Từ Một ngã tư đường phố - Phạm Tuyên

25/11/2013

Đầu đội kê pi Tay đeo găng trắng Mặc cho trời nắng Giữa ngã tư đường Gậy chỉ bốn phương Người người đi đúng

Trong gia tài hơn 600 ca khúc của ông, có người cho rằng bài hát "Từ một ngã tư đường phố" là một trong những ca khúc hay nhất của ông, dù đó là một bài "ngành ca". Nhạc phẩm này được viết trong hoàn cảnh nào, thưa ông?

Hoàn cảnh sáng tác của bài hát "Từ một ngã tư đường phố" khá đặc biệt. Năm 1971, bên Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) có mời tôi và một số nhạc sĩ nữa đi thực tế ở Khu IV, vùng từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị để lấy chất liệu sáng tác bài hát về những chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Kết quả của chuyến đi là ca khúc "Đêm trên Cha-lo", viết về những chiến sĩ công an vùng biên giới (nay gọi là bộ đội biên phòng Thế nhưng lúc về Hà Nội tôi vẫn còn phân vân lắm. Tôi có bảo với một đồng chí ở Bộ Nội vụ rằng, tôi muốn sáng tác bài hát về cả những chiến sĩ công an mặc áo xanh và những chiến sĩ công an mặc áo vàng (tức cảnh sát giao thông). "công an xanh" thì đã có bài "Đêm ở Cha-lo" còn "công an vàng" thì thú thật khi đó tôi vẫn chưa hình dung được sẽ viết như thế nào.

Đường phố của ta vẫn đang còn hẹp Nhường bước giúp nhau đích xa cũng gần Tự hào đi trong tiếng kèn tiến quân vang ngân

Rồi tình cờ một lần đi lên cơ quan, qua một ngã tư tôi thấy có mấy cột đèn giao thông mới được dựng. Cạnh đấy là anh cảnh sát giao thông đang đứng chỉ đạo và hướng dẫn người đi đường đi theo tín hiệu đèn giao thông, chịu đựng khói xe tiếng ồn, chịu đựng cái nắng đổ khiến mồ hôi nhễ nhại. Có lẽ đó là những cột đèn tín hiệu đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội, cũng là lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh tượng cảnh sát giao thông vất vả như thế nào.

Và trên ngã tư này đây trong nắng mưa hay đêm ngày Có dáng áo vàng của người chiến sĩ giữ trật tự an ninh Bảo vệ hạnh phúc cho câu ca rộn rã lúc bình minh Trái tim ai hoà nhịp cuộc sống mới trên ngã tư thân yêu.

Hình ảnh người chiến sĩ cảnh sát giao thông chỉ xuất hiện rất ngắn ở cuối bài, nhưng đó lại chính là điều đọng lại. Họ đang âm thầm làm việc vì sự bình yên trong giao thông, cũng là sự bình yêu của đất nước. Tôi chợt nghĩ tại sao mình không viết về chính cái ngã tư đường phố và anh cảnh sát giao thông làm việc ở đây. Thế là về nhà tôi viết ngay.

"Từ một ngã tư đường phố".

Khi bài hát hoàn thành, tôi đặt tên luôn là "Từ một ngã tư đường phố". Nhạc sĩ viết bài hát này trong thời gian bao lâu? Tôi cũng không nhớ chính xác. Nhưng cũng không mất nhiều thời gian đâu. Cùng viết về một đối tượng và thời gian sáng tác cũng gần nhau nhưng giữa bài "Đêm trên Cha-lo" và "Từ một ngã tư đường phố" lại có rất nhiều điểm khác nhau. Đặc biệt là về nhịp điệu. Sao lại có sự khác biệt như thế, thưa ông? Đúng là như thế. Bài "Đêm trên Cha-lo" có nhịp điệu trầm hùng, hoành tráng còn "Từ một ngã tư đường phố" lại rộn ràng, sôi động, tươi vui. Thật ra khi đi Khu IV và viết xong bài "Đêm trên Cha - lo" về tôi khá mệt mỏi. Vì chuyến thực tế vào vùng lửa đạn hết sức ác liệt. Không khí trong đó khi nào cũng căng thẳng. Về đến Hà Nội, tự nhiên thấy một nhịp sống hoàn toàn khác. Hết sức bình yên và tươi vui. Tôi muốn đem cái bình yên này vào bài hát để làm dịu bớt "sức nóng" nơi tuyến lửa. Bài hát có câu "Đường phố của ta vẫn đang còn hẹp/ Nhường bước giúp nhau đi xa cũng gần" nghe vừa giống một câu ca ngợi, vừa giống một lời kêu gọi về thái độ tham gia giao thông? Thật ra khi viết bài hát này, tôi chỉ thuật lại những gì mình quan sát và cảm nhận được thôi. Bây giờ nhiều người bảo bài hát này vẫn tính thời sự vì phản ánh đúng hiện trạng giao thông và thái độ của người tham gia giao thông. Đúng là hồi đó tham gia giao thông ở Hà Nội thích lắm. Đường tuy hẹp nhưng phương tiện ít và người tham gia giao thông cũng rất có ý thức. Ai cũng chấp hành rất nghiêm chỉnh theo sự hướng dẫn của cảnh sát giao thông.

