Notre – Dame De Paris (Tình yêu là mãi mãi) chuẩn bị công diễn tại Sài Gòn
Sau gần 30 năm âm thầm làm việc. Vở Opera Notre Dame De Paris được nhạc sĩ Huy Tiến dày công soạn thảo sẽ chính thức ra mắt cùng công chúng Sài Thành qua hai đêm diễn mở màn vào ngày 13 & 14/01/2014 tại sân khấu Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh – số 112 Nguyễn Du , Quận 1 TpHCM.
Dựa vào tác phẩm kinh điển của nhà thơ kiêm nhà văn nổi tiếng người Pháp Victor Hugo. Khởi đầu, Nhạc sĩ Huy Tiến chỉ viết một trích đoạn nhạc kịch notre dame de Paris từ thập niên 80. Theo thời gian, với niềm hăng say lao động không mệt mỏi, từ trích đoạn nhạc kịch đầu tiên , Huy Tiến đã chỉnh sửa rất nhiều lần để trở thành một vở Opera có sắc màu đương đại. Qua điểm nhấn là sự phối hợp táo bạo các phong cách âm nhạc như Jazz, Blue , Vpop hòa quyện. Notre –dame De Paris của Huy Tiến như một lời thơ bay bổng để nhắc nhớ mọi người: Dù ở bất kỳ giai đoạn nào thì chỉ có tình yêu là mãi mãi tồn tại.
Với ngụ ý tôn vinh tình yêu là hơi thở nồng nàn trong cuộc sống. Huy tiến đã xây dựng cho các nhân vật cuả Notre dame de paris mang những sắc thái cảm xúc thật khác nhau như mối tình đau khổ dẫn đến ghen tuông của đức cha Clodo đã biến ông thành kẻ ích kỷ và độc ác. Riêng viên Đại úy Phebuyt- dù nổi bật với nét hào hoa ,đỏm đáng nhưng tâm hồn của y vô cùng hời hợt. Phebuyt được Exmeranda- cô gái Digan xinh đẹp, hoang dã đầy nồng nàn đã trao cho y cả trái tim yêu. Thế nhưng, với bản chất khoe mẽ không có chiều sâu.. Phebuyt đã vô tâm phản bội Exmeranda, lạnh lùng ơ hờ nhìn nàng bị hành quyết.
Xem vở, khán giả chợt cảm thương cho Quadimono – một tên gù mồ côi giữ nhiệm vụ kéo chuông tại nhà thờ Đức bà Paris mỗi ngày mời mọi người đến hành lễ. Trong cái vỏ xấu xí, đáng thương, tình yêu đã chợt đến trong tim Quadimono khi hắn được Exmeranda vô tư nghiêng mình trao bát nước uống. Với vẻ đẹp trong trắng, thánh thiện. Emeranda bỗng trở thành vị thiên thần nhỏ bé bằng xương bằng thịt, chúng vô tình chạm ngõ vào trái tim cô đơn của Quadimono, đánh thức một tình yêu hy sinh vô bờ bến dù Quadimono biết Exmeranda chẳng yêu hắn chút nào.
Vô tình trở thành nạn nhân của những ganh ghét không đáng có, Exmeranda đã bị vu oan và phải lãnh án tử hình. Trong thời khắc sinh tử, sự hằn học lạnh lẽo của vị linh mục đáng kính, vẻ ơ hờ đã bộc lộ rõ bản chất hèn hạ của phebuyt đã làm Exmeranda đau đớn xiết bao. Bị xử án treo cổ đầy nhục nhã trước công chúng, Exmeranda đã không ngờ rằng, chỉ có Quadimono bỗng vụt biến thành anh hùng. Thằng gù xấu xí của nhà thờ Đức Bà đã không ngoảnh mặt bỏ rơi Exmeranda. Hắn đã cùng nàng song hành vào bên kia thế giới, để lại cho nhân gian một nốt nhạc lặng trầm “ không thể chia lìa tình yêu cho dù cái chết đang thống trị họ”
Ngoài ra, Notre -dame De Paris cũng thể hiện nỗi niềm đau xót điên loạn của một bà mẹ mất con..Đỉnh điểm chợt nảy lên một nốt cao khi chính bà nhận ra : mình đã góp tay cùng cái ác giết nhầm đứa con gái mà bà đã tìm kiếm suốt bao năm trong vô vọng
Vở diễn được dẫn đắt từ giọng hát trầm buồn cuả một nhà thơ nghèo, khi lang thang đến Paris, ông là nhân chứng đã chứng kiến những khúc tình sử bi thương của các nhân vật đang hiện hữu. Đau lòng và cảm xúc chợt nâng cao, nhà thơ đã ngân nga lời ca kể về tình yêu để tất cả được tái hiện lại trong sân khấu be bé của nhạc viện TpHCM cho công chúng cùng thưởng thức.
