Liên hoan Âm nhạc Mới Á - Âu và Hội nghị ACL 2016: Chương trình hòa nhạc ngày 15-10

18/10/2016

Cuộc thi các nhà soạn nhạc trẻ ACL diễn ra sáng 15/10/2016, tại phòng Hòa nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

1. Stephen Lebsanft (Ôxtrâylia)

Rhapsody cho độc tấu viola

Nghệ sĩ biểu diễn: Nguyễn Nguyệt Thu / Solo Viola

2. So Ho-chi (Hong Kong)

"Cautious Indulgence" cho sáo, Oboe, Clarinet in Bb, Viola và Violoncello 

Nghệ sĩ biểu diễn:

Diệu Quỳnh / Sáo

Hoàng Mạnh Lâm / Oboe

Tạ Trung Đức / Clarinet

Lev Serov / Viola (Liên bang Nga)

Dmitry Feygin / Violoncello (Liên bang Nga)

3. Aldy Maulana Firmansyah (Indonesia)

"Rehiga" cho Clarinet in Bb và Bassoon

Nghệ sĩ biểu diễn:

Nguyễn Minh Hoàng / Clarinet

Thanh Hà / Fagot

4. Marina Fridman (Israel)

"2 Today" cho trumpet và băng điện tử 

Nghệ sĩ biểu diễn: Lê Anh / Solo Trumpet

5. Hisataka Nishimori (Nhật Bản)

"Ruika" cho sáo, violin và cello

Nghệ sĩ biểu diễn:

Stepan Yakovich / Violin (Liên bang Nga)

Dmitry Feygin / Violoncello (Liên bang Nga)

Bùi Quang Anh / Sáo

6. Reuben Jelleyman (New Zealand)
Ngũ tấu khí nhạc (fl. ob. cl. hn. bsn.)

Nghệ sĩ biểu diễn:

Việt Cường / Oboe

Tiến Đạt / Horn 

Nguyễn Hồng Ánh / Sáo

Minh Hoàng / Clarinet

Thanh Hà / Fag

7. Jonathan M. Domingo (Philippines)

"Sunrise Panic" cho sáo, Clarinet in B giáng, Violin, Viola, Violoncell

Nghệ sĩ biểu diễn:

Stepan Yakovich / Violin (Liên bang Nga)

Dmitry Feygin / Violoncello (Liên bang Nga)

Lev Serov / Viola (Liên bang Nga)

Diệu Quỳnh / Sáo

Tạ Trung Đức / Clarinet

8. Ding Jian Han (Singapore)

"Zapping" cho Ngũ tấu gồm Sáo, Oboe, Clarinet, French Horn, Bassoon

Nghệ sĩ biểu diễn:

9. Po-Chien Liu (Đài Loan)

"Towards to light the night" cho Tam tấu đàn dây

Nghệ sĩ biểu diễn:

Stepan Yakovich / Violin (Liên bang Nga)

Dmitry Feygin / Violoncello (Liên bang Nga)

Lev Serov / Viola (Liên bang Nga)

10. WooJae Cha (Hàn Quốc)

"Fiery Dance" cho kèn in Bb, sáo, Viola,  Violin, Violoncello

Nghệ sĩ biểu diễn:

Bích Hạnh / Violin

Thu Nga / Viola

Hoàng My /Cello

Diệu Quỳnh / Sáo

Nguyễn Minh Hoàng / Clarinet

11. Raja Mohamad Alif B. Raja Mohamad Adnan (Malaysia)

Taming Sari” Dàn nhạc thinh phòng (Ob. trp. 2 vn_ vla. vc. cb)

Nghệ sĩ biểu diễn:

Hoàng Mạnh Lâm / Oboi

Lê Anh - Trompet

Stepan Yakovich / Violin 1 (Liên bang Nga)

Nguyễn Công Thắng / Violin 2

Lev Serov / Viola (Liên bang Nga)

Dmitry Feygin / Violoncello (Liên bang Nga)

Văn Khoa /Cb

12. Nguyễn Minh Nhật (Việt Nam)

Tứ tấu đàn dây số 1 "Cảm xúc"

Nghệ sĩ biểu diễn:

Minh Hiền / Violin 1

Lan Hương / Violin 2

Nguyệt Thu / Viola

Hà Miên / Cello

13. Byashimov Merdan (Tatarstan)

"Tenha" cho 3 giọng hát, viola and piano

Nghệ sĩ biểu diễn:

Trần Thị Trang / Soprano

Bùi Thị Trang / Soprano

NSƯT Vành Khuyên / Soprano

Đinh Thu Hương / Piano

Lev Serov / Viola (Liên bang Nga)

Nhạc trưởng: Philip Klein (Mỹ)

                      NSND Phạm Ngọc Khôi (Việt Nam)

* Các nhà soạn nhạc trẻ tham dự:

Stephen Lebsanft (Australia)

Stephen Lebsanft sin ngày 23/9/1990, là một nhà soạn nhạc, một nghệ sĩ biểu diễn và nhà sư phạm tại thành phố Melbourne. Hiện Stephen đang hoàn thành chương trình Cử nhân chuyên ngành sáng tác tại Học Viện Âm nhạc Melbourne. Stephen sáng tác cho nhiều nhóm nhạc, từ thính phòng tới giao hưởng. Stephen đã được Hiệp hội Giảng viên Thanh nhạc Queensland, Hội Âm nhạc và Giáo dục Úc trao nhiều danh hiệu trong các cuộc thi  sáng tác dành cho những nhà soạn nhạc trẻ.

Rhapsody (Khúc cuồng tưởng) mở đầu như một sự dạo chơi bởi ban đầu tác giả chỉ định viết từng đoạn ngắn (khoảng một phút) mỗi ngày. Sau một vài tuần, Stephen quyết định phát triển thành một tác phẩm lớn hơn. Có hai ý chính trong khúc cuồng tưởng. Ý đầu tiên là việc gợi lên hình dung về một nhạc công bằng việc sử dụng các đoạn dừng nghỉ. Ý thứ hai là vận dụng mô típ hình vòm với ba nốt cuối theo gam thứ du dương. Khi hai ý này lên cao trào, sẽ đem lại năng lượng cho toàn bộ tác phẩm và sau đó là kết thúc nhẹ nhàng, tạo cảm giác thư thái.

So Ho-chi (Hong Kong)

So Ho Chi hiện sinh ngày 23/2/1994, hiện đang học sáng tác và nhạc điện tử với Tiến sĩ Tang Lok Yin và Giáo sư Clarence Mak tại Học viện Nghệ thuật Biểu diễn Hồng Kông. Trong suốt thời gian học tại Học viện, ông đã sáng tác một số tác phẩm cho nhạc cụ acoustic và tham gia vào việc sản xuất đa phương tiện, sắp đặt và xử lý âm thanh. So Ho Chi cũng tham gia vào nhiều lớp nhạc nâng cao của các nhà soạn nhạc nổi tiếng như Chen Xiaoyong, Zigmund Krauze, Bright Sheng, v.v…

“Cautious Indulgence” là một tác phẩm lấy cảm hứng từ phong cách và kỹ thuật sáng tác của Pierre Boulez. Với cấu trúc và phong cách đa chủ đề, vận dụng kỹ thuật đa âm và đa cấu trúc, các tác phẩm sau này của So Ho Chi mang lại cảm giác như đang sống ở một thành phố hiện đại như Hồng Kong. Cách tiếp cận đa cấu trúc mới thay vì cách truyền thống giúp tác giả truyền tải thêm nhiều ý tưởng hiện đại và phức hợp tới thính giả.

