Tại sao trẻ em Trung Quốc cuồng Piano?
Thời Mao Trạch Đông, piano bị phá hủy với lý do là biểu tượng đáng khinh miệt của giai cấp tư sản - nhưng hiện nay có hơn 40 triệu trẻ em Trung Quốc đang theo học nhạc cụ này. Điều gì đã thay đổi?
Ông Keng Zhou - trưởng khoa Học viện Piano Quốc tế tại nhạc viện Thượng Hải - bắt đầu học piano năm 1973 không phải trên chiếc piano lớn bóng láng mà trên phần méo mó còn thừa lại của nhạc cụ này. Chân đàn bị cưa đứt làm nguyên liệu và nắp đàn tháo ra làm bàn.
Trong nhiều năm dưới thời Mao Trạch Đông, nhạc cổ điển phương Tây bị cho là công cụ của chủ nghĩa đế quốc và đàn piano là nhạc cụ đáng khinh bỉ của giai cấp tư sản.
Cũng như nhiều trí thức cùng thời đại, cha của Keng - một mục sư được một người Mỹ tặng chiếc piano - đã bị đưa về nông thôn lao động cực nhọc cùng nông dân. Khi trở lại thành phố, ông muốn đem âm nhạc trở lại cuộc sống của con ông. “Bố tôi nói rằng nên học một nhạc cụ: chị tôi học thanh âm, bố tôi học vĩ cầm, còn tôi học dương cầm” - Keng 51 tuổi nhớ lại. Chỉ có một khó khăn duy nhất: suốt thời kỳ Cách mạng văn hóa nhiều nhạc cụ phương Tây đã bị phá hủy. Không hoang mang, cha của Keng mượn những mảnh còn sót từ một người bạn. “Ông sao chép chúng bằng tay - mỗi mảnh mất khoảng 1 tuần”.
Bốn thập kỉ trôi qua và thời gian đã thay đổi. Hiện nay, Trung Quốc đang trải qua cơn cuồng piano với điều tra 40 triệu trẻ em học chơi đàn. Số lượng nhạc cụ này càng ngày cảng tăng như một xu hướng mốt trong giới trung lưu mới, những người có tiền muốn phô trương bằng những bài học chất lượng cao và những vật dụng đắt đỏ. Góp phần làm thúc đẩy cho họ là thành công vang dội của những nghệ sĩ piano nổi tiếng Lang Lang và Li Yin Di.
Trong khi thị trường piano châu Âu đang co lại, thì Trung Quốc lại nở rộ. Hiện nay đây là nhà sản xuất và tiêu thụ piano lớn nhất thế giới, chiếm 76.9% doanh thu từ piano toàn cầu chỉ trong năm 2012, theo nhà phân tích thị trường ResearchMoz. Nhưng Trung Quốc không chỉ sản xuất mà còn mua piano. Đối với nhiều người, việc sở hữu một chiếc Steinway, được coi là Rolls-Royce của piano, đồng nghĩa chứng tỏ vị thế. Trưng bày một chiếc piano lớn trong phòng khách không chỉ thể hiện văn hóa, học thức mà còn cả khoe của cải; chỉ những ngôi nhà lớn nhất mới có thể chứa chúng. Giá cả cũng có thể tăng lên đỉnh điểm. Năm ngoái một phiên bản chiếc piano lớn tưởng niệm Steinway có tên Sự quyến rũ của Rồng, được bán với giá 6,9 triệu nhân dân tệ (tương đương 1,1 triệu đô la). “Tôi đã được xem những ngôi nhà trưng bày chiếc piano lớn màu trắng, trông rất đẹp nhưng hoàn toàn chỉ để trưng bày.” - Wray Amstrong, CEO của công ty kinh doanh nghệ thuật và âm nhạc quốc tế Amstrong - Bắc Kinh nói.
Chìa khóa thành công
Tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải, học phí mỗi năm lên tới 10.000 NDT, tiếng nhạc cổ điển thoáng qua hành lang trong một buổi tối mùa thu êm dịu. 7 giờ tối nhưng các phòng thực hành đông kín.
Bố làm kinh doanh, mẹ làm trong ngành dân chính, cha mẹ của Vương đủ tài chính hỗ trợ ước mơ trở thành nhạc sĩ của em. Từ tỉnh phía đông Sơn Đông, cha mẹ Vương gửi em lên Thượng Hải vì đây là trung tâm văn hóa tài chính. Cậu bé nghĩ bản thân mình rất may mắn. “Bạn em ở quê sẽ không chọn học piano,” - Vương nói - “Vì nó đắt. Áp lực tài chính là chìa khóa. Lý do khác nữa là chơi piano không dễ - nó không phải việc chỉ học hai đến ba năm là có thể nổi tiếng. Bố mẹ em không gây áp lực cho em, con đường này là do em tự lựa chọn”.
