Dàn nhạc Giao hưởng HBSO: HÒA NHẠC SLAVIC CONCERTO

12/12/2013

Chương trình hòa nhạc Slavic Concerto được tổ chức tại Nhạc viện TP HCM vào 15/12/2013 là một chương trình khá đặc biệt, toàn bộ chương trình dành giới thiệu hai bản concerto chưa từng được biểu diễn tại Việt Nam, không có thêm bất cứ một tác phẩm nào khác.

Cả hai nghệ sĩ solo đều là những nghệ sĩ không chuyên nhưng thành tích biểu diễn với các dàn nhạc chuyên nghiệp trên thế giới khiến rất nhiều nghệ sĩ chuyên nghiệp cũng phải ngưỡng mộ. Họ đều là những người đã rất thành công trong các lĩnh vực kinh tế, giữ vai trò chuyên viên cao cấp cho những tập đoàn lớn nhưng đồng thời vẫn tiếp tục nuôi dưỡng được đam mê nghệ thuật và từng bước nâng cao trình độ âm nhạc song hành cùng sự nghiệp chính của mình.

Những tác phẩm mà hai nghệ sĩ lựa chọn biểu diễn là những tác phẩm chuẩn mực đối với tất cả những nghệ sĩ chuyên nghiệp nhất trên thế giới. Danh mục các tác phẩm biểu diễn của họ bao gồm các sáng tác của các nhạc sĩ từ Cổ điển, Lãng mạn, Ấn tượng, Cận đại thậm chí cả Đương đại. Đó là thành quả vô cùng đáng kinh ngạc với một nghệ sĩ với tư cách là không chuyên. Có lẽ thuật ngữ “không chuyên” ở đây chỉ gắn với ý nghĩa: họ không phải những nghệ sĩ sinh sống bằng nghề biểu diễn, chứ hoàn toàn không liên quan đến trình độ mà họ đã đạt được trong lĩnh vực nghệ thuật mà mình yêu thích.

Họ là những biểu tượng để nhiều người khâm phục về ý chí quyết tâm theo đuổi đam mê và long quyết tâm chinh phục những thách thức và đỉnh cao trong cuộc sống.

Trong chương trình, bên cạnh bản Concerto cho kèn clarinet của Franz Krommer, một tác phẩm mẫu mực kinh điển của trường phái âm nhạc Cổ điển, được nghệ sĩ Michael Eidel trình diễn cùng dàn nhạc giao hưởng, khán giả sẽ được thưởng thức bản Slavic Concerto cho đàn piano và dàn nhạc của nhà soạn nhạc người Ukraina, Boris Lyatoshinsky.
Bản Slavic concerto quả thực khá đặc biệt, mang phong cách chính của âm nhạc thế kỷ 20, sự khai thác phối khí dàn nhạc rất hiệu quả, những hòa thanh táo bạo của âm nhạc Ấn tượng, gia tăng nhạc cụ kèn đồng với âm hưởng mạnh mẽ như các tác phẩm thời kỳ hậu Lãng mạn của Mahler, Shostakovich … đồng thời ngôn ngữ piano rất hào hùng. Tác phẩm do Dr. Urs Buchmann biểu diễn cùng dàn nhạc giao hưởng, anh đã hoàn toàn chinh phục khán giả tai TP HCM trong đêm diễn 16/9/2012 với một trong nhưng tác phẩm khó nhất cho đàn piano, bản Concerto cho piano số 3 của A.Rubinstein.

Chương trình hứa hẹn những bất ngờ thú vị và những giá trị thưởng thức từ những tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật âm nhạc.

PHẦN I:

Franz Krommer (1759-1831) Concerto for Clarinet & Orchestra in E flat Major, op.36

I. Allegro

II. Adagio

III. Rondo

Clarinet: Michael Eidel

PHẦN II:

Boris Lyatoshinsky (1865-1968) Slavic Concerto for piano & orchestra, op. 54

I. Allegro

II. Lento ma non troppo

III. Allegro risoluto

Piano: Dr. Urs Buchmann

20h ngày 15/ 12/ 2013 tại Nhạc Viện Thành Phố, 112 Nguyễn Du, P. Bến Nghé, Q.1, TP HCM.

Vé được bán tại:
Phòng bán vé Nhà Hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch, số 7 Công Trường Lam Sơn, Q.1,Tp HCM.
Đặt và giao vé: 08 3823 7419; Ms.Ngoc: 0909 49 39 38; Mr.Luân: 0903041959
Email: lamngochbso@gmail.com; info@hbso.org.vn; website: http://www.hbso.org.vn
Giá vé: 400.000 - 350.000 - 200.000 - 80.000(vé sinh viên)VNĐ

Thông tin chi tiết:

Dr. Urs Buchmann – nghệ sĩ piano
Urs Buchmann bắt đầu học piano từ 5 tuổi tại Brussels với Alma Rapaport, một học trò của Alfred Cortot, sau đó nâng cao trình độ của mình với Dori Reinli tại Berne và Joan Hill tại London trong thời gian hoàn tất bằng Luật quốc tế. Những năm gần đây, ông vẫn tiếp tục trau dồi với pianist nổi danh người Croatia Anna Granik tại Budapest.

Là một nghệ sĩ piano không chuyên, Dr. Urs Buchmann biểu diễn thường xuyên nhạc thính phòng tại Châu Âu, Châu Á các tác phẩm của W. A. Mozart, L. van Beethoven, C. M. von Weber, R. Schumann J. Brahms, độc tấu các tác phẩm của Mozart, Chopin, Beethoven, Liszt, Schumann, Brahms, Reger và Debussy và các tác giả Đông Âu khác như Balakirev, Rachmaninov, Glazunov, Lyapunov, Cui, Moszkowsky, Godowsky and Szymanowski. Ông là một chuyên viên cấp cao tại ngân hàng ở Trung Quốc và châu Á từ năm 1987.

Michael Eidel – nghệ sĩ clarinet
Michael Eidel bắt đầu chơi clarinet lúc 8 tuổi tại trường nhạc ở quê nhà Offenburg, Đức. Năm 14 tuổi, ông bắt đầu tham gia chơi nhạc cổ điển, với vị trí clarinet 2 trong dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Offenburg, sau này ông chơi với vị trí clarinet 1. Sau kỳ thi trung học, Michael Eidel dành 1 năm với Dàn nhạc Giao hưởng Không Quân tại Karlsruhe, Đức, rất nhiệt tâm với clarinet và theo học tại trường trung học âm nhạc Karlsruhe. Thời gian đó, ông tham gia vào một số cuộc thi âm nhạc và giành giải thưởng danh dự cho nghệ sĩ trẻ một vài lần. Những tác phẩm ông biểu diễn phần lớn là các bản concerto, ngũ tấu và sonata cho clarinet nổi tiếng của Mozart, von Weber, Crusell, Rossini, Brahms, Krommer, và một số tác phẩm đương đại của Hindemith, Penderecki, và Stravinsky.

Là một nghệ sĩ clarinet không chuyên, Michael Eidel đã diễn clarinet solo trong nhiều dàn nhạc giao hưởng bán chuyên của Đức, như dàn nhạc Akademisches Orchester Freiburg (dàn nhạc hàn lâm Freiburg) và dàn nhạc Süddeutsche Sinfonietta (dàn nhạc giao hưởng Nam Đức) trong khi hoàn thành bằng đại học về kinh tế, với dàn nhạc Akademisches Orchester Frankfurt (dàn nhạc hàn lâm Frankfurt) trong thời gian hoàn thành bằng tiến sĩ kinh tế và rất nhiều buổi hòa nhạc thính phòng khác.
Ông đã từng biểu diễn ở Đức, Pháp, Ý, Thụy Sĩ, cộng hòa Séc, Mỹ, Canada và Nhật Bản.

Khi Michael Eidel chuyển đến Thụy Sĩ để theo đuổi con đường sự nghiệp của ông là một nhà tư vấn quản lý với McKinsey & Company, năm 2001, ông trở thành nghệ sĩ clarinet solo của dàn nhạc giao hưởng xã hội Zurich (OGZ), một dàn nhạc được yêu mến và đã biểu diễn với rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thế giới như Daniel Barenboim, Maurizio Pollini, và Maximilian Hornung. OGZ biểu diễn từ 6 đến 8 chương trình hòa nhạc một năm, phần lớn ở Thụy Sĩ và ít nhất một năm một lần tại khán phòng nổi tiếng Tonhalle ở Zurich

Những mốc đáng nhớ về sự nghiệp biểu diễn của ông là biểu diễn với vai trò nghệ sĩ solo ở trong một nhóm hòa tấu chơi bản ngũ tấu cho Clarinet của Mozart tại buổi khai giảng năm học tại trường đại học Freiburg, Đức; bản Sinfonia Concertante của Mozart ở Venice, Ý và bản Septet của Beethoven tại khán phòng Tonhalle Zurich, Thụy Sĩ. Năm 2012, Michael Eidel biểu diễn bản Trio op.38 của nhà soạn nhạc Beethoven với Urs Buchmann tại Osaka, Nhật Bản. Những tác phẩm cho dàn nhạc Michael Eidel đã từng biểu diễn bao gồm các bản giao hưởng của Beethoven, Brahms, Dvorak, Schubert, Tchaikovsky, và Mendelssohn, cũng như bản Opera “Der Zwerg” (Chú lùn) của Zemlinsky.

Franz Krommer (1795 –1831)
Franz Krommer là nhà soạn nhạc người Séc. Ông bắt đầu học violin và organ ở Turán từ năm 1773 đến năm 1776. Ông trở thành nghệ sỹ organ năm 1777 và sau đó chuyển đến Viên năm 1785. Vào năm 1790, Krommer được bổ nhiệm làm nhạc trưởng tại nhà thờ tại Pécs. Ông quay lại Viên vào năm 1795 và được bổ nhiệm là chỉ huy dàn nhạc cho Công Tước Ignaz Fuchs. Năm 1813, nối gót Leopold Kozeluch, ông phụ trách âm nhạc thính phòng và là nhạc sỹ riêng cho các hoàng đế và là người cuối cùng làm công việc này. Ông giữ chức vụ này cho đến khi ông mất tại Viên.

Concerto cho Clarinet và Dàn Nhạc cung Mi giáng trưởng của Krommer có cấu trúc của một concerto tiêu chuẩn của thời kỳ Cổ Điển với chương I khá dài, hai lần trình bày chủ đề: một lần cho dàn nhạc và một lần tôn vinh làm nổi cho nghệ sỹ solo. Mặc dù vậy, tác phẩm cũng có những đặc điểm như những dấu hiệu báo trước của thời kỳ Lãng Mạn đang đến rất gần, trong đó có chương II thể hiện nhiều mong mỏi, khao khát.

Boris Lyatonshinsky (1895 –1968)
Boris Lyatonshinsky là nhạc sỹ, nhạc trưởng và giảng viên người Ukraina. Ông bắt đầu chơi piano và violin năm 14 tuổi. Ông tốt nghiệp Đại Học Kiev năm 1918 và Nhạc Viện Kiev năm 1919. Ông bắt đầu dạy nhạc lý tại Nhạc Viện Kiev năm 1920 và bắt đầu dạy sáng tác từ năm 1922. Ông còn dạy ở Nhạc Viện Mátxcơva trong thời gian từ năm 1935 – 1938 và 1941 – 1944. Những tác phẩm đầu tiên của ông mang sự ảnh hưởng lớn từ phong cách chủ nghĩa biểu hiện của Scriabin và Rachmaninoff. Phong các âm nhạc sau này của ông được phát triển theo chiều hướng được Shostakovich ưa chuộng. Điều này đã mang đến cho ông những bất lợi với các nhà phê bình ở Xô Viết lúc bấy giờ. Cùng với Prokofiev và Shostakovich, Lyatonshinsky bị lên án câu nệ hình thức và tạo ra những tác phẩm văn hóa suy thoái. Khi ông còn sống, nhiều tác phẩm của ông đã không được biểu diễn nhiều, hoặc thậm chí chưa được biểu diễn.

Slavic concerto cho piano và dàn nhạc của Lyatonshinsky được công diễn và tháng 1/1954 tại Ringa, Latvia với phần biểu diễn solo piano của Tatiana Nikolayeva.

Concerto dài hơn 30 phút, mang cấu trúc 3 chương của một concerto chuẩn mực. Tác phẩm sử dụng và mang âm hưởng của chất liệu dân ca Nga, Ukraina, Séc, Slovakia và Phần Lan. Các bản dân ca Nga và Ukraina ở các cung thứ, chất liệu chính của chương I, tạo nên màu sắc tối cho chương nhạc mở đầu này. Ở chương II, tác giả sử dụng chất liệu dân gian của Séc và Slovakia. Chương III thì mang tính chất âm nhạc Phần Lan. Ở chương nhạc cuối này, tác phẩm có những nhịp điệu sống động và các giai điệu vui vẻ và cuốn hút. Chủ đề chính của chương I quay lại nhưng ở giọng trưởng và trong nhịp điệu mazurka tạo nên một cái kết lạc quan và sôi nổi.

Tin liên quan

06/03/2021
Nhạc sĩ Phú Quang đã được vinh danh ‘Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội 2020’ tại lễ trao Giải thưởng Bùi Xuân Phái vừa diễn ra chiều 7/10.
23/02/2021
Chín ca khúc gồm: Thị, Mía, Khế, Cà rốt, Sầu riêng, Na, Thuyền giấy, Thả diều, Em yêu tổ quốc em. Cố nhạc sĩ phổ nhạc dựa theo lời thơ Phạm Hổ, xoay quanh những loại quả, trò chơi tuổi thơ với lời ca trong trẻo, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ ...
23/02/2021
Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam (VNOB) đã hoàn thành việc mua bản quyền âm nhạc của vở nhạc kịch “Những người khốn khổ” và sẽ công diễn tác phẩm vào đêm 21-22/11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
23/02/2021
Đại sứ quán Australia tại Việt Nam cho biết, một dự án hợp tác giữa nghệ sĩ Việt Nam Mademoiselle và nhạc sĩ Australia Floyd Thursby mang tên “The South Lands” vừa được các nghệ sĩ giới thiệu.