Ở nửa đầu của tác phẩm, có 4 hoạt động theo chủ đề. Những hoạt động này được phối hợp, sắp xếp lại ở nửa sau của tác phẩm một cách tự do hơn nhưng cũng vẫn theo một khung cấu trúc và cao độ.

Aldy Maulana Firmansyah (Indonesia)

Aldy Maulana Firmansyah sinh ngày 10/10/1991 hiện đang học sáng tác tại Khoa Sáng tác, Học viện Nghệ thuật Indonesia dưới sự hướng dẫn của Nhạc sĩ Royke B Koapaha. Aldy tích cực tham gia một số hội thảo sáng tác và các lớp nhạc nâng cao với Slamet Abdul Sjukur (Indonesia), Roderik De Man (Hà Lan), Chung Shih (Singapore), Vincent Mc Dermott (Mỹ), Otto Sidharta (Indonesia), Jack Body (New Zealand), Johannes Schoelhorn & Manfred Stahnke (Đức) và lớp học guitar cổ điển với Karl Nyhlin (Thụy Điển) và Nutavut Ratanakarn (Thái Lan). Tác phẩm: “Pakuan II” do Aldy sáng tác dành cho solo bass clarinet được chọn biểu diễn trong sự kiện: “Lễ hội kèn bass clarinet 2016- Tuần lễ âm nhạc Gaudeamus” tại Utrecht, Hà Lan.

"Rehiga" - Đây là tác phẩm kết hợp các yếu tố của Progressive Rock (thể loại âm nhạc đã đi cùng ông suốt năm tháng tuổi thơ) với những hiểu biết của ông về âm nhạc đương đại. Cả hai yếu tố này đã trở thành ngôn ngữ âm nhạc của tác giả. Là một nhà soạn nhạc trẻ, ông có trách nhiệm phản ánh cuộc sống thông qua ngôn ngữ âm nhạc.

Marina Fridman (Israel)

Marina Fridman sinh năm 1987 tại Kryvyi Rih (Ukraine). Cô đã tốt nghiệp trường Cao đẳng Âm nhạc Kryvyi Rih, khoa Piano và trường Học viện Âm nhạc Quốc gia Ukraina Tchaikovsky (Kiev) khoa sáng tác vào năm 2011.

Marina đã giành chiến thắng trong một số cuộc thi trong nước và quốc tế. Cô đã tham gia Liên hoan âm nhạc với tư cách một nhà soạn nhạc. Các Festival mà cô tham gia biểu diễn gồm có: “Festival âm nhạc Kiev”, Diễn đàn “Âm nhạc tuổi trẻ”, “Festival Nhạc Thính phòng”. “Liên hoan Âm nhạc tuổi trẻ Ba Lan và Ukraina lần thứ 4” và “Diễn đàn các nhà Xuất bản quốc tế” tại Lviv, “Liên hoan Malta tại Poznan (Ba Lan), Liên hoan các nhà soạn nhạc Krakow (Ba Lan), Liên hoan CIME/ICEM (Texas, Hoa Kỳ).

Năm 2012- Marina tham gia Khóa nhạc mới quốc tế đầu tiên tổ chức tại Kiev. Năm 2014, Marina tham dự chương trình Gaude Polonia tại Học viên Âm nhạc Krakow dưới sự hướng dẫn của nhà soạn nhạc Marek Choloniewski và Michal Pawelek. Từ tháng 7/2015, Marina trở thành thành viên của Liên đoàn các nhà soạn nhạc Israel. Marina là nhà soạn nhạc chuyên về thể loại thính phòng, giao hưởng và nhạc acoustic điện tử.

Two today - là tác phẩm tập trung phản ánh cuộc sống con người, về những quyết định, lựa chọn của con người.

Phần điện tử (electronics) chính là phần tiếng nói từ sâu bên trong mỗi con người, có tác động thôi thúc hoặc cản trở mỗi khi cần đưa ra quyết định.

Hisataka Nishimori (Japan)

Hisataka Nishi Mori sinh ngày 30/11/1986 tại Osaka, Nhật Bản và học sáng tác ở bậc đại học và sau đại học tại trường Đại học Nghệ thuật Okinawa. Năm 2010, Hisataka giành giải 3 trong cuộc thi dành cho các nhà soạn nhạc toàn nước Nhật lần thứ 8. Từ năm 2012-2015, Hisataka tham gia Lớp nhạc nâng cao của Học viện Âm nhạc Chigiana và hai lần được trao: “Diploma di merito” (danh hiệu có giá trị nhất dành cho các nhạc sĩ tham gia).

Tháng 8/2015, Hisataka lọt vào chung kết của cuộc thi các nhà soạn nhạc JFC. Tháng 11/2015, Hisataka giành giải nhất tại cuộc thi sáng tác quốc tế: "MUSICA E TRA ITALIA E GIAPPONE". Cô cũng là thành viên của JFC.

"Ruika" cho sáo, violin, cello

Thường thì một tác phẩm sẽ chia ra làm nhiều nhánh và sau đó ghép lại với nhau ở những phần quan trọng. Tác phẩm này cũng có cấu trúc cơ bản như vậy. Đây là tam tấu gồm 3 nhạc cụ khác nhau, có chức năng riêng. Từ: “Ruika” ở tiêu đề tác phẩm là một bài hát của âm nhạc/văn học cổ của Nhật Bản được hát trong các lễ truy điệu. Tuy nhiên, tác phẩm này không phải viết để hát lễ tang của một ai đó cụ thể mà chỉ là lấy cảm hứng từ hai bài thơ của tác giả Basho Matsuo: “How still it is here Stinging into the stones” và “The summer grasses”.

Tác phẩm này đã được trình diễn tại Palazzo Chigi-Saracini, tại Ý vào mùa hè năm 2014 trong khuôn khổ một Buổi hòa nhạc được tổ chức trong khuôn khổ của Học viện.

Reuben Jelleyman (New Zealand)

Reuben sinh ngày 19.08.1993. Ban đầu, Reuben Jelleyman học Âm nhạc tại Trường Âm nhạc New Zealand và học Vật lý tại Đaị học Victoria, Wellington. Các tác phẩm của Reuben được Dàn nhạc Avanti (Phần Lan), Intrepid Music, the NZSO và NZTrio (New Zealand) biểu diễn tại Liên hoan các nhà soạn nhạc châu Á (tại Singapore năm 2013).

Reuben có thể thực hiện lắp đặt, xử lý âm thanh-hình ảnh, bao gồm tác phẩm độc tấu và hợp tấu.

