Festival Âm nhạc Mới “Á - Âu" 2016: chương trình nhạc thính phòng ngày 14-10-2016

16/10/2016

 

Chương trình hòa nhạc Thính phòng số 1 “Solo - Duo and Trio" diễn ra sáng 14/10/2016, tại phòng hòa nhạc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.

1. Hitoni Kaneko (Nhật Bản)

  “The Being and Bearing of sounds” cho violon và piano

2. Michael Sidney Timpson (Hàn Quốc/Mỹ)

   “Singularities” cho độc tấu violon

3. Tomohiro Moriyama (Nhật Bản)

  "Secret couple" cho sáo và violin

4. Kyoung Ja Kim (Hàn Quốc)

   Deux Chemins (Hai con đường) cho Tam tấu Vl, Vla, Vc

5. Dan Yuhas (Israel)

   Tam tấu cho kèn clarinet, violin và piano

6. Chris Adams (New Zealand)

   "Contemporary Triptych" cho sáo, bassoon và piano

7. Rita MonKovich (Israel)

    Rhapsody cho độc tấu piano

8. Nguyễn Thụy Loan (Việt Nam)

    Tổ khúc cho Piano 4 tay "Em yêu giai điệu Tổ quốc em"

Nghệ sĩ biểu diễn:

Trọng Bình / Violin

Minh Hiền / Piano

Trọng Bằng / Sáo

Minh Thịnh / Violin

Stepan Yakovich / Violin (Liên bang Nga)

Dmitry Feygin / Violoncello (Liên bang Nga)

Lev Serov / Viola (Liên bang Nga)

Diệu Hồng / Clarinet

Thảo My / Violin

Lâm Đức Chính/ Piano

Diệu Hồng / Sáo

Thanh Hà/ Fagott

Trần Thị Tâm Ngọc/ Độc tấu Piano

Nguyễn Huy phương và Vũ Hoàng Cương / Piano 4 tay               

 

* Các nhạc sĩ trong chương trình:

Hitoni Kaneko (Nhật Bản)

Hitoni Kaneko sinh năm 1965 tại Tokyo. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành sáng tác tại Trường Âm nhạc Toho Gakuen và khóa cao học, bà giành học bổng Chính phủ Pháp theo học sáng tác tại Học viện Âm nhạc Paris và IRCAM sau đó mới quay về Nhật Bản vào năm 1994. Bà giành giải nhất trong Cuộc thi sáng tác nhạc đương đại Pháp – Nhật lần thứ 6 vào năm 1988; giải nhất Cuộc thi sáng nhạc Nhật Bản lần thứ 59 và Giải thưởng E. Nakamichi năm 1990; Giải Maramatsu lần thứ 9 năm 1997. Hiện nay, bà là Giáo sư tại Trường âm nhạc Toho Gakuen.

“The Being and Bearing of sounds” cho  Violin và Piano

Đôi lúc, bà cảm thấy như dành hết đam mê và sự trân trọng của mình cho âm thanh. Khi còn nhỏ, bà luôn cảm thấy âm thanh rất gần gũi và giờ thì nó trở thành công việc của bà. Trong toàn bộ tác phẩn, bà muốn tạo ra những âm thanh nhiều màu sắc thông qua phần biểu diễn của các nghệ sĩ, lúc thì lặng lẽ và lúc thì say đắm, nồng nhiệt, nhẹ nhàng và hài hước.

Tomohiro Moriyama (Nhật Bản)

Moriyama sinh năm 1977. Ông tốt nghiệp ngành Sáng tác, Khoa nghiên cứu âm nhạc, Trường Âm nhạc Toho Gakuen. Ông đã học sáng tác nhạc với Michio KITAZUME, Nobuyoshi IINUMA, Teruaki SUZUKI và học piano/ học Sáng tác với nghệ sĩ Michio Mamiya. Tác phẩm của ông được lựa chọn tham gia Cuộc thi Âm nhạc Nhật Bản lần thứ 68 cho hạng mục nhà soạn nhạc và giành giải nhất tại Cuộc thi tiếng hát Nhật Bản Sougakudo lần thứ 17, hạng mục dành cho tác giả. Cả trên sân khấu trong nước và nước ngoài, những tác phẩm của ông đều được đánh giá cao và được những nhóm nhạc như Đội hợp xướng những người yêu nhạc Tokyo, Liên hiệp nhạc sỹ Nhật Bản, Chỉ huy dàn nhạc Kazuki YAMADA, Kawai Publishing, nghệ sỹ piano Duo Kuni SEO và Shin-ichiro KATO biểu diễn. Hiện nay, ông là giảng viên chính thức và là cố vấn cho thế hệ nhạc sỹ tiếp theo tại Trường Âm nhạc Toho Gakuten.

Tác phẩm “Secret couple” viết cho sáo và violin – Tác phẩm này được sáng tác theo yêu cầu của nhà soạn nhạc người Nhật, Motoharu Kawashima và được biểu diễn lần đầu tại buổi hòa nhạc của Liên đoàn nhà soạn nhạc Nhật Bản, sáng tác và chơi nhạc thanh thiếu niên. Mặc dù buổi hòa nhạc này dành cho âm nhạc đương đại, ông muốn sáng tác một ca khúc mang phong cách pop vui nhộn. Vì vậy, ông đã kết hợp cặp đôi sáo và violin với nhau và tưởng tượng các phân khúc của tác phẩm ngay khi sáng tác. Bài hát này gồm 2 phần đối lập với âm thanh hòa âm hoàn chỉnh.

