Nhã nhạc
Chào mừng QV&CB đã đến với chương trình Bàn tròn âm nhạc của Đài TNVN!
Thưa quý vị và các bạn! Âm nhạc Cung đình Việt Nam chính thức hình thành với sự lên ngôi của triều Nguyễn vào đầu thế kỉ 19, và được gọi là Nhã nhạc. Các thể loại âm nhạc Cung đình Huế bao gồm: nhạc lễ nghi thờ cúng và nhạc lễ nghi triều chính, múa cung đình, ca nhạc thính phòng và kịch hát (tuồng cung đình).
(Nguồn: internet)
Xưa kia nhạc Cung đình Huế bao gồm nhiều thể loại: Giao nhạc dùng trong lễ Tế Giao; Miếu nhạc dùng trong các lễ tế miếu; Ngũ tự nhạc dùng trong các cuộc tế lễ Thần Nông, Thành Hoàng, Xã Tắc; Đại triều nhạc dùng trong những dịp lễ lớn hoặc đón tiếp sứ thần các nước; Thường triều nhạc dùng trong các lễ thường triều; Yến nhạc dùng trong các cuộc yến tiệc lớn trong cung đình; Cung nhạc phục vụ trong nội cung. Múa cung đình Huế xưa có nhiều điệu sử dụng vào những dịp khác nhau.
Năm 2003, Tổ chức UNESCO đã công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Vậy hiện nay Nhã nhạc cung đình Huế đang có vị trí như thế nào trong đời sống âm nhạc của Việt Nam?
Thể loại âm nhạc này đã được gìn giữ, bảo tồn và phát huy như thế nào?
Chương trình hôm nay chúng ta cùng gặp gỡ với một số nghệ nhân của Nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình Huế.
Xin giới thiệu các vị khách mời:
1. Nhạc sĩ Đại Dũng
2. Nghệ nhân Hoàng Trọng Cương
3. Nghệ nhân Nguyễn Phong
4. Nghệ nhân Dương Phúc Long
Mời quý vị và các bạn cùng nghe!
(Nguồn: Bàn tròn âm nhạc – VOV3)