Trịnh Công Sơn, Ca khúc da vàng và Phụ khúc da vàng

01/04/2013

Thập niên 1970, tại Sài Gòn nổi lên những ca khúc thống thiết về cảnh người dân bị tàn sát bởi sự tàn khốc của chiến tranh khiến cho tất cả những ai nghe đều phải hơn một lần rơi lệ. Người nhạc sĩ viết những ca khúc ấy khởi đầu cho một phong trào “Da vàng ca” là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.


Bìa album Phụ khúc da vàng.

Tuy nhiên, chỉ có 12 ca khúc chính thức được nhạc sĩ họ Trịnh đưa vào tập Ca khúc da vàng. Số ca khúc viết thêm sau đó được nhạc sĩ đặt tên là Phụ khúc da vàng. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết lời tựa cho tập nhạc này như sau:

“Phụ khúc da vàng là những khúc hát viết thêm, tiếp nối Ca khúc da vàng trước đây. Nhưng khúc hát này đúng ra không nên có, nhưng bởi trên những con đường, những thành phố và những xác chết của tháng 5 (năm 1972), một lần nữa, tôi không thể nào quên đi tiếng kêu thất thanh của đám người cùng khổ. Cuộc chiến đã không muốn ngừng, và có lẽ còn mang nhiều bộ mặt mới mẻ, thảm khốc hơn.

Phải chăng những hồi chuông báo tử chưa đủ làm mềm lòng cuộc sinh sát.

Ta sẽ không bao giờ còn thấy bóng dáng của vinh quang – Vì trên những xác chết của anh em sự vinh quang phải giấu mặt.

Tôi không còn muốn nhắc nhở đến lòng nhân đạo và lương tâm con người. Những tiếng đó chỉ còn gợi lên cho những kẻ khốn cùng nơi đây hình ảnh của tên lang băm và phu đám tang.

Nhân loại đã biết rõ, tuổi trẻ Việt Nam không thiếu lòng dũng cảm. Một tuổi trẻ chịu quá nhiều thiệt thòi nhưng rất ít những lời thở than.

Sài Gòn tháng 11.1972”

Ngày 31.3.2013, tại đêm nhạc tưởng nhớ ngày sinh Trịnh Công Sơn chủ đề Đoá hoa vô thường, ngoài các ca khúc tình ca quen thuộc, lần này, các ca sĩ còn thể hiện bốn bài hát được xem là thuộc dòng Ca khúc da vàng. Trong đó, riêng bài hát Người mẹ Ô Lý nằm trong Phụ khúc da vàng cố nhạc sĩ họ Trịnh đã ghi chú ở dưới bài hát rằng: “Tặng người mẹ già tôi đã gặp trong đoàn người từ Quảng Trị về Huế”.

Những ca sĩ ngày nay thể hiện các bài hát chống chiến tranh, khao khát hoà bình của nhiều thế hệ ông cha ngày trước ở thế kỷ 20, liệu có cảm nhận được những đau đớn mà người nghệ sĩ phải chịu thay cho thân phận của những người dân vô tội bị lấy đi mạng sống mà không biết lý do vì sao. Và chính người nhạc sĩ này đã nhận ra: cuộc sống thật vô thường, vì vậy nếu sống, hãy sống cho ra sống. Dưới đây là tâm sự của một số ca sĩ trong đêm nhạc Đoá hoa
vô thường sắp tới.

(Nguồnhttp://sgtt.vn)

Tin liên quan

06/03/2021
Nhạc sĩ Phú Quang đã được vinh danh ‘Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội 2020’ tại lễ trao Giải thưởng Bùi Xuân Phái vừa diễn ra chiều 7/10.
23/02/2021
Chín ca khúc gồm: Thị, Mía, Khế, Cà rốt, Sầu riêng, Na, Thuyền giấy, Thả diều, Em yêu tổ quốc em. Cố nhạc sĩ phổ nhạc dựa theo lời thơ Phạm Hổ, xoay quanh những loại quả, trò chơi tuổi thơ với lời ca trong trẻo, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ ...
23/02/2021
Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam (VNOB) đã hoàn thành việc mua bản quyền âm nhạc của vở nhạc kịch “Những người khốn khổ” và sẽ công diễn tác phẩm vào đêm 21-22/11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
23/02/2021
Đại sứ quán Australia tại Việt Nam cho biết, một dự án hợp tác giữa nghệ sĩ Việt Nam Mademoiselle và nhạc sĩ Australia Floyd Thursby mang tên “The South Lands” vừa được các nghệ sĩ giới thiệu.