Kyoung Ja Kim (Hàn Quốc)

Kyoung-ja Kim là một nhà soạn nhạc nữ người Hàn Quốc, rất chịu khó sáng tác các tác phẩm mới. Trong những năm còn ngồi trên ghế nhà trường, Kim đã giành giải nhất trong cuộc thi Song tấu piano và cuộc thi sáng tác Dong-A, một giải thưởng danh giá tại Hàn Quốc và tác phẩm của Kim được biểu diễn tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Sejong. Kim đã hoàn thành bậc cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành sáng tác tại Đại học Ewha Womans. Công việc của Kim là nghiên cứu về ngành dạy nhạc tại Đại học Sư phạm Quốc gia Seoul. Hiện cô đang dạy tại Đại học Ewha Womans. Cô cũng là một thành viên của Hiệp hội Nhạc mới, Hiệp hội các nhà soạn nhạc Hàn Quốc, Delos, ACL - Hàn Quốc và ISCM- Hàn Quốc.

Deux Chemins (Hai con đường) là tác phẩm miêu tả những con đường của cuộc sống, xuất hiện trong Thánh ca mục 23:4 và Matthew mục 7:13 trong Kinh thánh.  Phần đầu tiên (Les Sentiers de la justice; “Con đường của sự ngay thẳng” gồm những nội dung mà mặc dù cuộc sống phải đối mặt với nhiều khó khăn, cám dỗ, tuyệt vọng.v.v.. thì vẫn luôn có Chúa chỉ đường. B giáng thể hiện cuộc sống của những người hành hương, những người luôn đi theo con đường đúng đắn, trong khi hai đàn dây khác mô tả những điều kiện xung quang nốt B giáng tạo lên một tổng thể cho tác phẩm. Phần thứ hai (Le Chemin Large; “Con đường rộng lớn”) là sự xuất hiện của những người dân thường, những người luôn phải bươn chải với những nhu cầu về sức khỏe, luôn theo đuổi danh vọng, quyền lực và theo đuổi hạnh phúc. Tác giả sử dụng 7 âm và sự tăng dần xen kẽ cả theo chiều dọc và ngang tạo nên 4 tập hợp con làm trật tự của 7 âm bị sắp xếp lại.

Michael Sidney Timpson (Hàn Quốc/Mỹ)

Michael Sidney Timpson là Phó Giáo sư chuyên về Sáng tác tại Trường Đại học Ewha Womans, Seoul Hàn Quốc. Ông nhận học bổng nghiên cứu Fulbright tại Đài Bắc và học tại khoa sáng tác của Trường Đại học Nam Florida, Đại học Rhodes và Đại học Kansas. Ông đã nhận bằng sáng tác nhạc của trường đại học Nam California, Nhạc viện Eastman và Đại học Michigan. Ông cũng giành nhiều giải thưởng về sáng tác, nhận nhiều huy chương với nhiều xuất bản phẩm đáng chú ý. Những công trình nghiên cứu của Ông được vinh danh từ Bắc đến Nam Mỹ, châu Âu và châu Á. Timpson đã giành được giải thưởng ASCAP dành cho các nhà sáng tác nhạc trẻ, giải thưởng sáng tác nhạc sinh viên BMI, tạp chí DownBeat dành cho những sáng tác xuất sắc, giải thưởng Brian M. Israel, giải thưởng sáng tác nhạc của Lee Ettelson, v.v...

Singularities” là tác phẩm độc tấu vi-ô-lông, gồm 2 phần đối lập. Phần thứ nhất khám phá khoảng lặng và không gian giữa các nốt nhạc, tận dụng những quãng rung nhỏ trong âm nhạc để tạo hiệu ứng tối đa. Phần thứ hai sử dụng liên tiếp nhiều nốt nhạc để làm nên những tác phẩm lớn.

Chris Adams (New Zealand)

Chris Adams sinh năm 1979 là nhà soạn nhạc người New Zealand, trưởng khoa âm nhạc tại Trường đại học King, Auckland. Ông làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Otago năm 2010 – 2011 và là nhà soạn nhạc giao hưởng tại Auckland năm 2009. Chris đã có những tác phẩm được vinh danh và biểu diễn bởi những nhóm nhạc tên tuổi như Dàn nhạc giao hưởng New Zealand, Dàn nhạc Kochi, Bộ ba NZ, nhóm yêu nhạc Auckland, Dàn nhạc Giao hưởng thính phòng Auckland, Tứ tấu đàn dây Jade và Southern Sinfonia. Những tác phẩm của ông đã được biểu diễn trên khắp đất nước New Zealand và tại Úc, Ý, Hongkong và Anh; nhiều tác phẩm được phát sóng trên Đài phát thanh New Zealand.

Tác phẩm Contemporary Triptych được James Wallace biểu diễn với sự hỗ trợ Quỹ Nghệ thuật James Wallace. Tác phẩm được xây dựng dựa trên một bức tranh tưởng tượng ba chiều gồm 3 phần, mỗi phần gợi lên những hình ảnh đối lập nhưng gắn kết với nhau của một thế giới siêu hiện thực bị bóp méo. 