Khi xem Notre – dame De Paris, có thể vở Opera tân cổ điển này vẫn chưa thể làm hài lòng vì mọi thứ có vẻ như quá sơ sài, không hoành tráng để thỏa mãn đáp ứng những nhu cầu của mọi tầng lớp khán giả do kinh phí dàn dựng vô cùng hạn chế. Nhưng với niềm đam mê đầy nhiệt huyết, Huy Tiến đã nhận được nhiều ủng hộ của bạn bè trong giới làm nghệ thuật. điều này đã nâng cánh cho Ông hoàn thành vở diễn chỉnh chu, hoàn hảo.
Mang tiêu chí chủ đạo “tình yêu”, Huy Tiến đã khéo léo đưa Notre dame De Paris mang điểm nhấn đầy cô đọng. Đó chính là mối quan hệ giữa NGƯỜI và NGƯỜI . Xem vở diễn, ta thấy, Exmeranda phải chết oan vì sự vô cảm mà xã hội gán ghép cho nàng, nhưng dù phải gánh chịu số phận bi thương: sự ứng xử đầy tính nhân văn của nàng với thằng gù Quadimono là tiếng nói đánh thức lương tâm nhân loại :
“ HÃY SỐNG & BIẾT YÊU THƯƠNG BẰNG CẢ TRÁI TIM.. CHO DÙ CÁI CHẾT CÓ THỂ SẼ CẮT NGỌT CUỘC SỐNG NHƯNG TÌNH YÊU VẪN MÃI MÃI TRƯỜNG TỒN CÙNG NĂM THÁNG “
Dưới chỉ đạo kiêm thiết kế sân khấu của đạo diễn Phan Điền. Notre -dame De Paris còn nhận được sự phụ trợ đắc lực của các nghệ sĩ : Flute Nguyễn Thị Nhung. Cello – Vũ Hồng Anh, Guita- Châu Đăng Khoa, Drume- Hà Ngọc Cầm, Violin- Diệu Lý, Piano kiêm Organ – Vũ Huy Tiến..và các diễn viên của nhạc viện TpHCM trong vai quần chúng cùng vai ca đoàn nhà thờ . Tất cả đã góp phần cho Notre – dame De Paris một hơi thở mới, gợi một cảm nghĩ: “Cần phải làm gì để những vô cảm của xã hội sẽ bị đẩy lùi trong cuộc sống hiện nay.”
Đặc biệt, Notre -dame De Paris nhận được sự hỗ trợ hết lòng từ các diễn viên ;
Nghệ sĩ Nhân dân Trần Hiếu : vai nhà thơ dẫn chuyện
Nghệ sĩ Ưu tú: Thạc sĩ Duy Tân – đảm nhiệm vai Thằng Gù Quadimono
Nghệ sĩ Ưu tú Cao Minh: Vai đức cha Clodo
Nghệ sĩ Ưu tú Lâm Phương: Vai ca sĩ quán rượu Rebeca
Ca sĩ Thanh Hiếu: vai bà mẹ đau khổ Sangtopholori
Ca sĩ Nam Khánh : vai Đại Úy Phebuyt
Ca sĩ Phan Hoàng : vai Vua ăn mày Cleopanh
Ca sĩ Phương Trinh: Vai cô gái Digan Exmeranda
Được gói gọn trong thời lượng 90 phút biểu diễn, đạo diễn Phan Điền mong mỏi: việc thử nghiệm phiên bản Notre dame de paris hồn Việt với tân cổ điển. tất cả sẽ là một dấu ấn nghệ thuật lạ mắt, tạo cảm xúc nhẹ nhàng ru lòng công chúng lạc vào một không gian bé nhỏ của âm nhạc, khi những âm điệu vút cao trong không gian lãng đãng, rồi một thoàng rung cảm tràn về trong tim, tất cả sẽ thổn thức cùng các vai diễn bi lụy và im lặng cảm nhận :“ Tình yêu là muôn thuở”
Ngoài ra,Notre dame de Paris xin cảm ơn sự liên kết hợp tác nhiệt tình từ các đơn vị
-Hội Nhạc sỹ Việt Nam.
-Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh
-Công ty Cổ phần đầu tư văn hóa VUFAMY
-Công ty cổ phần truyền thông Tài Đức
(Nguồn: http://nguyentrongtao.info)