Năm 2015, Jelleyman giành giải thưởng SOUNZ, giải nhất trong cuộc thi các nhà soạn nhạc NZSM, đồng giải nhất trong cuộc thi sáng tác NZTrio và Giải thưởng giành cho các nhà soạn nhạc trẻ NZSO/TODD.

Hiện nay, Jelleyman đang thực hiện vở nhạc kịch thính phòng mới có tên: “The Garden of Forking Paths”, sử dụng hệ thống loa array octophonic và một bộ các nhạc cụ solo biểu diễn cùng với một số nghệ sĩ solo tại NZSM.

Wind Quintet (fl. ob. cl. hn. bsn.)

Đây là ngũ tấu kèn hơi rất sáng tạo: xử lý kết cấu theo đối âm, vừa vận dụng cách đối âm hai hoặc ba phần của Bach, vừa là mô tả tác phẩm theo trình tự.

Jonathan M. Domingo (Philippines)

Jonathan Domingo sinh ngày 10.12.1990 hiện là sinh viên năm cuối chuyên ngành sáng tác nhạc tại Đại học âm nhạc Philippines. Jonathan Domingo là học sinh của nhà soạn nhạc, nhà âm nhạc dân tộc, Tiến sỹ Jonas Baes, Tiến sỹ Maria Christine Muyco, Giáo sư Josefino “Chino” Toledo và Giáo sư Mary Katherine Trangco.

Ngoài sáng tác nhạc, Jonathan Domingo còn tích cực tham gia biểu diễn. Jonathan Domingo là nghệ sỹ đàn violon tại Câu lạc bộ âm nhạc UP Musika Sophia, và là một thành viên của nhóm nhạc chuyên hát thể loại RnB (Âm nhạc thời phục hưng và cổ điển). Gần đây, Jonathan Domingo là thành viên của Dàn nhạc Music Centennial Festival, Trường đại học âm nhạc UP (dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Josefino Toledo) và được mời chơi nhạc với nhóm nhạc Rondalla của Trường đại học âm nhạc UP. Là một thành viên của đội hợp xướng, những thành tích Jonathan Domingo đạt được là các màn biểu diễn tại Trung tâm văn hóa Philippines và tại Liên hoan đàn tre Organ quốc tế (thành viên của dàn hợp xướng  Villancico Vocal Ensemble).

Sunrise Panic là một tác phẩm lấy cảm hứng từ những sự kiện nhỏ xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Tác phẩm được phối cho 5 loại nhạc cụ (sáo, kèn clarinet, violin, viola and violoncello)

Những hoạt động hằng ngày nhàm chán hay thú vị được truyền tải vào âm nhạc bằng cách chuyển tông nhanh và thay đổi bất ngờ các sự kiện (thay đổi cường độ và kết hợp âm sắc). Những nốt nhạc được biến tấu liên tục có thể cho thính giả thưởng thức nhiều cách sắp xếp đối âm khác nhau.

Ding Jian Han (Singapore)

Ding Jian Han sinh ngày 23.3.1994 và hiện nay là sinh viên năm thứ nhất khoa sáng tác nhạc của Trường nhạc viện NUS Yong Siew Toh (YSTCM) dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư Peter Edwards. Phong cách sáng tác và sở thích hiện nay của Ding Jian Han là sự kết hợp nhiều âm thanh khác nhau để tạo ra những màu sắc mới và kết nối các kết cấu âm nhạc khác nhau. Phong cách này của Ding Jian ảnh hưởng của các nhà soạn nhạc như Helmut Lachenmann, Gyorgy Ligeti, Igor Stravinsky và Charles Ives.

Jian Han bắt đầu sáng tác từ năm 16 tuổi, dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Hoh Chung Shih và cố vấn âm nhạc, Tiến sỹ Chen Zhangyi tại Viện Rafles (RI). Năm 2015, tác phẩm đồng diễn nhạc thính phòng Trung Quốc của Ding Jian “Hồi ức” đã được Nhóm nhạc trẻ Ding Yi biểu diễn mở màn trong buổi hòa nhạc của họ. Năm 2016, tác phẩm “Đi bộ trong một đêm không tĩnh mịch” đã được công diễn lần đầu bởi dàn nhạc Multilaterale của Trường YSTCM, và tiếp sau đó được biểu diễn tại Jakarta trong chuyến lưu diễn châu Á của dàn nhạc này.

Zapping cho woodwind quintet

Tác phẩm này có ảnh hưởng lớn bởi tác phẩm “Moment Form” của Karlheinz Stockhausen. Tác phẩm này có  tất cả 7 phần độc lập. Các phần chuyển tiếp bất ngờ giống như kênh truyền hình chuyển ngay lập tức sau khi bạn ấn nút trên điều khiển từ xa. Chính công nghệ truyền hình analog đã mang lại cho Ding Jian cảm hứng sáng tác tác phẩm này, tuy nhiên Ding Jian đã đặt tên cho tác phẩm là “Zapping”. Mỗi phần được tách biệt với phần còn lại bằng cách sử dụng các nhịp khác nhau, nhiều nốt nhạc, nguyên liệu đa sắc,  tỷ lệ hòa âm và hầu hết xây dựng trên kỹ thuật âm nhạc vi tính, kết hợp với các nhạc cụ âm thanh (ví dụ như Delay, Sampler, Panning).

Po-Chien Liu (Taiwan)

Po-Chien Liu sinh năm 1990 tại Thành phố Cao Hùng, Đài Loan. Po Chien đang học tập tại Viện Âm nhạc Quốc gia, Trường đại học Chiao Tung, chuyên ngành sáng tác dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Tzyy-sheng Lee, và chuyên ngành phụ là đàn piano và đàn cổ cầm. Sở thích của Po Chien là kết hợp các loại nhạc cụ, âm sắc, phong cách âm nhạc phương Đông và phương Tây tạo thành âm thành dày và thể hiện văn hóa châu Á đặc sắc  trong các tác phẩm. Hiện nay, Po Chien là thành viên của ACL và ISCM-TAIWAN.

Tác phẩm "Towards to light the night" cho tam tấu đàn dây lấy cảm hứng từ tiểu thuyết “Towards to light the night”. Tác giả muốn thay đổi cách cảm nhận tiểu thuyết này thông qua những hình ảnh và biến nó thành những nốt nhạc. Tác phẩm gồm 2 phần: phần đầu tiên “Ánh sáng” được thể hiện trong bối cảnh con người đối mặt với ánh sáng le lói trong đêm tối và miệt mài tìm kiếm một xã hội lý tưởng trong mặt tốt của cuộc sống; và phần thứ hai là “Thời gian” nhằm thể hiện ý tưởng rằng thời gian luôn trôi đi trong khi con người theo đuổi mặt tốt đẹp của thế giới.

WooJae Cha (Korea)

Cha Woojae sinh ngày 29 tháng 10 năm 1991, nhận bằng thạc sĩ chuyên ngành âm nhạc tại Trường đại học Sangmyung Hàn Quốc năm 2016. Hiện nay Cha Woojae đang học tập dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Yongnan Park và Giáo sư Seungjae Chung.