Rita MonKovich (Israel)

Rita MonKovich sinh năm 1954 tại Vilna, Litta. Từ 1961-1972, Rita dạy piano và âm nhạc học tại Trường Nghệ thuật Chorlonis và một số nhạc viện. Năm 1974, bà di cư đến Israel và theo học piano và lý thuyết âm nhạc tại Học viện Rubin Tel-Aviv. Từ năm 1975-1981, bà tiếp tục học sáng tác tại Học viện Jerusalem Rubin và từ năm 1982-1987, bà học sáng tác với Giáo sư Abel Ehrlich và GS Ami Ma'yani.

Rhapsody cho độc tấu Piano

Đây là một tác phẩm phi giai điệu được viết với những kỹ thuật thế kỷ 20. Nó đòi hỏi kiến thức về biểu diễn âm nhạc đương đại cho piano.

Nguyễn Thụy Loan (Việt Nam)

Image result for nhạc sĩ Nguyễn Thụy Loan

Nguyễn Thụy Loan sinh năm 1945 tại Hà Nội. Theo học ngành Piano và Lý luận âm nhạc tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Hoạt động chính: giảng dạy và nghiên cứu. Có nhiều công trình về Âm nhạc cổ truyền Lịch sử âm nhạc Việt Nam được dùng làm tài liệu giảng dạy tại các cơ sở đào tạo trong nước. Bắt đầu sáng tác khí nhạc từ 1971 với Trống và lửa, Invention, Fuga cho piano và ngũ tấu Khúc trữ tình. Nhiều thập kỷ sau đó tập trung hoàn toàn cho giảng dạy và nghiên cứu. Đặc biệt quan tâm tới âm nhạc cổ truyền Việt Nam cùng các thủ pháp tư duy sáng tạo âm nhạc cổ truyền với mong muốn truyền bá và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào giảng dạy, sáng tác. Tổ khúc dân ca số 1 (tiểu phẩm được công bố đầu tiên trong bộ Em yêu giai điệu Tổ quốc em  Việt Nam do Thụy Loan chủ trì với sự cộng tác của một số tác giả khác) đánh dấu sự trở lại của chị với sáng tác từ 2015. Cảm hứng, chất liệu và lối tư duy âm nhạc cổ truyền Việt Nam hòa quyện với lối tư duy đương đại là nét xuyên suốt trong các sáng tác của Thụy Loan. 

Em yêu giai điệu Tổ Quốc em - Tổ khúc dân ca số 1 là bức tranh với sắc màu âm nhạc của những tộc khác nhau, lấy đề tài từ các bài dân ca Việt Nam: 1) Gà gáy te te (dân ca Côống Khao): Bình minh trên rẻo cao: khi những con gà cất tiếng gáy, mặt trời mọc, người dân gọi nhau dậy, nhộn nhịp bước vào một ngày mới đầy hứng khởi. 2) Em xinh đẹp sao (dân ca Bahnar): Vào những ngày hội ở Tây Nguyên, các chàng trai gõ cồng chiêng, nhún nhảy cùng các cô gái xinh đẹp dịu dàng trong những vòng xoang. Ngày hội kết thúc, nhưng những dư âm và cảm xúc vẫn còn đọng mãi… 3) Mời anh cạn chén (dân ca Thái trắng): Không khí đầm ấm của những cuộc vui trong tiếng tính tẩu và quả nhạc (nhạc khí dân gian) hòa cùng giọng hát thiết tha mời khách cạn những chén rượu nồng. 4) Ngồi tựa mạn thuyền (dân ca quan họ Bắc Ninh): Cảm xúc với quê hương: “Ngồi tựa mạn thuyền, trăng in mặt nước, càng nhìn non nước càng xinh”.  5) Bắc kim thang (đồng dao người Việt ở Nam Bộ): Đám trẻ em vui đùa, đánh chiêng, trống, thổi kèn với trò chơi truyền thống ngộ nghĩnh.

 

* Giới thiệu các nghệ sĩ biểu diễn:

Stepan Yakovich (Liên bang Nga) / Violin

Stepan Yakovich tốt nghiệp Nhạc viện Moscow. Là một nghệ sĩ độc tấu, Stepan đã tham gia với nhiều Dàn nhạc Giao hưởng dưới sự hướng dẫn của V. Polyansky, A. Rudin, E. Serov. I. Spiller, J. Kakhidze, A. Volmer. Từ năm 2005 đến năm 2012, Stepan là chỉ huy của Nhóm nhạc thính phòng “Moscow Soloists”  do Yuri Bashmet sáng lập. Đĩa CD mà Stepan đã thu âm cùng với dàn nhạc này đã nhận Giải Grammy vào năm 2009. Stepan đã tham gia biểu diễn tại gần 80 quốc gia trên toàn thế giới. Stepan đã song tấu với Yuri Bashmet và nhóm nhạc Moscow Soloists rất nhiều lần tác phẩm Sinfonia Concertante của Mozart tại những phòng hòa nhạc danh tiếng ở Châu Âu như Phòng Hòa nhạc Beethoven tại Bonn, Nhạc viện Milan, Thính phòng Stravinsky ở Montreaux (Thụy sĩ) và ở Nhật Bản, Hồng Kông. Stepan đã được trao giải Oleg Kagan dành cho “Biểu diễn âm nhạc của Mozart xuất sắc nhất” tại cuộc thi Yuri Bashment quốc tế tại Moscow.