Từ một ngã tư đường phố cuộc sống reo vui từng giờ Khi nắng mai về người và xe nối nhau đi trên đường Đèn đỏ đèn xanh với ánh nắng nhảy múa như ngàn hoa

Bây giờ đường Hà Nội cũng vẫn hẹp, nhưng phương tiện thì nhiều hơn và người tham gia giao thông thì rất thiếu ý thức. Đúng là nếu biết "nhường bước giúp nhau" như ngày trước thì cảnh hỗn loạn, tắc đường và tai nạn không nhiều như thế. Trong bài hát rất nhiều lần ông nhắc tới hình ảnh người đi bộ dạo bước trên vỉa hè. So với bây giờ, đường Hà Nội vào thời điểm đó có nhiều vỉa hè dành cho người đi bộ lắm? Hồi đấy đi ra đường không đáng sợ như bây giờ đâu. Vỉa hè không có hàng quán, không có bãi trông xe. Tất cả đều dành cho người đi bộ. Thế nên tôi mới viết câu "Trong mỗi dáng người ngẩng đầu cao bước nhanh đi trên hè". Bây giờ ra đường mà ngẩng đầu thản nhiên đi như thế thì coi chừng. Lấy đâu ra vỉa hè mà đi nữa. Đi xuống lòng đường mà không quan sát thì rất nguy hiểm. "Viết về" chứ không "viết cho" Bài hát này ông viết về những chiến sĩ cảnh sát giao thông. Thế nhưng vì sao mà cả bài hát chỉcó một lần hình ảnh "Thân thiết dáng hình của người chiến sĩ giữ trật tự an ninh" xuất hiện?

Và trên ngã tư này đây trong nắng mưa hay đêm ngày Có dáng áo vàng của người chiến sĩ giữ trật tự an ninh Bảo vệ hạnh phúc cho câu ca rộn rã lúc bình minh Trái tim ai hoà nhịp cuộc sống mới trên ngã tư thân yêu.

Viết về một đối tượng nào đó có hai cách. Thứ nhất là hóa thân vào chính đối tượng để nói về họ. Thứ hai là viết với tư cách mình là người ngoài cuộc, nhìn đối tượng thế nào thì viết thế đấy. Tôi chọn cách thứ hai. Đây là tôi viết với tư cách một người dân "viết về" cảnh sát giao thông chứ không phải "viết cho" họ. Thế nên không cần nhắ c đến nhiều mà hình ảnh anh cảnh sát giao thông vẫn rất đầy đủ, gần gũi, thân thương. Cảm xúc rất chân thực, tự nhiên, dễ thuộc, dễ nhớ, lại sử dụng nhiều quãng 7 nên âm điệu rất tươi vui, phù hợp với ngữ âm tiếng Việt. Đúng là trong bài hát, hình ảnh anh cảnh sát giao thông hiện lên rất đẹp và gần gũi. Chắc hồi đó ông phải yêu mến người chiến sĩ cảnh sát giao thông lắm mới có thể viết lên được những lời ca giản dị mà đẹp về họ như thế? Đó là điều đương nhiên. Không yêu mến thì không thể ca ngợi được. Đó là quy luật của cảm xúc. Thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin truyền thông phản ánh khá nhiều về những tiêu cực xuất hiện trong một số cảnh sát giao thông. ông đánh giá gì về điều này? Điều đó thì tôi biết. Đi đâu cũng nghe nói. Kể cũng buồn thật. Tôi nghĩ nguyên nhân do đời sống cơm áo gạo tiền mang lại. Có thể là chế độ ưu đãi dành cho cảnh sát giao thông ở nước ta còn thấp. Nhiều người không kiềm chế được sự cám dỗ của đồng tiền đã làm sai. Chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng dù sao cũng thấy đáng buồn. Xin cảm ơn nhạc sĩ về cuộc trò chuyện!

(Nguồn: http://baicadicungnamthang.net)

Tin liên quan

23/02/2021
Ca ngợi Hồ Chủ tịch là một trong những bài hát hay nhất về lãnh tụ Hồ Chí Minh của cố nhạc sĩ Văn Cao, cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam. Giai điệu ca khúc hào sảng, sang trọng toát lên thần thái vĩ đại của lãnh ...
23/02/2021
“Việc ra mắt tác phẩm “Nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong, Tác phẩm-tác giả” chính là dịp chúng ta Trả lại tên cho Ông. Bởi cho đến nay vẫn nhiều người vẫn không biết nhà soạn kịch Nguyễn Trung Phong chính là tác giả của giai điệu nổi tiếng Giận ...
23/02/2021
Ca khúc Hành khúc Tổng cục Chính trị được nhạc sĩ Đức Trịnh viết vào năm 2014, đúng dịp kỉ niệm 70 năm ngày truyền thống Tổng cục Chính trị (TCCT). Ca khúc này đã được chọn làm ca khúc chính thức của TCCT và được biểu diễn trong Lễ kỉ niệm ...
21/02/2021
Hai ca khúc “Đại thi hào Nguyễn Du” và "Phiêu bồng trần gian" mở đầu và kết lại bộ phim được đầu tư 15 tỷ đồng, nhân dịp kỷ niệm 255 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của vị danh nhân văn hóa này.