Liên hoan Giai điệu Sơn Ca 2020
Đêm Công diễn và trao giải cho các tiết mục xuất sắc Liên hoan Giai điệu Sơn Ca 2020 đã diễn ra tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, tối 20 tháng 7 năm 2020.
Tới dự và trao giải có: bà Hoàng Thị Hạnh - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông Nguyễn Văn Tuyết - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Phê bình Lý luận Văn học Nghệ thuật Trung ương, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; ông Nguyễn Hải Minh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Quốc tế Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; nhạc sĩ Nguyễn Xuân Thủy - Hiệu trưởng trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường - Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội...
Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam có: PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội; nhạc sĩ Đức Trịnh – Phó Chủ tịch Thường trực Hội; NSND Phạm Ngọc Khôi - Phó Chủ tịch Hội; Nhà phê bình Âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu - Phó Chủ tịch Hội.
Liên hoan “Giại điệu Sơn ca” do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức, là sân chơi âm nhạc thường niên dành cho các cháu thiếu nhi. Qua 4 kỳ tổ chức, Liên hoan đã thu hút được hàng nghìn em thiếu nhi đến từ các Trung tâm Thanh thiếu nhi, Nhà thiếu nhi, Đài Phát thanh truyền hình trong cả nước. Đây thực sự là sân chơi trong sáng, lành mạnh, bổ ích dành cho thiếu nhi. Là nơi phát hiện, ươm mầm những tài năng âm nhạc và phản ánh phong trào ca hát của thiếu nhi cả nước. Sau mỗi kỳ Liên hoan, Ban tổ chức đều nhận được những lời động viên, khích lệ của các đơn vị tham dự, phụ huynh của các cháu thiếu nhi và đông đảo khán thính giả nghe Đài, xem Truyền hình.
Sau một thời gian tạm hoãn do đại dịch Covid-19, Liên hoan “Giai điệu Sơn ca” năm nay với chủ đề “Giai điệu tuổi thần tiên” được tổ chức đúng vào dịp chào mừng kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng tám và Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 75 năm thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (1945-2020).
Đối tượng tham gia Liên hoan là tất cả thiếu nhi, học sinh Việt Nam từ 7 đến 15 tuổi đang sinh hoạt tại các Nhà thiếu nhi cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, các Đài Phát thanh – Truyền hình, các đơn vị, cơ quan, trường học trong cả nước. Nhiều chương trình được dàn dựng công phu, chất lượng âm thanh tốt. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Liên hoan năm nay là năm có số lượng các đơn vị tham dự đông nhất, trong đó có những đơn vị lần đầu tiên tham dự Liên hoan như Nhà thiếu nhi tỉnh Quảng Trị, Trung tâm nghệ thuật Si Đô, Nhà thiếu nhi Quận V (Thành phố Hồ Chí Minh).
Nhạc sĩ Trần Nhật Dương - Phó Giám đốc Hệ Âm nhạc và giải trí VOV3 - Đài Tiếng nói Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Liên hoan cho biết:
“Bằng quyết tâm của Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, với truyền thống từ cuộc thi “Hoa Phượng Đỏ” trước đây, Liên hoan “Giai điệu Sơn ca” dành cho các cháu thiếu nhi, tạo nên sân chơi lành mạnh, bổ ích, đúng với tâm tư tình cảm của các cháu. Cuộc thi mong muốn phát hiện, tìm ra được các tài năng âm nhạc nhỏ, để tạo điều kiện cho các cháu phát triển đúng sở thích, tài năng của mình, để giúp các cháu trong tương lai đi đúng con đường mình yêu thích.