 “Vũ điệu bốc lửa” lấy cảm hứng từ tác phẩm của Vladimir Kush, một họa sỹ siêu hiện thực Nga. Trong nhiều hình ảnh về “Vũ điệu bốc lửa” của Vladimir Kush xây dựng, Cha Woojae cố gắng mang đến những hình ảnh năng động và sống động có thể tìm thấy trong “lửa” và “điệu nhảy”. Theo quan điểm này, Cha Woojae đã sáng tạo một thang âm để thể hiện những hình ảnh mang tính hình tượng về lửa và nó có thể được thể hiện thông qua các quãng âm thấp (C F# B D# F# A G# A Bb).

Trong phần đầu, Cha Woojae thể hiện sự hoạt bát thông qua xây dựng hình tượng những cục than hồng và thể hiện bằng nhiều cách. Cha Woojae đã xây dựng tác phẩm thông qua sự xuất hiện của than hồng lan tỏa và bùng cháy. Cuối cùng những ngọn lửa biến mọi thứ thành tro bụi, và chúng bị biến mất trong vô vọng, không thể đốt cháy bất kỳ thứ gì nữa. Mượn hình ảnh sinh động của điệu nhảy, Cha Woojae thể hiện vòng đời của ngọn lửa qua cái nhìn siêu hiện thực. Và cuối cùng Cha Woojae có thể nắm bắt được bản chất của sự tồn tại thông qua quá trình ra đời của than hồng đến sự biến mất của ngọn lửa. 

Raja Mohamad Alif B. Raja Mohamad Adnan (Malaysia)

Raja Mohamad Alif sinh ngày 23/22/1987, là một nhà soạn nhạc người Malaysia và cũng là một giảng viên âm nhạc của một trong những trường đại học hàng đầu tại Malaysia, Trường đại học Teknologi MARA (UiTM).  Raja vừa nhận bằng Thạc sỹ âm nhạc của Trường đại học London, Anh Quốc chuyên ngành sáng tác năm 2014. Trước đó, Raja theo học và tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành sáng tác nhạc tại trường UiTM năm 2013, nhận chứng chỉ sáng tác nhạc năm 2011. Ngoài ra, Raja có kinh nghiệm giảng dạy đàn guitar trình độ sơ cấp, trung cấp và cao cấp tại các trường âm nhạc ở Thung lũng Klang. Là một giáo viên âm nhạc giỏi, Raja cũng nhận  đào tạo sinh viên cho các sự kiện âm nhạc và các buổi biểu diễn cũng như nhận xét và đánh giá sự tiến bộ của  sinh viên. Trong suốt thời gian học tập, nhiều sáng tác của Raja đã được biểu diễn bởi các nhạc sỹ/nhóm nhạc giỏi như Nhóm nhạc Bridges từ Melboume, Tiến sỹ Lachlan Dent từ Úc, Tiến sỹ Nathan Fischer từ Mỹ, Tiến sỹ Tazul Tajuddin từ Malaysia, Ross James Carey từ New Zealand và Nhóm nhạc Chroma Ensemble từ Anh Quốc. Ngoài ra, những sáng tác của Raja còn được công diễn tại một số sự kiện tại Malaysia và Vương quốc Anh.

“Taming Sari”

Taming Sari là một tác phẩm đồng diễn sử dụng 7 loại nhạc cụ ( Kèn Trumpet bb, kèn oboe, 2 violin, viola, cellvà công-tra-bát). Kris là tên một loại dao truyền thống của Malaysia, là nguồn cảm hứng chính cho tác giả sáng tác tác phẩm này. Taming Sari là tên một loại Kris của chiến binh huyền thoại Hang Tuah. Taming Sari là loại dao Kris nổi tiếng nhất trong văn học Malay, được làm thủ công tinh xảo mà bất kỳ ai cầm nó đều không thể không trầm trồ. Tác phẩm tập trung nhiều vào kết cấu, cường độ và âm sắc hơn là những giai điệu, hòa âm và tiết tấu của một tác phẩm âm nhạc thông thường. Cách thức sắp xếp và âm sắc của tác phẩm hình tượng hóa cấu tạo của con dao Kris – được làm từ nhiều loại sắt. Để tập trung vào cách sắp xếp, cường độ và âm sắc, tác giả đã bỏ qua hòa âm, sử dụng những cử động nhịp nhàng, ít giai điệu và viết nhạc dựa vào cao độ trung tâm – nốt nhạc G. Cấu trúc âm của tác phẩm này bám vào sự việc trao Taming Sari của Hang Tuah cho Hang Jebat -người bạn thời thơ ấu của ông. Trong bối cảnh này, Kèn Trumpet tượng trưng cho chiến binh Hang Tuah, kèn Oboe tượng trưng cho người bạn Hang Jabet và phần đàn dây tượng trưng cho Taming Sari.

Nguyễn Minh Nhật (Việt Nam)

Nguyễn Minh Nhật sinh ngày 25/9/1997 trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Nhật bắt đầu học đàn piano từ năm 6 tuổi và bắt đầu học sáng tác chuyên nghiệp từ năm 15 tuổi ở Nhạc Viện Hà Nội, (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) lớp thầy Đặng Hữu Phúc. Nhật cũng được học thêm với các giáo sư dạy sáng tác đến trường thỉnh giảng từ Đức (Prof. Bernd Asmus)  và Mỹ (Prof. P. Q. Phan). Sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp khoa sáng tác Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam vào mùa hè năm 2015, Nhật đã sang Mỹ học tiếp đại học. Hiện nay Nhật đang là sinh viên năm thứ hai khoa sáng tác của Nhạc viện Manhattan tại thành phố New York.

Trong ba năm gần đây, Nhật đã sáng tác được một số bài cho piano, flute, percussion solo, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu.v.v... cho nhiều nhạc cụ dây, kèn, sáo, gõ và piano. Một số sáng tác của Nhật đã được trình diễn tại Viện Goeth Hà Nội, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Nhạc viện Manhattan và gần đây nhất là tại Liên hoan các Nhà soạn nhạc trẻ đến từ Đông Nam Á tổ chức ở thủ đô Manila, Philippines từ ngày 14 tháng 7 đến ngày 22/7 năm 2016. 

Tứ tấu cho đàn dây số  1 "Cảm xúc"

Tác phẩm muốn truyền tải rằng cảm xúc của con người trong không tuyệt đối chỉ là vui hay buồn hay lo lắng hay hứng khởi không mà thực tế là chúng hòa trộn lại với nhau. Đó là vì cuộc sống hiện đại khiến chúng ta cùng một lúc phải suy nghĩ tới, nào là việc làm ở công ty nào là chăm lo cho gia đình... Cho nên chúng ta sẽ có nhiều cảm xúc trộn lẫn với nhau do chúng ta phản ứng khác với từng sự kiện.