Stepan Yakovich rất yêu thích công việc là một nhạc sĩ thính phòng, biểu diễn trong các nhóm nhạc cùng với V. Tretyakov, V. Repin, Y. Istomin, N. Znaider, M. Brunello, A. Knyazev, A. Melnikov, V. Mishchuk tại các liên hoan âm nhạc quốc tế ở Stresa, Siena (Italy) Tours (France), Bath (England), Kreuth, Kronberg, Elmau (Germany), Isle of  Elba (Italy).

Stepan là nghệ sĩ Violin hàng đầu của tứ tấu Russian State Quartet.

Stepan là Phó Giáo sư tại Nhạc viện Moscow.

Dmitry Feygin (Liên bang Nga) / Violoncello

Nghệ sĩ cello Nga, Dmitry Feygin sinh ra tại Moscow năm 1968, ông là con của nghệ sĩ cello nổi tiếng, Valentine Feygin và vợ Galina Zubareva, một giáo viên cello nổi tiếng.

Dmitry Feygin vào học tại Nhạc viện Moscow Trường âm nhạc Trung ương, một tổ chức giáo dục đặc biệt cho trẻ em có năng khiếu, và sau đó lấy bằng Thạc sĩ tại Nhạc viện này. Ông học cello với cha và cũng nghiên cứu nhạc thính phòng với Alexandr Korchagin, một nghệ sĩ cello nổi tiếng của Dàn nhạc Thính phòng Shostakovich.

Khi còn là một sinh viên tại Nhạc viện Matxcova, ông đã trình diễn lần đầu với tư cách một nghệ sĩ solo tại Phòng Hòa nhạc lớn của Nhạc viện Matxcova. Ông chơi Biến thể Tchaikovsky Rococco. Chỉ huy là Alexandr Vedernikov, hiện là chỉ huy lớn nhất của Nhà hát Bolshoy.

Ông đã giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi như cuộc thi Viva ở Nhật Bản, cuộc thi Nhạc thính phòng Shostakovich tại Nga, v.v... Ông đã tham gia biểu diễn cả ở Nga và nước ngoài kể từ năm 1986 như tại Liên hoan Viktring, Liên hoan Sommer Carinthiser ở Áo, Liên hoan Calmar ở Pháp,  Kagan Oleg ở Nga, v.v... Ông cũng biểu diễn các concerto với các nhạc trưởng nổi tiếng của Nhật Bản như Kenichiro Kobayashi. Phần trình diễn gần đây nhất của ông được thể hiện cùng với nghệ sĩ nỏi tiếng Junichi Hirogami. Ông cũng biểu diễn cùng nhiều dàn nhạc Nhật Bản nổi tiếng.

Từ năm 1995, ông được trao danh hiệu nghệ sĩ độc tấu của Hiệp hội Giao hưởng Hòa nhạc Matxcơva, và dạy tại Trường âm nhạc Trung ương Nhạc viện Matxcova. Ông tới Nhật năm 2003. Hiện nay, ông là Giáo sư giảng dạy tại Đại học Âm nhạc Tokyo. Vợ của ông là nghệ sĩ piano nổi tiếng, là nghệ sĩ được mời biểu diễn thường xuyên trong các buổi hòa nhạc của Hiệp hội Giao hưởng Matxcơva, tham gia biểu diễn song tấu các tác phẩm thính phòng mỗi năm. Cả hai vợ chồng ông đều là những nghệ sĩ biểu diễn tại Nga và Nhật Bản.

Lev Serov (Liên bang Nga) / Viola

Năm 2001, Lev Serov tốt nghiệp Nhạc viện Matxcơva, lớp của giáo sư G. Odinez và T. Gaidamovich. Đồng thời, ông được nghệ sĩ V. Berlinskiy đào tạo để tham gia các cuộc thi Tứ tấu đàn dây quốc tế cho cạnh tranh quốc tế của String Quartets. In 1999, Lev tham gia "Tứ tấu Romantik", và giành được giải Nhất và 7 giải đặc biệt tại cuộc thi quốc tế lần thứ 5 có tên Shostakovich. Lev biểu diễn nhiều ở Nga và khắp nơi trên thế giới. Ông cũng tham gia các Festival như D. Oistrakh ở Pyarny (Estonia), lễ hội A. Arenskiy, lễ hội "Young for young" (Turin, Italy) và "Nghệ thuật Bộ tứ - Beethoven-Bartok" (Moscow). Ông tham gia biểu diễn Tứ tấu Borodin trong các phòng hòa nhạc của Nhạc viện Matxcơva. Bắt đầu từ tháng 1 năm 2008, Lev làm việc trong Tứ tấu Glinka.

Trần Thị Tâm Ngọc (Việt Nam) / Piano

Trần Thị Tâm Ngọc sinh trưởng tại Hà Nội, học đàn piano từ 4 tuổi. Chị hoàn thành hệ Trung cấp tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, hệ đại học tại Nhạc Viện Yong Siew Toh (Singapore) và cao học tại Nhạc viện Boston (Hoa Kỳ).

Tâm Ngọc đã giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi âm nhạc quốc tế và là khách mời biểu diễn thường xuyên tại các nhà hát lớn của Việt Nam, Singapore và Mỹ. Chị đã có nhiều chương trình biểu diễn cùng Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, Dàn nhạc Nhà hát Nhạc - vũ - kịch Việt Nam, Nhà hát Nhạc - vũ - kịch thành phố Hồ Chí Minh, Korea New Prime Orchestra, Munich Chamber choir… dưới sự chỉ huy của Yasuo Shinozaki (Nhật Bản), Philipp Amelung (Đức), Lim Jun Oh (Hàn Quốc), Olga Gabi, Chan Tze Law, Adrian Tan (Singapore), Graham Sutcliffe (Anh) và NSƯT Nguyễn Thiếu Hoa.

 

Chương trình hòa nhạc Thính phòng số 2 "Ensemble" diễn ra vào tối 14/10/2016, tại phòng hòa nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Phần I

1. Domènec González de la Rubia (Tây Ban Nha)

Với chùm 10 bài hát được tác giả phổ thơ của nhà thơ nổi tiếng vùng Andalusian (Tây Ban Nha): Anda Jaleo; Eres como la Rosa; Los Mozos de Monleón; Nana de Sevilla; Los Cuatro Muleros; Zorongo; Café de Chinitas; La Tarara; Duermeté niño; Jota Cuadrada.

Nghệ sĩ biểu diễn: giả Domènec González de la Rubia / Piano và ca sĩ   Estela Barrientos / giọng tự nhiên (Tây Ban Nha).

Phần II

1. Nguyễn Trọng Đài

Tứ tấu đàn dây cho Violin I, Violin II, Viola, Violoncello

Nghệ sĩ biểu diễn:

Nhóm Verano:

Ngô Hoàng Linh / Violin I

Nguyễn Thu Bình / Violin II

Nguyễn Thị Thu Nga / Viola

Nguyễn Trung Dũng / Cello

2. David Ho-Yi Chan (Hong Kong)

A Night Abroad” cho Fl. Bass Cla, Ternor Sax. Violin. Vla. Vc

Nghệ sĩ biểu diễn:

Diệu Quỳnh / Sáo

Nguyễn Trung Dũng / Cla-Bass

Nguyễn Bảo Long / Ternor Sax

Nguyễn Công Thắng  /Violin

Nguyễn Thu Bình - Viola

Hoàng My – Cello

3. Adeline Wong Yi Mei (Malaysia)

"Interwesves" cho tứ tấu đàn dây (Vn1, Vn2, Alto, Vc)

Nghệ sĩ biểu diễn:

Bích Hạnh / Violin I

Thu Hà  / Violin II

Thu Nga  / Viola

Hoàng My / Violoncello

4. Natalya Vagner (Ôxtrâylia)

"The ride to the crescent moon" cho Fl, Ob, Vn, Piano, Đàn Bầu

Nghệ sĩ biểu diễn:

Nguyễn Diệu Quỳnh / Sáo

Hồ Việt Khoa / Violin

Việt Cường / Kèn Oboe          

Lâm Đức Chính / Piano

Bùi Lệ Chi / Đàn Bầu

5. Marie Jocelyn Marfil (Philipines)

"Strained Freedom" cho 4 Cla: In Bs. In Bb. Alto Cl. Bass Cl

Nghệ sĩ biểu diễn:

Quốc Bảo

Vương Toàn Lâm

Nguyễn Minh Hồng

Nguyễn Việt Dũng

6. Lee Jia Yi (Singapore)

"Clouds" cho sáo, kèn clarinet, Violin, Cello

Nghệ sĩ biểu diễn:

Nguyễn Diệu Quỳnh / Sáo

Nguyễn Minh Hoàng / Kèn Clarinet

Thúy Hà / Violin

Nguyễn Hương / Violoncello

Nhạc trưởng: NSND Phạm Ngọc Khôi

                      Kim Xuân Hiếu (Việt Nam)

 

* Các nhạc sĩ của chương trình:

Domènec González de la Rubia (Spain)

Domènec González de la Rubia (sinh năm 1964 tại Merida, Extremadura). Ông là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, giáo viên và là người nghiên cứu về âm nhạc ở Barcelona và Bratislava. Ông cũng là Giám đốc một trường nhạc địa phương ở Torroella và là Giáo sư về hòa âm tại Nhạc viên Liceo. Là một nhà văn, ông đã xuất bản hơn hai trăm bài viết về lịch sử và thẩm mỹ âm nhạc. Ông là tác giả của cuốn sách Âm nhạc Tôn Giáo ở Catalonia trong thế kỷ XX. Ông đã nhận được nhiều học bổng và giải thưởng trong các cuộc thi sáng tác. Là một nhà soạn nhạc, ông đã tham gia nhiều liên hoan ở cả Tây Ban Nha và ở nước ngoài và thường xuyên được mời tham gia các hội thảo và lớp học nâng cao tại Tây Ban Nha và quốc tế. Hiện nay, ông là chủ tịch của Hiệp hội các nhà soạn nhạc Catalan (ACC) và Liên đoàn Hiệp hội các nhà soạn nhạc Ibéricas (Faic).