Số lượng các đơn vị tham gia ngày một tăng, chất lượng được nâng cao. Ban tổ chức với mong muốn luôn luôn khuyến khích các bạn nhỏ hát những tác phẩm đúng lứa tuổi của mình, đó là đặc điểm chúng tôi cho rằng khác với các sân chơi khác của các đơn vị khác tổ chức cho các cháu thiếu nhi. Liên hoan không chỉ là sân chơi cho các em thể hiện tài năng mà còn khuyến khích giới nhạc sĩ trong cả nước dành nhiều thời gian, tâm huyết, tình cảm hơn nữa để có những sáng tác mới cho thiếu niên nhi đồng. Liên hoan “Giai điệu Sơn Ca” sẽ tổ chức thường niên mỗi năm một lần, không chỉ trình diễn những tác phẩm ca khúc, những bài hát có lời, mà còn là giai điệu của những nhạc cụ dân tộc, hòa tấu… đem lại màu sắc tươi trẻ cho chương trình”.
Nhạc sĩ Doãn Nguyên - Phó Giám đốc Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo cho biết:
“Về các tác phẩm tham dự Liên hoan chủ yếu là ca khúc, các bài hát thiếu nhi, một số các tác phẩm đặt lời mới; về độc tấu nhạc cụ ít hơn, chủ yếu là nhạc cụ truyền thống. Liên hoan khuyến khích các “đặc sản” vùng miền; nhiều chương trình được dàn dựng công phu, chất lượng âm thanh tốt. Đối với các bài hát truyền thống của nhiều thế hệ vẫn có, nhưng cần đầu tư phối khí dàn dựng mới, hiện đại”.
Nhạc sĩ Đức Trịnh – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Chung kết, đã có những nhận xét về chuyên môn của Liên hoan:
“Nhiều tiết mục hợp ca và múa, tốp ca, song ca đơn ca được các đoàn biên tập, dàn dựng công phu, hoành tráng phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên đã gây ấn tượng sâu sắc, hấp dẫn trong lòng khán giả. Có những đoàn đã đầu tư khá toàn diện cả về phối khí, hoà âm, dàn dựng múa, tương tác màn hình LED, âm thanh, ánh sáng, trang phục, đạo cụ… tạo hiệu quả nghệ thuật bất ngờ, mới lạ, cuốn hút người xem bằng những giá trị nghệ thuật đích thực đầy sáng tạo như: Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Sơn la, Nhà thiếu nhi Việt Đức (Nghệ An), Nhà thiếu nhi Thái Nguyên….
Liên hoan “Giai điệu Sơn Ca” đúng là một sân chơi bổ ích và lý thú cho tuổi thanh thiếu nhi cả nước - nơi đây cũng là để phát hiện những mầm non ngệ thuật ca nhạc tương lai cho xã hội, giúp các cơ sở nuôi dưỡng tài năng cho đất nước và cũng là nơi cho các em học tập rèn luyên kỹ nămg trình diễn nghệ nghệ thuật ca nhạc.
Những tiết mục và giọng ca thật sự xuất sắc đã để lại cho công chúng Thủ đô nhiều cung bậc cảm xúc, thí dụ như: màn hát múa liên khúc “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiêu niên nhi đồng” của Nhà thiếu nhi Việt Đức (Nghệ An); Tốp ca nữ Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội với ca khúc “Xin chào Việt Nam” vừa diễn tấu nhạc cụ dân tộc vừa hát thật duyên dáng, dễ thương; màn hát múa “Ca ngợi Tổ quốc” của Nhà thiếu nhi Thái Nguyên được dàn dựng công phu, hoành tráng nhưng vẫn hồn nhiên, trong sáng với những giọng ca khá đồng đều và hoà quyện tạo hiệu quả sân khấu bất ngờ… Những giọng ca đã trinh phục khán giả trong Liên hoan phải kể đến Lưu quốc Vượng (Đài Phát thanh – Truyền hình Phú Thọ), Tuệ Minh (Trung tâm