Byashimov Merdan (Tatarstan)

Merdan Byashimov sinh ngày 26 tháng 11 năm 1985 tại thành phố Mary (Turkmenistan). Được sinh ra trong gia đình có truyền thống là nhạc sĩ, ngay từ những năm đầu đời Byashinov đã có sự hứng thú với âm nhạc. Trong những năm còn trẻ, anh bắt đầu sáng tác các tác phẩm cho piano. Trong khi còn đang theo học tại đây, anh là học giả của Quỹ từ thiện quốc tế. Anh tham gia tích cực các cuộc thi trong nước và quốc tế như cuộc thi piano quốc tế năm 2000, cuộc thi nghệ sĩ dương cầm  toàn quốc. Trong thời gian học tại trường, anh bắt đầu sáng tác nhạc và hòa âm cho dàn nhạc. Năm 2005, anh tốt nghiệp khoa piano, Học viện Âm nhạc Quốc gia  D. Ovezov. Từ năm 2005 đến năm 2013, anh  là thành viên của nhóm nhạc jazz Nurana, và tích cực đi kbiểu diễn khắp nước Nga và các nước láng giềng. Các tác phẩm giao hưởng của Merdan đã được trình diễn ở Moscow, Kazan, Ashgabat (Turkmenistan). Hiện tại anh là sinh viên năm thứ năm tại học viện âm nhạc Quốc gia Kazan N. G. Zhiganov.

Tenha" cho 3 giọng hát, viola và piano

Bài hát là một tâm hồn cô đơn. Ba giọng ca không chuyên đóng vai trò tạo nên phần âm thanh nền cho tác phẩm. Sự cô đơn được thể hiện qua âm thanh của tiếng đàn piano, lúc khao khát, lúc kiểu cách, lúc phấn khởi và dường như lại không nhận ra sự tồn tại của người bạn đồng hành; khi thì là tuyệt vọng tìm kiếm sự yên bình và hạnh phúc. Giọng hát yếu hơn thể hiện sự phản bội, mất mát, lòng căm thù dối trá. Tiếng độc tấu của piano da diết, cô đơn thể hiện sự trống vắng, mong mỏi sự chia sẻ. Khi tiếng hát ngừng lại, chỉ còn âm thanh của tiếng đàn piano da diết và không gian yên lặng.

 

* Nghệ sĩ biểu diễn:

Nguyễn Nguyệt Thu (Vietnam) /  Độc tấu Viola

Nguyễn Nguyệt Thu sinh năm 1973. Chị học tại Trường Âm nhạc Gnhesin - Mátxcơva, Nga (1989-1994), học Nhạc viện Mátxcơva  với GS Yuri Bashmet (1994-1999).

Năm 2004, chị hoàn thành chương trình cao học dưới sự hướng dẫn của GS Michael Kugel tại Nhạc viện Maastricht (Hà Lan).

Nguyễn Nguyệt Thu lọt vào vòng bán kết tại Cuộc thi Violon quốc tế ở Ba Lan (1984); lọt vào vòng chung kết và nhận giải thưởng "Hy vọng" trong Cuộc thi Viola quốc tế tại Moskva, Nga (1995); lọt vào vòng bán kết và giành giải "Tiết mục biểu diễn nhạc JCBach xuất sắc nhất" trong Cuộc thi Viola quốc tế tại Isle of Man-Englands (1995 -1997). 
Chị từng là nghệ sĩ viola chính trong Dàn nhạc thính phòng quốc tế XXI tại Mátxcơva, Nga (1991-1999), tham gia tứ tấu dây "Glazunov” với GS Belinsky từ Borodin Quartet (1996-1999).
Nguyễn Nguyệt Thu đã trợ giảng tại Trường năng khiếu Âm nhạc Gnhesin tại Mátxcơva, Nga (1990-1995), là giáo viên âm nhạc ở Trường Âm nhạc Mandeville, Singapore (2009-2011).

Nguyễn Nguyệt Thu còn là nghệ sĩ viola chính của Symphonica orquesta de Galixia ở La-Caruna, Tây Ban Nha (1999-2001); làm việc tại The Hague, Hà Lan (2001-2009); là khách mời của Dàn nhạc giao hưởng Singapore (2003) và nghệ sĩ viola chính trong Dàn nhạc giao hưởng Malaysia (2001-2009), Orquestra do Algarve và Dàn nhạc thính phòng Cascais e Oieras, Bồ Đào Nha (2011 - 2013), tham gia Dàn nhạc giao hưởng Orchestra de sao Paulo, Brazil (2013). Chị đã biểu diễn tại các nước như: Úc, Áo, Bỉ, Anh, Pháp, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển....

Lê Anh (Vietnam) / Độc tấu Kèn Trumpet

Lê Anh sinh ngày 17 tháng 1 năm 1966 tại Hà Nội. Tốt nghiệp kèn Trumpet hệ sơ trung tại Nhạc Viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) năm 1984, tốt nghiệp trung cấp âm nhạc tại trường Trung cấp Âm nhạc trực thuộc Nhạc viện Tchaikovsky – Moscow năm 1989. Từ 1989 đến 1993, anh học tại Nhạc viện Odessa, và anh tham gia dàn nhạc sinh viên thể nghiệm của Nhạc viện Odessa từ 1994 đến 1999.

Hiện nay, Lê Anh công tác tại khoa Kèn – gõ Học Viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Năm 2002, anh đi tu nghiệp tại Malmö - Thụy Điển.

Anh là cộng tác viên thường xuyên của Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam, tham gia Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội với vai trò bè trưởng Trumpet và đã đi biểu diễn tại các nước như:  Pháp, Đức, Nhật Bản,Trung quốc...

 

Chương trình Âm nhạc Thính phòng số 3 "Dàn nhạc Thính phòng" đã diễn ra vào tối 15/10/2016, tại Phòng Hòa nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

1. Alexander Tchaikovsky (Nga)

Ngũ tấu đàn dây (Piano) phần I

Nghệ sĩ biểu diễn:

Ngô Hoàng Linh / Violin 1

Đào Mai Anh / Violin 2

Nguyễn Thu Bình / Viola

Trần Thị Mơ / Cello

Thu Hiền / Piano

2. Tsui Mei-ling Meilina (Hong Kong)

Dancing Shades and Echoes" Ngũ tấu gồm Ob. Cla in Bb.Horn in F. Violin. Piano

Nghệ sĩ biểu diễn:

Hoàng Mạnh Lâm - Oboe

Tạ Trung Đức – Clarinet

Nguyễn Tuấn Long / Horn

Đinh Công Thành / Violin

Đào Thu Lê / Piano

Nhạc trưởng: Kim Xuân Hiếu

3. Ufuk Bicak (Thổ Nhĩ Kỳ)

"Zero" cho Fl, Cl, Violon, Violoncell và Piano

Nghệ sĩ biểu diễn:

Nguyễn Hồng Ánh / Flute

Tạ Trung Đức / Clarinet

Đinh Công Thành / Violin

Lê Quỳnh Giang / Cello

Đào Thu Lê / Piano

Nhạc trưởng: Kim Xuân Hiếu

4. Yi-Yiing Chen (Đài Loan)

Pulse" cho Cl, Fag, Perc, Piano, Violin, Vla, Vc, Cb

Nghệ sĩ biểu diễn:

Tạ Trung Đức / Clarinet

Trần Minh Đức / Fagotto

Trần Xuân Hòa / Perc

Phạm Thanh Hà / Violin

Doãn Trung Anh / Viola

Lê Quỳnh Giang / Cello

Tạ Vương Nam / Contrabass

Đào Thu Lê / Piano

Nhạc trưởng: Kim Xuân Hiếu

5. YoungEun Paik (Hàn Quốc)

"Passacag I ia" cho độc tấu violin và Dàn nhạc Dây

Nghệ sĩ biểu diễn:

Xuân Huy - Solo Violin và Dàn nhạc dây

Nhạc trưởng: Kim Xuân Hiếu

6. Domènec González de la Rubia (Tây Ban Nha)

1. "Preludio Ier Movimiento"
2. Helios 3er Movimiento
3. Tango III 
                 cho Violin – Viola

Nghệ sĩ biểu diễn:

Stepan Iakovich / Violin (Liên bang Nga)

Nguyễn Nguyệt Thu / Viola

7. Yip Ho-kwen Austin  (Hong Kong)

Tứ tấu đàn dây No.1: BE

Nghệ sĩ biểu diễn:

Phạm Thanh Hà / Violin

Nguyễn Vân Hạnh / Violin

Doãn Trung Anh / Viola

Nguyễn Diệu Hương / Cello

8. Chihchun Chi-sun Lee (Đài Loan)

String Quartet No. 2

Nghệ sĩ biểu diễn:

Đinh Công Thành / Violin

Nguyễn Mạnh Hải / Violin

Doãn Trung Anh / Viola

Lê Quỳnh Giang / Cello

9. Đặng Hồng Anh (Vietnam/ Ba Lan)

Capricio "Tây Nguyên" cho String Orchestra

Nghệ sĩ biểu diễn: Dàn nhạc dây

Nhạc trưởng: Honna Tetsuji (Nhật Bản)

10. Phạm Minh Tuấn (Việt Nam)

Bất khuất" cho Piano and Dàn nhạc dây

Nghệ sĩ biểu diễn:

Đào Thu Lê / Piano solo và Dàn nhạc dây

Nhạc trưởng: Kim Xuân Hiếu (Việt Nam)

 

* Các nhạc sĩ của chương trình:

Alexander Tchaikovsky (Russia)

Alexander Tchaikovsky là Nghệ sĩ nhân dân của Nga, Giáo sư, Chủ tịch của Hội sáng tác tại Học viện Âm nhạc quốc gia Tchaikovsky Moscow và là Giám đốc nghệ thuật của Dàn nhạc Giao hưởng Matxcova. Alexander Tchaikovsky tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Moscow chuyên ngành piano và sáng tác. Từ năm 1977, ông là giảng viên Học viện Âm nhạc Moscow và trở thành Giáo sư năm 1994. Từ năm 1993 – 2002, ông trở thành Quản lý nhà hát Mariinsky và là Hiệu trưởng Học viện âm nhạc St. Petersburg (2005-2008). Năm 2002, ông tổ chức Liên hoan Âm nhạc Thanh thiếu niên Nga. Alexander Tchaikovsky là thành viên và đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Giám khảo các cuộc thi âm nhạc trong nước và quốc tế. Âm nhạc của Alexander được nhiều nhạc sĩ kiệt xuất biểu diễn như MikhailPletnev, Vladimir Fedoseev, Valery Gergiev, MarissJansons, Yuri Bashmet, v.v….

Ngũ tấu đàn dây (Piano) được Alexander Tchaikovsky sáng tác vào năm 1989, và được Dàn nhạc Thính phòng Dallas (Mỹ) biểu diễn.

Tác phẩm chỉ gồm một phần và được viết theo quy tắc: “Từ tối ra sáng”, từ mâu thuẫn tới hòa bình. Đây là một trong những tác phẩm thường xuyên được biểu diễn nhất trong tất cả các tác phẩm của Alexander. Ông đã biểu diễn tác phẩm này tại Đức, Pháp, Ý, Mỹ và nhiều thành phố của Nga.

Tsui Mei-ling Meilina (Hong Kong)

Meilina Tsui là một nhà soạn nhạc và một nghệ sĩ piano người Trung Quốc. Meilina sinh ra tại Liên bang Sô-Viết cũ và lớn lên ở Hong Kong. Cô tốt nghiệp loại giỏi cử nhân âm nhạc Đại học Hồng Kong, Trung Quốc năm 2015. Tại đây, cô nhận học bổng Hong Kong Jockey Club 2012-2015, (học bổng danh giá nhất cho bậc Đại học tại Hong Kong), học bổng AIG và Học bổng của Hiệp hội các nhà soạn nhạc và tác giả Hong Kong. Hiện tại, Meilina đang theo học Thạc sỹ âm nhạc, chuyên ngành sáng tác với Giáo sư Silvina Milstein tại Trường Đại học London và được cấp học bổng cho những người xuất sắc cùng một số giải thưởng khác. Các tác phẩm của Meilina được các dàn nhạc chuyên nghiệp trình diễn, như Dàn nhạc mới Hong Kong, Tứ tấu đàn dây Romer (HK) và dàn nhạc Lontano (Anh Quốc).

“Dancing Shades and Echoes” được Nhóm nhạc Lontano biểu diễn tại Đại học London năm 2016. Tác giả dành một sự quan tâm đặc biệt cho thế giới tưởng tượng thuộc thể loại ngẫu hứng. Tiêu đề của tác phẩm phần nào đặt ra yêu cầu cho cả 5 nhạc công phải hóa thân thành những cái bóng, và phải luôn chuyển động không ngừng trong thế giới tưởng tượng. Sự đa dạng trong hành động, cử chỉ tạo nêncấu trúc nhiều tầng lớp, hình dung về một khoảng không rộng với âm thanh rộng mở. Tác giả muốn nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của việc kết hợp cả năm nhạc cụ để tạo ra một bức tranh tổng thể ấn tượng và có cảm xúc. Tìm hiểu độ vang của từng nhạc cụ cũng như tạo ra tính đa dạng trong kết cấu tổng thể, ẩn trong sự phức điệu, là những mục tiêu quan trọng của tác phẩm này.

Ufuk Bicak (Turkey)

Ufuk Bicak sinh năm 1989 tại Plovdiv. Ufuk bắt đầu học nhạc đầu tiên với nghệ sĩ Kemal Eroglu tại thành phố Ankara. Năm 2008, Ufuk được nhận vào khoa sáng tác nhạc của trường Đại học Âm nhạc quốc gia Dokuz Eylul. Ông học sáng tác với nghệ sĩ Onur Nurcan, hòa âm, đối âm và chỉ huy dàn nhạc với nghệ sĩ Jean Baily, nhạc điện tử và hòa âm nhạc jazz với nghệ sĩ Uzay Bora. Những sáng tác của Ufuk cho các nhạc cụ độc tấu và các nhóm nhạc đã được nhiều dàn nhạc biểu diễn trong thời gian Ufuk còn đang đi học. Tác phẩm “Dede Korkut” được DESO biểu diễn với sự chỉ huy củaTulio Gagliardo Varas tại Izmir. Năm 2013, Ufuk bắt đầu học tại Trường Đại học Nghệ thuật Mimar Sinan, Viện Âm nhạc Quốc gia Istanbul và hiện nay, Ufuk đang theo học Sáng tác với Hasan Urarsu.