Nguyễn Trọng Đài

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Đài (Trọng Đài) sinh năm 1958 tại Hà Nội.

1976 - 1980: Tốt nghiệp khoa Sáng tác - Lý luận – Chỉ huy, hệ trung cấp trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc giaViệt Nam).

1980 - 1986: Học và tốt nghiệp khoa Sáng tác – Lý luận - Chỉ huy, Nhạc viện Moscow mang tên Tchaikovsky.

1986 - 1992: Giảng viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.

1992-2013: Phó Giám đốc và Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long

2013 đến nay: Giám đốc Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí VOV3 Đài Tiếng nói Việt Nam.

Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012, danh hiệu NSND năm 2015.

Tứ tấu cho đàn dây là bức họa âm thanh, trong đó tâm tư của tác giả như muốn chia sẻ, đồng hành với chúng ta trong những suy nghĩ về nhân  gian, về những điều đang diễn ra quanh ta.

Các trường đoạn trong tác phẩm được biểu diễn non stop.

David Ho-Yi Chan (Hong Kong)

Chan Ho-yi David là một nhà soạn nhạc trẻ, nhạc trưởng và nghệ sĩ organ sinh ra tại Hong Kong. Chan học sáng tác với Giáo sư Chan Wai- kwong Victor, Giáo sư Lee Wan-ki Wendy và Tiến sĩ Lo Hau-man. Ông cũng học organ với Wong Kin-yu. Chan cũng được nhiều tổ chức và nghệ sĩ biểu diễn tin tưởng. Các tác phẩm của Chan được tứ tấu đàn dây RTHK, Dàn nhạc thiếu nhi Hong Kong, các ca sĩ Yat Po, tứ tấu đàn dây Romer, Nhóm nhạc mới Hong Kong… biểu diễn.

Chan đã tốt nghiệp Đại học Hong Kong, Trung Quốc và trở thành cử nhân chuyên ngành âm nhạc. Chan cũng là người luôn giành được các suất học bổng và giải thưởng. Hiện nay, Chan là Giám đốc âm nhạc tại Nhà thờ John Keble ở London, là thành viên của Hiệp hội các nhà soạn nhạc Hong Kong, thành viên của Hội các nhà soạn nhạc và tác giả Hong Kong (C.A.S.H) và nghệ sĩ của Nhóm các nghệ sĩ chơi khí hơi trẻ Hong Kong. Từ tháng 9/2015, Chan bắt đầu theo bậc Thạc sĩ sáng tác tại trường nhạc hoàng gia với nhà soạn nhạc ưu tú nhất người Anh, Joseph Horovitz và học organ với nhạc sĩ David Graham.

Tác phẩm “A Night Abroad” - Nhân chuyến một mình tới Cambridge vào ban đêm, tác giả gợi nhớ lại bài thơ Tang của tác giả Du Fu. Và tác phẩm này nhằm làm mới nội dung những bài thơ gốc dựa trên cảm xúc cá nhân của nhạc sĩ, tạo ra một thế giới âm nhạc với ngôn ngữ và không gian hòa quyện. Tác phẩm thể hiện tâm trạng ẩn giấu bên trong và đưa người nghe tới một khung cảnh đậm chất thơ. Tác phẩm nhằm khám phá việc ứng dụng những kỹ thuật chơi đương đại với ngôn ngữ truyền thống.

Adeline Wong Yi Mei (Malaysia)

Adeline Wong Yi Mei sinh ra tại Kuala Lumpur, là nhà soạn nhạc người Malaysia. Adeline là Cử nhân Âm nhạc tại Trường Âm nhạc Eastman, Mỹ, và nhận học bổng Thạc sĩ chuyên ngành Âm nhạc của Trường Đại học Âm nhạc Hoàng gia London. Adeline đã nhận được Giải thưởng về sáng tác Cobbett and Hurlstone. Adeline Wong tham gia vào thị trường âm nhạc mới của Malaysia vào đầu những năm 2000 với nhiều sáng tác như Snapshots (2005), Chermin (2006,) Empunya yang beroleh Sita Dewi (2007), Longing (2010; tái bản 2012). Những sáng tác của Adeline không chịu ảnh hưởng trực tiếp âm nhạc từ Malaysia. Các tác phẩm của Adenline mang âm hưởng âm nhạc phương Tây. Adeline là Giảng viên của Học viện âm nhạc Yong Siew Toh, Trường đại học quốc gia Singapore. Những tác phẩm của Adeline được biểu diễn bởi Dàn nhạc quốc gia Bỉ, Dàn nhạc quốc gia Hà Lan, Bang on a Can của Mỹ, Hãng sản xuất âm nhạc Úc, Dàn nhạc giao hưởng New Zealand và Dàn nhạc Giao hưởng Malaysia.

“Interweaves” là một tác phẩm nằm trong CD Các nhà soạn nhạc nữ Malaysia phát hành năm 2016. Tác phẩm mở đầu với những âm thanh chói tai nhưng sau dần nhẹ nhàng. Chất liệu trong phần nửa đầu của tác phẩm được thể hiện thành từng khúc để chuẩn bị cho đoạn chính dài hơn. Tác phẩm kết thúc với việc lặp lại những điệp khúc ngắn để làm nổi bật cao độ chính, Eflat và Aflat.