Văn hoá thanh thiếu nhi Thái bình), Hồng Huế (Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương), Đỗ Bảo Chi (Cung Văn hoá thanh thiếu nhi Bắc Ninh, song ca Vũ Ngọc Anh - Phạm Lê Hương Trà (Nhà thiếu nhi Thái Nguyên), Ngọc Giầu (Trung tâm nghệ thuật Sido, TP Hồ Chí Minh, bé Thiên Kim (6 tuổi, Nhà thiếu nhi quận V, TP Hồ Chí Minh, Tam ca: Lèo Tâm Đan - Lường Ngọc Diệp - Tòng Đăng Khoa (Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi Sơn La)…
Với những thành tích đã đạt được trong Liên hoan “Giai điệu Sơn Ca” 2020 chúng ta cũng phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm một số thiếu sót như: Màn hình LED với những hình ảnh phụ hoạ không tạo hiệu quả cho tiết mục mà còn giảm bớt cảm xúc cho người xem như diễn viên biểu diễn trên sân khấu thì màn hình Led cũng có hình ảnh của diễn viên biểu diễn, nhưng khác với bối cảnh và không khớp với hiện tại, hoặc hình ảnh là diễn viên khác cũng biểu diễn phong cách như vậy nhưng không trùng khớp… hoặc nhiều hình ảnh không liên quan tới nội dung tiết muc. Một số giọng ca chưa được tập luyện nhuần nhuyễn, còn chênh phô hay dàn dựng sơ sài… tuy những nhược điểm nhỏ nhưng nếu các nhà phụ trách chú ý thì chất lượng của các tiết mục sẽ tốt hơn”.
Kết quả, Ban tổ chức đã trao:
* 12 GIẢI VÀNG:
1. Tốp ca Nhà thiếu nhi Việt - Đức (Nghệ An) với Liên khúc “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” sáng tác: Phong Nhã, “Nhớ ơn Bác” sáng tác: Phan Huỳnh Điểu, “Bác Hồ Người cho em tất cả” sáng tác: Hoàng Long - Hoàng Lân.
2. Lưu Quốc Vượng (Đài Phát thanh – Truyền hình Phú Thọ) với tiết mục “Chưa bao giờ mẹ kể” sáng tác: Châu Đăng Khoa.
3. Nguyễn Vũ Tuệ Minh (Trung tâm Văn hóa thanh thiếu niên tỉnh Thái Bình) với “Xẩm Chợ” (Dân ca lời cổ).
4. Nguyễn Hồng Huế và tốp ca (Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương) với “H’ren lên rẫy” sáng tác: Nguyễn Cường.
5. Tứ ca nữ: Nguyễn Hà Phương, Nguyễn Ngọc Lam, Hồ Nhật Ánh, Nguyễn Gia Bảo Ngọc (Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội) với “Xin chào Việt Nam: sáng tác: Marc Lavoice.
6. Tốp hát múa (Nhà Thiếu nhi Thái Nguyên) với “Ca ngợi Tổ quốc” sáng tác: Hoàng Vân.
7. Song ca: Vũ Ngọc Anh - Phạm Lê Hương Trà (Nhà thiếu nhi Thái Nguyên) với “Em đi trong tươi xanh” sáng tác: Vũ Thanh.
8. Nguyễn Võ Ngọc Giàu (Trung tâm nghệ thuật Sido, TP Hồ Chí Minh) với “Bay cao tiếng hát ước mơ” sáng tác: Nguyễn Nam.
9. Tam ca: Nguyễn Bội Trà, Trần Thanh Bình, Hoàng Diệu Linh và tốp múa phụ họa (Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Phúc) với “Đưa cơm cho mẹ đi cày” sáng tác: Hàn Ngọc Bích, “Nắng à nắng ơi” sáng tác: Trần Lan Vinh, thơ Văn Tiến.
10. Bùi Thiên Kim (Nhà thiếu nhi quận V- TP Hồ Chí Minh) với “Bé yêu biển lắm” sáng tác: Vũ Hoàng.
11. Tốp ca nam nữ (Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Sơn La) với “Hát về anh người lính Hải Quân” sáng tác: Sỹ Tâm.
12. Tam ca: Lèo Tâm Đan, Lường Ngọc Diệp, Tòng Đăng Khoa (Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Sơn La) với “Mùa hạ những tiếng ve” sáng tác: Trần Nhật Bằng.
