Nhớ thầy dạy nhạc Huế xưa

18/11/2014

 Thời Pháp thuộc, trường học luôn có giờ dạy nhạc và nhiều lớp dạy đàn tư gia, như thầy Văn Giảng, Ưng Lang dạy đàn guitage Hawien, gọi là đàn Hạ uy di, thầy Nguyễn Hữu Ba dạy đàn tỳ bà hay thầy Tô Kiều Ngân dạy sáo trúc. Thầy cô dạy các trường thì rất nhiều như thầy Lê Cao Phan, Ngô Ganh, Đỗ Kim Bảng, Lê Quang Nhạc và cô Trương Huệ Mẫn… thời còn học ca nhạc Pháp, tỉ như bài J‘ai deus amours - tạm gọi là Hai mối tình ta.


Thầy Nguyễn Hữu Ba dùng nhạc cụ cổ để dạy hát tân nhạc,
theo phương pháp chuyển ký âm nhạc ngũ cung sang
ký âm Pháp của Văn Giảng.

Vui nhất là ở bậc tiểu học, các thầy còn sáng tác những ca khúc hài hước, để giúp học trò vui học như thầy Lê Cao Phan với bài ca Ba bà đi bán lợn xề, vui nhất là ca khúc Chú chuột cắp trứng và bài Hai chú gà con của thầy Ngô Ganh:

“Chú chuột cắp trứng ra không biết làm sao kéo đi.
Liền mời chú khác, chú kia vô bày mưu khó gì!
Anh nằm ngữa bốn chân, lo ghì ôm trứng đi.
Tôi thì cắn cái đuôi kéo anh về hang, tức thì!”.
“Hai chú gà con đi chơi với nhau
Chú xách cái dù chú đội mũ trên đầu
Trông thấy đằng xa, con giun khá to
Chú quăng cái dù, chú liệng mũ trên đầu
Lôi kéo hò lôi, con giun đứt hai
Chú văng xuống hào, chú té ngửa bên đường!”

Rồi gió mùa thu cách mạng thổi về. Nơi Tỳ Bà Trang của nhạc sư NSƯT Nguyễn Hữu Ba gần cửa Thượng Tứ, trai trẻ làng tụ về để học ca những bài theo nhịp điệu hành-marche-như Tiến quân ca, Lãnh tụ ca hay Phụ nữ ca. Bài Lãnh tụ ca vang vang dưới lũy tre làng: “Tuốt gươm thiêng vung cho nước nhà. Đã bao lần tranh đấu cho tự do. Hồ Chí Minh, anh hùng luôn tranh đấu. Thắng gian nguy, tiến công đầu. Giải phóng cho dân nước Việt, hạnh phúc bền lâu…”.

Từ đó, các chị em phụ nữ chân lấm tay bùn trong các lớp bình dân học vụ ca vang bài Phụ nữ ca: “Cùng bạn mày râu, chị em ta tiến ra sa trường. Cứu nước đặp tan hết xích xiềng rồi cùng đắp xây. Cờ bay phất phới tưng bừng ca nước non reo mừng. Anh thư Lạ Hồng Nam Bắc Trung giúp vào việc chung”.

Theo đà phát triển chung, giờ đây ca nhạc đã lên tầng cao mới, nhưng sao những âm thanh cùng hình ảnh thầy cô dạy nhạc cũ vẫn sống lại nồng nàn, nhất là vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

(Nguồn: http://sggp.org.vn)

Tin liên quan

08/03/2021
Đạt Kìm luôn cho rằng anh chưa bao giờ dừng lại niềm khao khát được làm mới, được đưa âm nhạc dân tộc đến gần hơn với khán giả trẻ. Phóng viên: Từ bao giờ anh biết mình yê...
07/03/2021
Thanh Xuân là nghệ danh của bà Vũ Thị Xuân, người may mắn được sinh ra trong một gia đình giàu tình yêu nghệ thuật, tại phường Hà Lầm, TP Hạ Long. Những năm kháng chiến chống Mỹ, tiếng đàn, tiế...