Trường hợp của Su Fan, một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành piano từ thành phố mới phát triển Quảng Châu đã chơi nhạc được hơn thập kỷ: “Cha mẹ tôi khuyến khích tôi học ngành này vì piano là mơ ước của mẹ tôi hồi còn nhỏ. Nhưng bà không có cơ hội học.” - Su nói - “Ông tôi ép mẹ tôi học khoa học vì mọi người nghĩ rằng học khoa học thì có thể kiếm được công việc tốt”.
Su có những ngón tay cứng, cặp kính vuông lập dị, và áo phông màu hồng, có tham vọng trở thành giáo viên piano. Đúng thế, anh thừa nhận, “không phải công việc kiếm ra tiền”. Nhưng anh muốn ước mơ về piano đi xa hơn ở Trung Quốc: “Tôi muốn dạy cho nhiều sinh viên hơn biết về piano. Để lan tỏa những ước mơ và ý đồ âm nhạc của mình”. Để làm được điều này, Su đi dạy thêm với giá cho mỗi sinh viên khoảng 300 NDT (49 đô la)/ 45 phút. Sau hơn 7 năm anh đã gia sư được số lượng lớn sinh viên: từ chỉ hai buổi khi bắt đầu, hiện nay đã lên tới 30 mỗi tuần. Hiện tại anh có quá nhiều đến nỗi thường phải từ chối.
Liệu có phải Có công mài sắt có ngày nên kim?
Mặc dù thế, Su tin rằng việc này vô cùng khó khăn. “Hầu hết sinh viên đến từ cách gia đình giàu có hoặc tầng lớp trung lưu. Mặc dù Trung Quốc đã phát triển về kinh tế, nhưng hầu hết các giá đình vẫn phải lo đến vấn đề tiền bạc, giá cả,” - anh bối rối - “Cần phải có những thế hệ lao động vất vả. Phát triển chất lượng cần qua quá trình lâu dài không phải trong chớp nhoáng.
“Piano có thể được nhiều người coi như con đường tới đại học, sang Mỹ, thậm chí là con đường từ nông thôn lên Bắc Kinh, là con đường tốt trong xã hội” - Armstrong nói thêm. Những câu chuyện về thành công của Lang Lang cũng làm tăng cảm hứng cho những phụ huynh quan tâm tới việc cho con tiếp tục đi học. Tài năng Lang Lang học chơi piano từ khi còn sống tại khu tương đối nghèo ở Bắc Kinh, anh lớn lên trong một phòng trọ, chung vệ sinh, bồn tắm với 5 gia đình khác. Hiện nay Lang Lang đã có cuộc sống theo kiểu rock’n’roll quốc tế và đã trình diễn trước những người quyền chức trong đó có Barrack Obama.
Mặc dù đã trở nên phổ biến nhưng những khó khăn của ngành piano vẫn nhiều. Các vụ scandal liên quan đến tham nhũng, hối lộ vẫn là căn bệnh tệ hại trong một số học viện âm nhạc của Trung Quốc. Nhu cầu thì tăng nhanh chóng còn giáo viên có trình độ thì ít - Keng nói. Và những nhà nghiên cứu phương pháp sư phạm của Trung Quốc cho rằng giáo viên đặt quá nhiều trọng tâm vào học vẹt, có rất ít chỗ cho sáng tạo. “Phụ huynh Trung Quốc muốn thúc ép con mình học piano,” - Keng nói - “Đó là phương pháp già cỗi. Nó cần phải dựa trên ý thích muốn chơi piano. Đối với hầu hết học sinh, điều này sẽ giết chết sở thích và thú vui của họ”.
Tuy nhiên, Keng cũng tin rằng nhạc cổ điển Trung Quốc đã trải qua chặng đường dài từ khi ông còn là đứa trẻ học những nốt nhạc trên chiếc piano vỡ nát. “Tôi nghĩ nó rất tuyệt vời, tương lai rất tươi sáng. Trước đây cha mẹ muốn con cái mình trở thành Lang Lang hay Yundi, thành siêu sao còn bây giờ họ muốn con mình hiểu biết về âm nhạc cổ điển và sử dụng piano như một người đồng hành trong cả cuộc đời. Tôi hy vọng ngày càng có nhiều trẻ em yêu và chơi từ trái tim chúng”.
Nguồn: bbc.com
Trần Thu Hiền dịch