Natalya Vagner (Australia)

Natalya Vagner là người Kazakhstan. Cô chuyển đến Melbourne sống vào năm 1998. Natalya học piano và hoàn thành chương trình thạc sĩ chuyên ngành sáng tác tại Đại học Melbourne. Là thành viên Hiệp hội các nhà soạn nhạc Melbourne, cô dành hầu hết thời gian để viết nhạc cho các nhóm nhạc, dàn nhạc thính phòng nhỏ và các dàn nhạc hợp xướng. Các tác phẩm của Natalya được biểu diễn tại Melbourne, Canberra và Manila vào năm ngoái tại ACL lần thứ 33.

Natalya thích khám phá và thử nghiệm nhiều cấu trúc âm thanh khác nhau và thích tìm hiểu mối quan hệ giữa âm nhạc với thiên nhiên, âm nhạc với tâm hồn và đời sống tinh thần.

Các sáng tác của Natalya chịu ảnh hưởng từ Prokofiev và Debussy, Satie và Reich với việc sử dụng những kỹ thuật tối giản đến những cảm xúc và các hợp âm của Jazz.

Đường lên cung trăng

Điều huyền bí…

“...Cô biết rằng, vào đêm nay, theo những vệt sao Eleluku, cô sẽ gặp được “anh” giữa những đỉnh núi đôi của dãy núi Mogovari khi mặt trăng nhô lên giữa hai đỉnh núi…

Cô cưỡi ngựa trắng phi nhẹ như bay, băng qua thảo nguyên dài như vô tận cho tới chân núi đôi… và tại đây, trăng lưỡi liềm lên từ từ hắt ánh sáng bạc vào đêm, nhìn thấy hình ảnh “anh” cưỡi trên lưng ngựa đi giữa thời gian và không gian và cùng hòa vào với “cô” tại nơi hội tụ của những khao khát, đam mê. Họ cười với nhau một cách tình tứ. Họ theo hướng những ngôi sao Eleluku đi tới mặt trăng, nhưng con đường đó là vô tận!

Đột nhiên, họ không thể nhìn thấy nó nữa. Họ biết đó là: “thần khí của đất”, Đấng tạo hóa “Llaevol”…. Chúng sanh người xuất hiện một lần 715 năm về trước trước những người được lựa chọn.

"Llaevol" là thủ lĩnh tinh thần truyền cho họ tình yêu và dẫn lối cho họ tới dãy núi "Mogovari" và theo hưỡng những vệt sao "Eleluku" để đi tới trăng lưỡi liềm…”

Marie Jocelyn Marfil (Philippines)

Tiến sĩ Marie Jocelyn Marfil hiện đang là Giảng viên khoa Lý thuyết và Sáng tác của Đại học Âm nhạc Philippines. Bà nhận bằng Cử nhân và Thạc sĩ âm nhạc chuyên ngành Sáng tác tại Trường Đại học Philippines. Bà nhận học bổng Fulbright và theo học Thạc sĩ chuyên ngành Lý thuyết Âm nhạc tại Trường Đại học Quốc gia New York.  Marie là Tiến sĩ tại Trường đại học Hawaii. Hầu hết các tác phẩm gần đây của bà đều lấy cảm hứng từ văn học Philippines. Ngoài ra, Tiến sĩ Marfil còn kết hợp nhạc cụ phương Tây với nhạc cụ bản xứ châu Á và Philippines trong một số tác phẩm của mình để truyền tải những tình cảm của bản thân. Ngoài sáng tác, Marie còn chỉ huy dàn nhạc và chơi banduria.

“Mất tự do” - Tác phẩm này được phổ nhạc trên nền bài thơ “Khóc thầm lặng” của Trinidad Tarrosa-Subido. Bài thơ là sự phản đối, sự cay đắng, xót xa khi ngôn ngữ mẹ đẻ bị thay thế sau khi người Mỹ biến Philippines trở thành thuộc địa. “Họ đã ruồng bỏ ngôn ngữ dòng máu của tôi”. Bà cũng xót xa cho sự mất mát của chính mình, đó là sự mất mát ngôn ngữ âm nhạc tự nhiên của Bà. Trong tác phẩm này, bà đã chia bài thơ thành 2 phần, được đặt tên là: (1) Thao thức và (2) Mất tự do. Tuy nhiên, trong Liên hoan lần này thính giả sẽ được nghe phần thứ 2 của tác phẩm được viết cho tứ tấu clarinet.

Lee Jia Yi (Singapore)

Lee Jia Yi là nhà soạn nhạc người Singapore, hiện đang theo năm nhất tại Học viện âm nhạc Yong Siew Toh với học bổng toàn phần dưới sự giảng dạy của Phó giáo sư Ho Chee Kong. Trước khi theo học tại Học viên, Jia Vi đã học sáng tác trong Chương trình âm nhạc tại trường Phổ thông. Tác phẩm của Lee Clouds (sáng tác năm 2016) gần đây được Nhóm nhạc Multilaterale biểu diễn bởi. Ngoài sáng tác nhạc, Jia Yi còn chơi kèn Trumpet và tham gia biểu diễn với các nhóm nhạc như Dàn nhạc giao hưởng thanh thiếu niên quốc gia Singapore và Dàn nhạc giao hưởng dành cho những nhà sáng tác nhạc.

Tác phẩm “Clouds” miêu tả sự hình thành và những loại mây khác nhau trên bầu trời. Tác phẩm mở đầu với một hình ảnh những giọt nước hình thành nên một đám mây – càng nhiều giọt nước thì chúng hợp nhất lại để tạo nên một đám mây lớn. Những nốt gẩy trên dây đàn tượng trưng cho những giọt nước và những nốt dài, ngắt nghỉ tượng trưng cho mây. Lee đã cố gắng miêu tả ba loại mây khác nhau – đầu tiên là mây mưa được miêu tả bởi tiết tấu nhanh và sử dụng hiệu ứng như vỗ vào cello, tiếng vê và láy rền. Loại thứ hai là mô phỏng những đám mây dày và mịn – trong âm nhạc đó là một sự chuyển tông ổn định gợi lên những đám mây trôi dạt. Cuối cùng, Lee miêu tả những đám mây cao, nhỏ và như làn khói bằng cách sử dụng âm thanh của tiếng sáo và hòa âm trong các nhạc cụ dây để mang lại hiệu ứng chân thực nhất. Phần két của tác phẩm cũng giống như phần mở đầu, những đám mây mới lại tiếp tục được hình thành.

 

* Nghệ sĩ biểu diễn:

Estela Barrientos (Tây Ban Nha) / Ca sĩ  giọng tự nhiên

 

Estela là một ca sĩ và một nhà sư phạm. Cô sinh năm 1988 tại Barcelona.

Estela Barrientos thường biểu diễn các tác phẩm bằng chất giọng tự nhiên của mình. Năm 2009, cô tham gia Dàn Hợp xướng Orfeo Catala và đã có thu âm album: "Germinas".

Năm 2010, cô tốt nghiệp ngành Sư phạm âm nhạc và Thạc sĩ giáo dục nghệ thuật liên ngành  tại trường Đại học Barcelona. 

Ngoài tham gia các chuyến công diễn nhạc đương đại với nhóm nhạc Diapasonnhạc, Estela còn tham gia Liên hoan âm nhạc Ara, Biểu diễn Âm nhạc ngày thứ 5 của Học viên âm nhạc Barcelona, Tuần lễ âm nhạc Andorra, Âm nhạc Brindis Tây Ban Nha (Murcia), Espai Amistat (Premia de Mar), Liên hoan âm nhạc Latin lần thứ 10 năm 2016 (Chicago, Mỹ), v.v... 

Tháng 3/2014, cô tham gia Liên hoan Denisov (Tomsk), Mátxcova và Kazan. Vào tháng 3/2015, cô là vai chính trong tác phẩm của Iberian Paquita.

Phạm Ngọc Khôi (Vietnam) / Nhạc trưởng

Nhạc sĩ Phạm Ngọc Khôi sinh năm 1964 tại Hà Nội, bắt đầu học Piano tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) từ năm 1971, học chỉ huy dàn nhạc với GS. NSND Trọng Bằng cho tới năm 1988, sau đó ông tiếp tục học cao học và làm việc tại Học viện đến nay.

Hiện nay, ông là Giám đốc Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam. Ông được Nhà nước phong tặng Danh hiệu NSƯT năm 2007, Danh hiệu NSND năm 2016. Ông là Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam từ năm 2010 đến nay.

Kim Xuân Hiếu (Vietnam) / Nhạc trưởng

Image result for kim xuân hiếu nhạc trưởng

Kim Xuân Hiếu theo học tại Nhạc Viện Hà Nội từ nhỏ, từng tham gia Dàn nhạc trẻ Châu Á tại HongKong. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc anh được giữ lại trường giảng dạy và được cử sang Cộng hòa Pháp học về phương pháp giảng dạy về nghệ thuật biểu diễn tại Nhạc viện Fredrich Chopin - Paris.

Học chỉ huy dàn nhạc với thầy Hòa Bình và sau đó là các thầy Thomas, Tronsgard tại Nauy, anh đã có cơ hội làm việc với nhiều dàn nhạc của Việt nam và Nauy. Kim Xuân Hiếu đã sáng lập và là Trưởng nhóm kèn đồng Hanoibrassband, và hiện nay anh là Trợ lý chỉ huy và Bè trưởng kèn Horn của Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam.

Tin liên quan

06/03/2021
Tối 5 tháng 10 năm 2020, tại Nhà hát Chèo Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020, do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ...
06/03/2021
Nhạc sĩ Phú Quang đã được vinh danh ‘Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội 2020’ tại lễ trao Giải thưởng Bùi Xuân Phái vừa diễn ra chiều 7/10.
23/02/2021
Chín ca khúc gồm: Thị, Mía, Khế, Cà rốt, Sầu riêng, Na, Thuyền giấy, Thả diều, Em yêu tổ quốc em. Cố nhạc sĩ phổ nhạc dựa theo lời thơ Phạm Hổ, xoay quanh những loại quả, trò chơi tuổi thơ với lời ca trong trẻo, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ ...
23/02/2021
Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam (VNOB) đã hoàn thành việc mua bản quyền âm nhạc của vở nhạc kịch “Những người khốn khổ” và sẽ công diễn tác phẩm vào đêm 21-22/11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.