp nối tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu rất tuyệt vời, thêm một sức sống mới và đúng ngày kỷ niệm quân đội. Và nó tạo ra một điều rất là tốt đẹp, rất là trong sáng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Có thể nói là tất cả các diễn viên trẻ họ diễn như là cuộc sống của họ, chắc chắn là họ mang tình yêu mới, tình yêu tổ quốc, tình yêu quân đội. Tôi rất hài lòng, rất là vui về vở diễn.

(Nguồn: http://www.anninhthudo.vn)

Tin liên quan

23/02/2021
Ca ngợi Hồ Chủ tịch là một trong những bài hát hay nhất về lãnh tụ Hồ Chí Minh của cố nhạc sĩ Văn Cao, cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam. Giai điệu ca khúc hào sảng, sang trọng toát lên thần thái vĩ đại của lãnh ...
23/02/2021
“Việc ra mắt tác phẩm “Nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong, Tác phẩm-tác giả” chính là dịp chúng ta Trả lại tên cho Ông. Bởi cho đến nay vẫn nhiều người vẫn không biết nhà soạn kịch Nguyễn Trung Phong chính là tác giả của giai điệu nổi tiếng Giận ...
23/02/2021
Ca khúc Hành khúc Tổng cục Chính trị được nhạc sĩ Đức Trịnh viết vào năm 2014, đúng dịp kỉ niệm 70 năm ngày truyền thống Tổng cục Chính trị (TCCT). Ca khúc này đã được chọn làm ca khúc chính thức của TCCT và được biểu diễn trong Lễ kỉ niệm ...
21/02/2021
Hai ca khúc “Đại thi hào Nguyễn Du” và "Phiêu bồng trần gian" mở đầu và kết lại bộ phim được đầu tư 15 tỷ đồng, nhân dịp kỷ niệm 255 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của vị danh nhân văn hóa này.