Zero là tác phẩm áp dụng lý thuyết hòa âm dựa trên toán học mà Ufuk đang nghiên cứu và phát triển. Tác phẩm mở đầu với âm thanh của kèn clarinet và những âm thanh tổng hợp theo trục này xuyên suốt không đổi trong toàn bộ tác phẩm.

Yi-Yiing Chen (Taiwan)

Yi Yiing Chen được trao học bổng Elliott Carter của Trung tâm âm nhạc Tanglewood. Những tác phẩm của Yi Yiing Chen được biểu diễn tại Liên hoan âm nhạc Tanglewood, Liên hoan các nhà soạn nhạc nữ Hartford và Liên hoan viola quốc tế Promrose. Ngoài sáng tác nhạc, Yi Yiing Chen còn là một nghệ sĩ piano. Hiện nay, Yi Yiing Chen là một nghệ sĩ và Giảng viên tại Viện Công nghệ Massachusetts sau khi hoàn thành chương trình Tiến sĩ tại Viện âm nhạc New England. Trước đó, Yi Yiing Chen là Thạc sĩ, Trường âm nhạc Manhattan và cử nhân Trường Đại học Sư phạm quốc gia Đài Loan.

“Pulse" -  Nhạc nổi lên, rất nhẹ nhưng vẫn có thể nghe thấy. Sau đó là một cuộc đấu tranh gay gắt, một người đi và dần nhấn chìm xuống làn nước lạnh và sâu. Đó là khi tất cả dàn nhạc chuyển sang bộ ba chơi đàn violong, viola và cello, tiếp tục nhấn chìm từ từ, cùng với những cánh hoa bay trong màn đêm thanh vắng. Bỗng nhiên, đôi mắt của nhân vật mở ra, mơ hồ cố gắng chạm đến ánh sáng xa xăm trong không gian. Cuối cùng, nhân vật đã phá vỡ màn đêm và hít thở luồng không khí ấm áp. Sóng gợn lăn tăn như thể chưa có gì xảy ra. Cao độ không ổn định, vuốt, hòa âm và kỹ thuật sul ponticello của nhạc cụ dây được sử dụng để tạo những tiếng động nhẹ. Theo tuyến tính, nốt thứ 2 lên nhẹ rồi tới nốt thứ 3 chìn xuống, tạo sự lên xuống của biểu đồ điện âm. Tác phẩm tập trung miêu tả những rung động khác nhau giữa điều tuyệt vọng và hy vọng, giữa sự đau đớn và tái sinh.

YoungEun Paik (Korea)

YoungEun Paik là Giáo sư chuyên ngành sáng tác của trường Đại học Âm nhạc, Trường đại học Dankook. YoungEun đã giành giải thường sáng tác nhạc quốc gia Hàn Quốc lần thứ 19 và 27.

Nguyên Chủ tịch Liên đoàn sáng tác nhạc châu Á – Hàn Quốc (ACL-Korea). Phó Chủ tịch Hiệp hội những nhà sáng tác nhạc Hàn Quốc. Chủ tịch Hội âm nhạc hiện đại (UNJI). Tổng Thư ký Hội những nhà sáng tác nhạc nữ Hàn Quốc. Thành viên Ban Giám đốc Liên đoàn nhà sáng tác nhạc châu Á.

Cô là Cử nhân âm nhạc của Trường Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc; Thạc sĩ âm nhạc của Trường đại học Ấn Độ, Bloomington, Indiana, Mỹ.

Cô hiện là thành viên Ban Giám đốc Hội đồng nghệ thuật Hàn Quốc.

Tác phẩm "Passacag I ia" 

Thời khắc chúng ta nhận thức được cuộc sống hiện hữu trong dòng chảy của thời gian, thời khắc đó dần bị phai nhòa trong quá khứ. Chúng ta sống trong cả hiện tại, quá khứ và tương lai. Tiếng đàn dây gợi lên nhiều cảm xúc. Chủ đề chính được thể hiện qua sáu nốt nhạc và giai điệu đối âm trong toàn bộ thang âm xuyên suốt tác phẩm.

Domènec González de la Rubia (Spain)

Domènec González de la Rubia (sinh năm 1964 tại Merida, Extremadura). Ông là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, giáo viên và là người nghiên cứu về âm nhạc ở Barcelona và Bratislava. Ông cũng là Giám đốc một trường nhạc địa phương ở Torroella và là Giáo sư về hòa âm tại Nhạc viên Liceo. Là một nhà văn, ông đã xuất bản hơn hai trăm bài viết về lịch sử và thẩm mỹ âm nhạc. Ông là tác giả của cuốn sách Âm nhạc Tôn Giáo ở Catalonia trong thế kỷ XX. Ông đã nhận được nhiều học bổng và giải thưởng trong các cuộc thi sáng tác. Là một nhà soạn nhạc, ông đã tham gia nhiều liên hoan ở cả Tây Ban Nha và ở nước ngoài và thường xuyên được mời tham gia các hội thảo và lớp học nâng cao tại Tây Ban Nha và quốc tế. Hiện nay, ông là chủ tịch của Hiệp hội các nhà soạn nhạc Catalan (ACC) và Liên đoàn Hiệp hội các nhà soạn nhạc Ibéricas (Faic).

Phần "Preludio IER Movimiento" được thể hiện chủ yếu qua phần hòa âm. Đây là một tác phẩm có phần lời và phần nhạc hỗ trợ nhau.  

Phần Helios IER Movimiento là sự phối hợp của song tấu violin. Trong thần thoại Hy Lạp, nó đại diện cho mặt trời, ánh sáng của một ngày tốt đẹp đang chờ đợi ở phía trước.Tác phẩm này thể hiện không gian tươi sáng, năng lượng mạnh mẽ, sự lạc quan thông qua phần đối thoại sôi nổi.

Phần thứ 3 là Tango. Tác giả luôn bị thu hút bởi một hình ảnh âm nhạc nghệ sĩ piano biểu diễn trong các quán café ở Barcelona. Phần này vẫn giữ nhịp điệu cơ bản nhưng có xen kẽ quan điểm cá nhân. DCUO được dành riêng cho những nghệ sĩ biểu diễn: AllaVoronkova và Anibaldos Santos.