* 18 GIẢI BẠC
1. Trần Sỹ Luân (Nhà thiếu nhi Việt - Đức, Nghệ An) với “Bắt đền” nhạc: Xuân Hòa, thơ Nguyễn Thế Kỷ.
2. Nguyễn Khánh Vy (Nhà thiếu nhi Việt - Đức, Nghệ An) với Liên khúc “Nhà em ở lưng đồi” nhạc: Đức Trịnh, thơ Lê Tự Minh, “Đi học” sáng tác: Bùi Đình Thảo.
3. Nguyễn Khánh Linh và tốp múa (Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam) với “Thềnh Thềnh Oong ơi” sáng tác: Nguyễn Cường.
4. Tốp ca (Trung tâm thanh thiếu nhi Hùng Vương, Phú Thọ) với “Nổi trống lên các bạn ơi”, sáng tác: Phạm Tuyên.
5. Trần Thu Hà và tốp múa (Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi Yên Bái) với “Xao La đi học” sáng tác: Phan Huy Hà.
6. Tốp ca hát – múa (Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái) với Liên khúc “Điều em muốn” sáng tác: Trương Quang Lục, “Vươn cao Việt Nam” sáng tác: Lưu Hà An.
7. Tốp nữ (Trung tâm văn hóa thanh thiếu niên Thái Bình) với “Làn điệu sắp qua cầu” (Dân ca lời cổ).
8. Tốp ca (Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương) với “Chào Bình Dương ngày mới” sáng tác: Thái An, Văn Tứ Quý.
9. Nguyễn Hà Phương (Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội) với “Thềnh Thềnh Oong ơi” sáng tác: Nguyễn Cường.
10. Đỗ Bảo Chi và tốp phụ họa (Cung Văn hóa thanh thiếu nhi Bắc Ninh) với “Đêm qua nhớ bạn” (Dân ca lời cổ).
11. Tốp ca nam (Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh) với “Phép lạ hàng ngày” sáng tác: Nguyễn Lê Tâm.
12. Nguyễn Hải Anh và hát bè – múa phụ họa (Cung thanh thiếu nhi Lạng Sơn) với “Yêu Lạng Sơn quê em” sáng tác: Ngọc Tuấn.
13. Tam ca: Vũ Ngọc Anh, Đỗ Ngọc Minh Anh, Phạm Lê Hương Trà (Nhà thiếu nhi Thái Nguyên” với “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” sáng tác: Phong Nhã.
14. Nguyễn Nhật Minh Thy (Trung tâm nghệ thuật Sido, TP Hồ Chí Minh) với “Tiếng hát bạn bè” sáng tác: Lê Hoàng Minh.
15. Tốp ca và tốp múa (Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Phúc) với “Chúng em hát về lính đảo” sáng tác: Quốc Chiến.
16. Hồng Lê và tốp múa phụ họa (Nhà thiếu nhi tỉnh Quảng Trị) với “Bông Mai vàng trên đất Quảng Trị anh hùng” sáng tác: Nguyễn Văn Hiên.
17. Tốp ca – Múa (Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Sơn La) với “Bông sen đẹp nhất” sáng tác: Trương Quang Lục.
18 Lường Ngọc Diệp (Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Sơn La) với “Bản làng nơi em ở” sáng tác: Ngọc Diệp.
* 14 GIẢI ĐỒNG:
1. Tốp ca (Nhà thiếu nhi Kiên Giang) với tiết mục “Tuổi nhỏ Kiên Giang làm theo lời Bác” sáng tác: Lê Quang.
2. Nguyễn Dương Phương Nguyên (Nhà thiếu nhi Kiên Giang) với “Mẹ ơi” sáng tác: Quách Beem.
3. Nguyễn Khánh An và tốp phụ họa (Trung tâm Phát triển Nghệ
thuật Âm nhạc Việt Nam” với “Dắt trâu ra đồng” sáng tác: Minh Châu.
4. Tạ Như Phương (Đài Phát thanh – Truyền hình Phú Thọ) với “Ngàn ước mơ Việt Nam” sáng tác: Hồng Thuận.
5. Nguyễn Minh Đức và nhóm múa phụ họa (Trung tâm thanh thiếu nhi Hùng Vương, Phú Thọ) với “Thằng Bờm” sáng tác: Nguyễn Văn Minh.
6. Nguyễn Hương Giang và nhóm bè (Trung tâm nghệ thuật Dicastar) với “Con có mẹ rồi” sáng tác: Hồ Hoài Anh.
7. Nguyễn Kim Quỳnh Đan (Đài Phát thanh – Truyền hình Ninh Thuận) với “Mẹ ơi vì sao” sáng tác: Bá Khôi.
8. Nguyễn Đoàn Phương Linh (Đài Phát thanh – Truyền hình Ninh Thuận) với “Ước mơ gửi đảo xa” sáng tác: Bá Lân.
9. Lê Như Quỳnh và nhóm phụ họa (Trung tâm Văn hóa huyện Việt Yên, Bắc Giang) với “Vào chùa” (Dân ca Quan Họ lời cổ).
10. Tốp ca (Cung Văn hóa thanh thiếu nhi Bắc Ninh) với “Trên rừng 36 thứ chim” (Dân ca lời cổ).
11. Tốp ca (Cung thanh thiếu nhi Lạng Sơn) với “Tuổi thơ trên quê hương anh Hoàng Văn Thụ” sáng tác: Hoàng Thái.
12. Tốp ca CLB chim khuyên (Nhà thiếu nhi tỉnh Quảng Trị) với “Hò Hụi” (Dân ca Bình Trị Thiên).
13. Trần Nguyễn Tường Chi (Nhà thiếu nhi Quận V, TP Hồ Chí Minh) với “Hoa tay” sáng tác: Đậu Kim Luân.
14. Nguyễn An Phát (Nhà thiếu nhi Quận V, TP Hồ Chí Minh) với “Anh Ba Khía” sáng tác: Sơn Hạ.
* GIẢI TOÀN ĐOÀN:
-01 Giải nhất: Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Sơn La.
-02 Giải nhì: Nhà thiếu nhi Việt – Đức (Nghệ An); Nhà thiếu nhi Thái Nguyên.
-05 Giải ba: Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Phúc; Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương; Trung tâm Văn hóa thanh thiếu niên Thái Bình; Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội; Đài Phát thanh – Truyền hình Phú Thọ.
05 Giải khuyến khích: Nhà thiếu nhi quận V, TP Hồ Chí Minh; Nhà Thiếu nhi Kiên Giang; Trung tâm phát triển nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam; Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi Yên Bái; Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị.
06 Bằng khen: Cung thanh thiếu nhi Lạng Sơn; Cung Văn hóa thanh thiếu nhi Bắc Ninh; Trung tâm thanh thiếu nhi Hùng Vương (Phú Thọ); Trung tâm Văn hóa huyện Việt Yên (Bắc Giang); Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh; Trung tâm nghệ thuật Dicastar.
-Giải chương trình dự thi chủ đề Biển Đảo hay nhất: Đài Phát thanh – Truyền hình Ninh Thuận.
Tại Lễ Bế mạc, PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, thay mặt Hội tặng 03 Giải thưởng “Ngôi Sao Hy Vọng” cho các thí sinh đã biểu diễn xuất sắc trong Liên hoan:
1. Thí sinh Bùi Thiên Kim (Nhà thiếu nhi Quận V- TP Hồ Chí Minh)
Tiết mục “Bé yêu biển lắm”, Sáng tác: Vũ Hoàng.
2. Thí sinh Nguyễn Hồng Huế (Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Bình Dương)
Tiết mục “H’Ren lên rẫy”, Sáng tác: Nguyễn Cường.
3. Thí sinh Nguyễn Khánh Linh (Trung tâm phát triển nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam)
Tiết mục “Thềnh Thềnh Oong ơi”, Sáng tác: Nguyễn Cường.
Một số hình ảnh tại đêm tổng kết trao giải:
Nhạc sĩ Đức Trịnh