VCPMC thông báo: quyền tác giả trên Youtube, Facebook

27/02/2019

Kính gửi: Các tác giả thành viên VCPMC

Thời gian qua, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã làm việc, đàm phán và ký kết hợp đồng với một số trang mạng xã hội lớn như Youtube, Facebook để khai thác quyền tác giả âm nhạc tại lãnh thổ Việt Nam.

Việc đàm phán với Facebook được hoàn tất vào cuối năm 2018 và bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2019.

Riêng đối với Youtube, quá trình đàm phán, thu và phân phối tác quyền đã từng bước được VCPMC tiến hành vào các năm 2016 - 2017 - 2018 cho đến nay. Cơ chế, phương thức khai thác trên Youtube mà VCPMC triển khai hiện nay gồm các loại quyền cụ thể như sau:

Quyền sao chép (MR) để phát hành trên Youtube

Quyền truyền đạt (PR) & Quyền sao chép (MR) khi người dùng tải về sử  dụng

- Do VCPMC thu trực tiếp từ các đơn vị sử dụng để phát hành trực tuyến trên các kênh Youtube;

- Các chủ sở hữu kênh trả tác quyền theo đơn giá mỗi tác phẩm, chương trình… căn cứ biểu mức nhuận bút.

- VCPMC phân phối, chi trả định kỳ mỗi quý đến các tác giả thành viên.

- Do Youtube chủ động thống kê, phân chia dựa trên nền tảng và doanh thu khai thác được.

- Youtube trả tiền thông qua VCPMC, căn cứ hợp đồng hợp tác giữa Youtube và VCPMC;

- VCPMC phân phối theo tiến độ tuyên bố quyền (claim), chi trả theo quý đến các tác giả thành viên.

VCPMC đã tiến hành phân phối, chi trả tác quyền từ Youtube của các năm từ 2016 cho đến kỳ chi trả quý I/2019 gần đây, tác giả có thể tự tra cứu thông tin thu nhập tác quyền từ Youtube trên website: http://vcpmc.org/vcpmc/thanh_vien/ hoặc liên hệ trực tiếp với bộ phận phát triển hội viên để được giải đáp.

Tuy nhiên, trong quá trình thu tác quyền ở lĩnh vực này, VCPMC vẫn gặp phải những khó khăn và phát sinh pháp lý. Nguyên nhân là vừa qua có một số tác giả lại ủy quyền riêng lẻ cho một vài tổ chức hoặc cá nhân khác để khai thác, kinh doanh trên Youtube. Hiện tượng này đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các đơn vị sử dụng vì xảy ra việc tuyên bố quyền (claim) chồng lấn và “giẫm chân” lẫn nhau buộc Youtube phải ngừng hoạt động kinh doanh của nhiều kênh giải trí trên Youtube; đặc biệt làm ảnh hưởng đến quá trình đàm phán và cấp phép sử dụng các tác phẩm âm nhạc trên Youtube của VCPMC, làm giảm sút thu nhập tiền tác quyền được sử dụng trên Youtube của chính các tác giả.

Do vậy, VCPMC rất mong các tác giả có sự chia sẻ và hỗ trợ VCPMC hơn nữa, tránh việc ủy quyền chồng lấn nhằm bảo đảm hiệu quả công việc chung và sự ổn định trên thị trường sử dụng âm nhạc, tránh các hậu quả pháp lý hoặc bồi thường thiệt hại nếu xảy ra tranh chấp.

Trường hợp cần tìm hiểu và biết thêm thông tin, các tác giả vui lòng liên lạc đến VCPMC qua e-mail và số điện thoại: 028. 38299225 - 38241718

202 - Hoàng Văn Bình (Phó Tổng Giám đốc) - binh.hv@vcpmc.org

102 - Hoàng Bích Trâm (Phòng Hội viên) -  tram.hb@vcpmc.org

311 - Lê Thị Mai Hương (Phòng Cấp phép) - maihuong.lt@vcpmc.org

Trân trọng cảm ơn!

 
TRUNG TÂM BVQTGAN VIỆT NAM
TỔNG GIÁM ĐỐC
 
 

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn

 

 

Tin liên quan

27/08/2020
Sách Hình thức Hình thức âm nhạc* là một công trình có nhiều công phu sáng tạo và khoa học. Tác giả phải đọc nhiều tập sách âm nhạc, trải qua hàng ngàn bài hát để ...
10/08/2020
Nhiệt liệt chúc mừng tất cả các nhạc sĩ hội viên dự Đại hội nhiệm kỳ X Hội Nhạc sĩ Việt Nam! Thưa các bác, các anh, các chị - những người bằng tài năng củ...
08/08/2020
(Tại Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025) Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2020 Thưa các vị đại biểu, các nhạc sĩ cùng toàn thể các đồng chí! Hôm nay, tôi rất vui ...
03/08/2020
Mặc dù phim "Trưng Vương" vẫn đang trong quá trình thực hiện nhưng ca khúc "Còn gì để mất" (OST phim ngắn giới thiệu nữ tướng Bát Nàn) đã có mặt trong danh sách bảng xếp hạng Billboard là mộ...