Franz Lizst

08/03/2020

Là người sáng tác nhạc, văn thơ gây cảm hứng, ông là con người lãng mạn, mơ mộng - hiện thân hoàn hảo của một nhạc sĩ lãng mạn - một người lữ hành không biết mệt mỏi, với nhiều mối tình lãng mạn theo suốt cuộc đời.

Với tài năng phi thường về biểu diễn độc tấu piano, Franz Lizst được bố đưa đi biểu diễn từ nhỏ, 9 tuổi đã nổi tiếng khắp nước Áo và nước Pháp, như một ngôi sao tỏa sáng. Công chúng Pháp thường đổ sô đến nhà hát để nghe cậu bé biểu diễn. Báo chí hàng ngày đưa tin kèm theo những bức vẽ Lizst đánh đàn, dây đàn đứt ngổn ngang bởi phong cách biểu diễn cuồng nhiệt của người nghệ sĩ.

Bị lôi đi biểu diễn liên miên tỉnh này sang tỉnh khác, Lizst quá mỏi mệt, nên vào tuổi 18, khi bố mất, Lizst bỏ nghề biểu diễn đến sinh sống cùng với mẹ tại Paris. Ông dạy đàn kiếm sống, bắt đầu một cuộc sống phóng túng, với những mối tình. Lizst yêu say đắm một trong những cô học trò piano của mình là Caroline de Saint-Cricq. Hai người yêu nhau cuồng nhiệt, nhưng bố cô bé không đồng ý cho cưới vì Lizst không đủ điều kiện để lập gia đình… Tuyệt vọng, Lizst sống khép mình, cô đơn, đến mức báo chí công bố rằng nghệ sĩ đã qua đời.

Mẹ Lizst tuyên bố: “Chính tiếng súng đại bác đã chữa khỏi bệnh cho nó”. Năm 1830 nổ ra cuộc Cách mạng tháng Bảy, dân chúng Paris nổi dạy lật đổ vua Charles X. Hứng khởi, Lizst sáng tác một bản Giao hưởng cách mạng, một tác phẩm bỏ dở 20 năm sau ông mới dùng lại trong bản Nhạc Tang lễ anh hùng của mình.

Chiều ngày 9 tháng 3 năm 1832 là một ngày đặc biệt đáng nhớ không chỉ cho riêng Lizst, mà còn với cả nghệ thuật piano thế giới: Lizst lần đâu tiên dự nghe một buổi hòa nhạc độc tấu violon của Niccolo Paganini, nghệ sĩ đàn violon kỳ tài của thế kỷ. Kinh hoàng vì kỹ xảo bậc thày của Paganini, Lizst chỉ còn một tham vọng: đẩy lùi những giới hạn lối chơi piano của mình và chính mình cũng trở thành kỳ tài. “Các bạn có thấy không?, dàn piano của tôi đối với tôi như con tàu của người thủy thủ - đó chính là tôi - là lời tôi nói - là cuộc đời tôi; đó là nơi ủy thác tất cả những gì diễn ra trong tâm hồn tôi vào những ngày cháy bỏng nhất của tuổi trẻ” (Báo Âm nhạc ngày 11 tháng 2 năm 1838).

Kỹ thuật kỳ tài về piano của Lizst làm công chúng như phát cuồng, khán thính gỉa đông đặc chờ anh sau những buổi hòa nhạc của anh, một số fan thậm chí còn ngât sỉu khi tranh được một mảnh nhỏ từ chiếc găng tay của anh. Từ 1839 đến 1847 Lizst sống như một ông hoàng, một ngôi sao nhạc rock thời nay.

Thành công của Lizst không đơn thuần nhờ kỹ thuật phi thường: Lizst như bộc lộ khi chơi đàn một sức cuốn hút như nam châm… Ngồi sau cây đàn, mặt che bởi những sợi tóc xõa xuống, Lizst như bước vào một trạng thái xuất thần, kèm theo những nét nhăn mặt, những hiệu quả chinh phục, chế ngự công chúng.

Lizst phát minh ra hình thức récital mới, với ba yêu cầu ; chỉ một  người biểu diễn trên sân khấu, một chương trình hoàn toàn chơi thuộc lòng (không tổng phổ), pha trộn nhiều tác phẩm của nhiều tác giả (Bach, Chopin, Beethoven…)  

Tin liên quan

08/03/2021
Nhạc sĩ Thanh Tùng - tác giả của hàng loạt ca khúc nhạc trẻ từng làm mê đắm bao thế hệ rời cõi tạm vào ngày 15/3/2016 (nhằm mồng 9 tháng 2 âm lịch). Mặc dù, người nhạc sĩ tài ...