Concerto kép cho violon, violoncelle và dàn nhạc, giọng la thứ (op. 102) của Brahms

27/03/2013

Công diễn chính thức ngày 18-10-1887 ở Cologne do Joachim và Haussmann, dưới sự chỉ huy của tác giả. Một cuộc trình diễn riêng cũng đã được tổ chức ngày 23-9 trước đó ở Baden-Baden cũng với các nghệ sĩ kể trên.

Đây là tác phẩm hòa tấu cuối cùng của Brahms, nó kết thúc như thế trên một biên chế rất hiếm có ở thời kỳ lãng mạn, trong khi đó nó lại có khá nhiều ở thời kỳ cổ điển hay baroque. Bản Concerto cho ba đàn (Triple concerto) của Beethoven, trong chừng mực nhất định, đã rõ ràng có thể dùng làm mẫu mực và người ta cũng có thể quan sát thấy trong chương Andante của bản Concerto cho piano số 2 của Brahms việc đưa thêm vào một đàn violoncelle như nhạc cụ độc tấu thứ hai. Bản Double concerto của Brahms được viết cho hai nghệ sĩ biểu diễn của ông và đồng thời là dịp để hòa giải giữa Joachim và Brahms, một sự bất hòa không nghiêm trọng lắm xảy ra trước đó ít lâu. Khía cạnh ít tính truyền thống của tác phẩm có lẽ đã làm cho tác phẩm có thành công hạn chế. Ít được đề cao như tác phẩm hòa tấu khác của tác giả, nhưng bản Double concerto cũng không kém có những phẩm chất hiển nhiên về sáng tạo và về bút pháp.

1. Allegro: bốn nhịp của dàn nhạc cho nghe phần mở đầu của chủ đề chính. Ngay sau đó, đàn violoncelle diễn tấu một đoạn cadence điểm xuyết những hợp âm rộng. Một sự can thiệp ngắn của bộ kèn trình bày một giai điệu giản dị và trữ tình, đó sẽ là động cơ tương phản. Tiếp đó là sự bắt vào của đàn violon được đàn violoncelle mau chóng bắt theo; nhà đàn độc tấu biểu diễn một duo và cùng kết thúc trên một nét nhạc dài bằng quãng 8. Và chỉ đến lúc này mới diễn ra toàn bộ phần trình bày của dàn nhạc; phần mở đầu này của chương nhạc như vậy giới thiệu một sơ đồ khá có thể so sánh với phần mở đầu của bản Concerto số 2 cho piano. Hai bè độc tấu tiếp đó lần lượt trở lại, và sự xử lý của chúng biểu thị mối quan tâm của Brahms tạo cho chúng sự đối xứng bằng cách giao phó cho hai cây đàn độc tấu những bè nhạc có tầm quan trong ngang nhau. Tuy nhiên, từ phần mở đầu, người ta đã có thể nhận thấy là về phần trình bày chủ đề, đàn violoncelle đã được dành sự ưu tiên. Thời gian còn lại, hai đàn độc tấu hầu như luôn luôn cùng diễn hoặc trao đổi nhau những câu nhạc ngắn. Phần phát triển có sự nhấn mạnh đến tính chất kỹ xảo điêu luyện (các nốt móc kép, các láy rền). Phần tái hiện nhanh chóng chuyển sang giọng La trưởng và duy trì điệu tính này cho đến coda, phần nhạc này lại trở về điệu thứ.

2. Andante (rê trưởng): đây là một trong những trang nhạc tuyệt đẹp của Brahms giai đoạn chín muồi. Sau bốn nốt nhạc đi lên, ở kèn cor và kèn gỗ, đưa ra hạt nhân chủ đề (hai quãng 4 sát kề nhau: la, rê, mi, la), Hai bè độc tấu chơi cách quãng 8 ở phần trầm trong âm vực của chúng và đồng diễn với các giá nhạc khác của dàn nhạc, giai điệu khoáng đạt và cao thượng của phần A. Phần B đáp lại với các quãng 3 ở bộ kèn gỗ, trong giọng Fa trưởng, gợi lên những âm hưởng của một bản choral đàn orgue. Tiếp đó, hai đàn độc tấu đóng vai trò tô điểm giai điệu với những giá trị tiết tấu bằng đường nét gãy khúc, đã đưa trở lại phần đầu, sau đó một sự tái xuất hiện cô đọng của chủ đề 2 và của các công thức tô điểm thực hiện nhiệm vụ của một phần coda phong phú.

3. Vivace non troppo: chủ đề 1 sinh động và nhẹ nhàng, nhưng cũng hơi bí ẩn, được trình bày bằng đàn violoncelle và nhắc lại bằng violon. Như vậy, người ta lại thấy cùng một thứ bậc nhạc cụ như ở chương Allegro đầu tiên. Cũng diễn ra như vậy đối với chủ đề 2, rộng rãi, đồng thời vuông vắn và ca hát, bằng các quãng 3 và quãng 6. Trong phần trung tâm, phát sinh một ý nhạc mới rất đặc trưng, nồng nhiệt và có nhịp điệu, do đó ta thấy ảnh hưởng của Tzigane cũng không thiếu vắng. Các bè nhạc độc tấu tiếp đó đã đạt tới mức độ cao nhất của chúng về phương diện kỹ xảo điêu luyện (những nét rải hợp âm lớn thanh thoát). Trong phần tái hiện, chủ đề ở giọng La trưởng và điệu tính này được duy trì cho đến hết tác phẩm. Phần coda (Poco meno allegro) rất tuyệt với bởi sự tinh tế về những đường nét của nó và về cấu trúc.

Độ dài biểu diễn trung bình: 35-37 phút.
(Trích từ cuốn Guide de la musique symphonique trong bộ sưu tập Les indispensables de la musique)

David Oistrakh - vionlon và Mstislav Rostropovitch - violoncelle

Tin liên quan

18/02/2021
hỉ với ba bản sonata piano viết trong độ tuổi 20, sau đó không bao giờ viết tiếp nữa, nhà soạn nhạc Johannes Brahms đã xác lập danh tiếng ở thế loại mà hàng thập kỷ trước, Beethoven đã truyền vào một sức sống mới mẻ, qua đó báo hiệU ...
18/02/2021
Màn 1. Trong ngôi đền Solomon ở Jerusalem, những người Do Thái đang than vãn về số phận của họ: Nabucco (Nebuchadnezzar), vua Assyria, đang tấn công họ với đoàn quân hung bạo của ông ta, xúc phạm thành phố linh thiêng của họ.
17/02/2021
“…Đôi khi bất chợt ta nghe một bản nhạc của Mozart và có ý nghĩ: làm sao nó lại hồn nhiên, trong trẻo, thanh nhã, hài hoà đến như vậy? Phải có một ý chí lớn lao đến mức nào, lòng yêu đời và yêu con người sâu sắc đến ...
12/07/2020
Tác giả: Pyotr Ilyich Tchaikovsky Thời gian sáng tác: năm 1880 Công diễn lần đầu: ngày 20/8/1882 tại Thánh đường Chúa Cứu thế, Moscow Thời lượng: khoảng 14 phút Tổng phổ: tác phẩm được viết cho một đội kèn đồng ...