Dì và cháu, hai dấu mốc của lịch sử âm nhạc Việt Nam và thế giới

22/01/2020

Ai là người Việt nam đầu tiên tốt nghiệp khoa piano và sáng tác và giành giải thưởng hạng nhất của nhạc viện Paris từ năm 1938?

Ai là người Việt Nam đầu tiên biểu diễn tại phòng hoà nhạc Playel nổi tiểng ở Paris?

Ai là người Việt Nam đầu tiên viết tác phẩm cho piano độc tấu cũng như hoà tấu cùng dàn nhạc giao hưởng được xuất bản ở Paris từ 1951?

Ai là người Việt Nam đầu tiên có tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng  (“Fetes du Têt” Suite symphonic) được hãng Philips thu âm từ 1952, dàn nhạc giao hưởng của Pháp chơi với phần piano do chính tác giả chơi ...vv...

Người lật trang sử của âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, đó là:

Bà THÁI THỊ LANG (sinh tại Sài Gòn 1915 – mất tại Paris 2007) - pianist, composer (chuẩn quốc tế) đầu tiên của Việt Nam.

Ảnh chụp từ những năm 1920, bảy anh chị em. 

Ảnh 2 chị em: Thái Thị Lang (chấm đỏ) và Thái Thị Liên (chấm xanh)

Ảnh chụp tại Paris những năm 1940, bà Thái Thị Lang (chấm đỏ) và bà Thái Thị Liên (chấm xanh)

***

Thật bất ngờ khi hôm nay tôi có trong tay bản nhạc Con ngựa ô của bà, viết cho piano solo, do nhà xuất bản HENRY LEMOINE, tại Paris giữ bản quyền và xuất bản năm 1951. 

Ảnh bìa bản nhạc “Con ngựa ô” xuất bản 1951 tại Paris

Đặc biệt vinh dự với tôi, đây là bản gốc (chứ không phải bản photocopy) tôi được chính cháu ruột của bà tặng, anh là người châu Á đầu tiên giành giải nhất trong cuộc thi CHOPIN LẦN THỨ X, 1980. Anh là người lật trang sử nghệ thuật biểu diễn đàn piano của châu Á, đó là: ĐẶNG THÁI SƠN, người gọi bà Thái Thị Lang là dì ruột. Bà là chị của mẹ anh, Nhà giáo Nhân dân THÁI THỊ LIÊN.

Ảnh đón Đặng Thái Sơn tại Paris, sau khi đoạt giải nhất Chopin X, 1980
Bà Thái Thị Lang (chấm đỏ), bà Thái Thị Liên (chấm xanh)
 
Từ sau chiến thắng của anh, cái nhìn về người châu Á chơi nhạc cổ điển châu Âu đã thay đổi hoàn toàn, sau anh, nhiều Pianist gốc Á đã nổi lên chiếm vị trí cao nhất như LANG LANG, LI YUNDI, SEONG-JIN CHO, WANG YUJA, GEORGE LI...

Dì và Cháu đã làm nên hai dấu mốc của lịch sử âm nhạc Việt Nam và thế giới.

Ảnh tư liệu trong bài do gia đình bà THÁI THỊ LANG cung cấp (bà lấy nghệ danh theo tên chồng là LOUIS NGUYỄN VĂN TỴ).

Nhân dịp Tết cổ truyền của Việt Nam, xin mời các bạn nghe bản Suite Symphonique của bà:

Louise Nguyen VAN TY
"Fête du têt", suite symphonique (1952)
 
1. Joyeux cortège
2. Offrande devant l'autel des ancêtres
3. Chant d'espérance
 
Louis Nguyen Van Ty, piano
Orchestre des Concerts Lamoureux / Henri Tomasi

Philips A 77.402, ca. 1955

Tin liên quan

08/03/2021
Đạt Kìm luôn cho rằng anh chưa bao giờ dừng lại niềm khao khát được làm mới, được đưa âm nhạc dân tộc đến gần hơn với khán giả trẻ. Phóng viên: Từ bao giờ anh biết mình yê...
07/03/2021
Thanh Xuân là nghệ danh của bà Vũ Thị Xuân, người may mắn được sinh ra trong một gia đình giàu tình yêu nghệ thuật, tại phường Hà Lầm, TP Hạ Long. Những năm kháng chiến chống Mỹ, tiếng đàn, tiế...