Yip Ho-kwen Austin  (Hong Kong)

Yip Ho-Kwen Austin sinh ra tại Hong Kong và có nhiều tác phẩm được biểu diễn trên toàn thế giới. Một số các Liên hoan mà Austin đã tham gia gồm có ISCM, ACL, v.v… Austin trở Tiến sĩ và Thạc sĩ Triết học (Sáng tác) tại Đại học Hongkong. Austin từng tốt nghiệpcử nhân xuất sắc âm nhạc tại Đại học California, Berkeley.

Austin được trao học bổng âm nhạc James Kitagawa, Học bổng Regents & Chancellors, Học bổng Henry Holbrook, Học bổng James King. Austin đã giành một số giải thưởng như Eisner Prize, Milton C. Witzel, Rayon Huang, CASH và giải nhất Liên hoan các nhà soạn nhạc châu Á tại Singapore. Austin hiện giảng dạy tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong và Viện Giáo dục Hong Kong. Austin hiện là giảng viên tại Đại học Hongkong.

Tác phẩm: “BE” thể hiện ý định của tác giả sử dụng âm sắc, cấu trúc và giai điệu với chất liệu cơ bản, để làm bật lên những nét đặc biệt của tứ tấu đàn dây. Với việc sử dụng các dòng giai điệu đan xen, bốn nhạc cụ không chỉ là sự hòa hợp mà còn trở thành một thể thống nhất, nhưng vẫn có những điểm đặc trưng riêng nổi bật.

Chihchun Chi-sun Lee (Taiwan)

Nhà soạn nhạc người Mỹ gốc Đài Loan, Chihchun Chi-sun Lee là người giành giải nhất trong cuộc thi Brandenburg Biemtial và Guggenheim Fellow năm 2015. Lee Giáo sư được mời giảng dạy sáng tác và lý thuyết nhạc tại Trường Đại học Ewha tại Thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Lee đã nhận nhiều học bổng như Học bổng âm nhạc từ trường Đại học Harvard, Hiệp hội văn hóa và nghệ thuật quốc gia Đài Loan, Dàn nhạc giao hưởng thính phòng quốc gia Đài Loan (NSO), Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Hàn Quốc (NOK), v.v… Các tác phẩm âm nhạc của Lee được biểu diễn và phát sóng trên khắp thế giới như tại Úc, Áo, Bulgary, Canada, Croatia, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Pháp, Đức, Hawaii, Indonesia, Israel, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Philippin, Ba Lan, v.v...

Tác phẩm Suing Quartet No.2 được sáng tác dựa trên một số giai điệu nhạc dân gian Arirang của Hàn Quốc. Mỗi một giai điệu Arirang đều có những đặc điểm riêng (khác nhau về nhịp độ, tiết tấu và phong cách). Tác phẩm gồm 3 phần: phần thứ nhất sử dụng Jindo Arirang và Milyang Arirang chuyển điệu từ các làn điệu dân gian; phần thứ 2 sử dụng Jeongseon Azirang và Bonjo Azirag và phần thứ 3 được dựa trên Kangwondo Arirang nhấn mạnh vào sự thay đổi của giai điệu và màu sắc.

Đặng Hồng Anh (Vietnam/ Poland)

Nhạc sĩ Đặng Hồng Anh sinh năm 1969 tại Hà Nội, tốt nghiệp khoa Piano và khóa học Sáng tác lớp giáo sư A.I. Golovin trường Trung cấp Âm nhạc Quốcgia mang tên Gnesin tại Moskva năm 1988. Tốt nghiệp đại học Sáng tác loại ưu năm 1993 và thạc sĩ năm 1998 lớp giáo sư A.L. Larin Học viện Âm nhạc Quốc gia Liên bang Nga mang tên Gnesin tại Moskva. Các sáng tác của nhạc sĩ Đặng Hồng Anh bao gồm những tác phẩm khí nhạc viết cho độc tấu, hòa tấu, dàn nhạc giao hưởng, thanh nhạc và hợp xướng. 

Bản nhạc Capriccio Tây Nguyên viết cho Dàn nhạc dây của nhạc sĩ Đặng Hồng Anh được lấy cảm hứng từ các bài hát dân ca vùng cao nguyên Tây Nguyên. Ba chủ đề âm nhạc chính dựa trên giai điệu ba bài dân ca: Tỏ tình (Cù G­­lanh, dân ca Bru – Vân Kiều), Đi cắt lúa (dân ca H’rê) và Nhớ ai (H Nit Lô).

Capriccio Tây Nguyên có cấu trúc của thể loại ron do và mang đôi nét của sonata allegro. Bản nhạc được xây dựng bằng thủ pháp phát triển 3 chủ đề và motif âm nhạc tương phản xen kẽ nhau với các nhịp điệu, tiết tấu đa dạng và phong phú.

Capriccio Tây Nguyên được sáng tác nhân dịp Festival Âm nhạc Việt - Mỹ 2015 được tổ chức vào tháng 08/2015 tại HàNội.

Phạm Minh Tuấn (Vietnam)

Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn sinh năm 1942, quê gốc Nam Định.

Sáng tác tác phẩm đầu tiên từ năm 1960 “Tiếng hát dân công”; “Qua sông” 1963. Đã nhận  giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu 1960 – 1965.

Sau này có nhiều bài hát tiếp theo “Bài ca người nữ tự vệ” 1968’ “Đường tàu mùa xuân” 1976; “Thành phố tình yêu và nỗi nhớ” 1981; “Dấu chân phía trước” , “Bài ca không quên” 1981; “Mùa xuân” 1983; “Đất nước”, “Khát vọng” 1985…

Và tiếp những năm sau viết nhiều tác phẩm. Năm 2014, viết tác phẩm “Bà mẹ Gạc Ma”; “Bất khuất” viết 1995 và nhận được giải Nhì của Bộ Quốc Phòng (không có giải Nhất).

“Bất khuất" cho Piano and String Ochestra

Trong cuộc chiến tranh cứu nước, có những người ra đi và trở về, có người đã ra đi nhưng không bao giờ trở lại và các chiến sĩ vô danh cũng không biết đang yên nghỉ ở nơi đâu, đất nước ta hay trên đất bạn. Có một lần tôi ra Côn Đảo nhìn thấy những hàng dương và những ngôi mộ bạt ngàn, trong đó có những ngôi mộ vô danh. Tên tuổi các anh các chị đã hóa thành những âm thanh và từ cảm xúc đó, tôi đã viết nên tác phẩm “Bất khuất” để ngợi ca những đồng đội những đồng chí của chúng ta.

Tin liên quan

06/03/2021
Tối 5 tháng 10 năm 2020, tại Nhà hát Chèo Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020, do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ...
18/02/2021
Tất cả Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam có quyền gửi tác phẩm, công trình dự xét Giải  thưởng Âm nhạc 2021. Tác giả, nhóm tác giả tham dự 01 tác phẩm duy nhất thuộc một trong các chuyên ngành sau: Lý luận phê bình, Sáng tác, Biểu diễn ...
18/02/2021
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 8 tháng 9 năm 2020, tại Hà Nội, Đảng bộ Liên hiệp các ...
17/02/2021
Chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ XI (3/9/2010 – 3/9/2020), chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ X (2020-2025), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ ...