Lê Anh Dũng: Cẩn thận, cầu toàn thì mới mong có những sản phẩm có giá trị nghệ thuật

23/04/2017

Biết Lê Anh Dũng từ khi Dũng học âm nhạc chuyên nghiệp. Theo dõi những bước đi chậm mà chắc chắn của em tôi càng yêu giọng hát Lê Anh Dũng nhiều hơn. 

Sinh năm 1982 tại Thanh Hóa, sau khi tốt nghiệp cao học với tấm bằng loại giỏi, Lê Anh Dũng được Học Viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam giữ lại trường làm giảng viên khoa thanh nhạc. Tuy nhiên, trong suốt những năm tháng miệt mài trên ghế nhà trường cũng là khoảng thời gian Lê Anh Dũng không chỉ tích lũy kiến thức, rèn luyện giọng hát, mà Dũng còn dành lại cho mình những giải thưởng xứng đáng như: Giải Nhất Giọng hát hay Hà Nội năm 2004; Giải Nhất Sao Mai 2007 dòng thính phòng; Huy chương Bạc hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc. Lê Anh Dũng cũng đã cho ra mắt cộng chúng những Album chung cùng đồng nghiệp và những Alum của  riêng mình. 

Là người hát đa dạng ở nhiều dòng nhạc khác nhau, nhưng với Lê Anh Dũng thì kỹ thuật là mấu chốt để giải quyết những vướng mắc trong giọng hát và vì thể ở mỗi thể loại đều phải tìm ra cách xử lý tác phẩm riêng cho phù hợp. Lê Anh Dũng cho biết: "Đối với hát Opera đòi hỏi kỹ thuật, vị trí hơi thở tốt thì mới xử lý được những nốt cao được. Sang romance nó đòi hỏi thể hiện cảm xúc, hơi thở trường. Ca khúc Việt Nam lại một cách hát khác. Phải hát rõ lời, rõ chữ. Tức là 3 cách hát sẽ khác nhau một chút. Cho nên người nghệ sĩ phải năm chắc thể loại nào mình sẽ hát như thế nào. Cũng phải bỏ thời gian nghiên cứu rất kỹ mới lột tả được đặc điểm của từng thể loại một. Khi mà đã nắm được kỹ thuật, vị trí hơi thở đưa vào các ca khúc Việt Nam sẽ thấy xử lý thoái mái và dễ dàng hơn rất nhiều. Bởi vì khi hát ca khúc thính phòng Việt Nam cũng đòi hỏi xử lý kỹ thuật hởi thở và khoảng vang. Nếu không có học thuật ở trong đó thì không thể lột tả được đầy đủ bài hát đấy". 

Ngược dòng thời gian, Lê Anh Dũng đến với âm nhạc như duyên trời định, bởi ngay từ nhỏ, Gia đình đã có ý hướng cho Lê Anh Dũng theo ngành Y. Tốt nghiệp cấp III, Dũng đăng ký thi hai trường là Đại học Y Hà Nội và Đại học Lâm Nghiệp nhưng năm đó cả 2 trường đều không đủ điểm. Tình yêu âm nhạc cứ thôi thúc và năm sau Lê Anh Dũng quyết định thi và đỗ một lúc 3 trường là: Nhạc Viện Hà Nội (tên hiện nay là Học viện âm nhạc Quốc Gia Việt Nam); trường Sư phạm Nhạc họa Trung Ương và trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa. Học và lập nghiệp xa quê nên Lê Anh Dũng luôn ý thức cho mình phải tu dưỡng bản thân từ tác phong, lối sống đến sự chỉn chu trong nghề nghiệp. Lê Anh Dũng luôn cố gắng cân bằng mọi thứ để vừa làm tốt vai trò của một Thầy giáo và một ca sĩ đứng trên sân khấu. Quan điểm của Dũng: khi ở trên lớp học “thầy phải ra thầy, trò phải ra trò” vì thế, Dũng luôn tạo cho mình một phong thái đĩnh đạc, khác với vẻ hài hước, dí dỏm của mình trong cuộc sống. 

Lê Anh Dũng tâm sự: "Đối với các bạn học viên, cuộc trò chuyện đầu tiên khi các bạn bước vào lớp đấy không phải là về chuyên môn mà là cuộc trò chuyện về cuộc sống, nghề nghiệp. Dũng cũng hướng cho các bạn khi bước vào môi trường nghệ thuật thì nó rất khắc nghiệt và khó khăn. Nhất là khi vào Học viện âm nhạc, các bạn sẽ phải cố gắng rất là nhiều không thì sẽ phí hoài tuổi trẻ của mình. Phải xác định được đường hướng của mình, chất giọng phù hợp với dòng nhạc nào thì theo đuổi dòng nhạc đó. Cố gắng tận dụng kỹ thuật để xử lý tác phẩm một cách tốt nhất. Có thể Lê Anh Dũng có điều kiện đứng trên sân khấu nhiều hơn, đấy cũng là thuận lợi để Lê Anh Dũng dễ dàng truyển tải tới các bạn trong lúc dạy để các bạn có thể xác định cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai".

(Nguồn: http://vovworld.vn)

Tin liên quan

08/03/2021
Đạt Kìm luôn cho rằng anh chưa bao giờ dừng lại niềm khao khát được làm mới, được đưa âm nhạc dân tộc đến gần hơn với khán giả trẻ. Phóng viên: Từ bao giờ anh biết mình yê...
07/03/2021
Thanh Xuân là nghệ danh của bà Vũ Thị Xuân, người may mắn được sinh ra trong một gia đình giàu tình yêu nghệ thuật, tại phường Hà Lầm, TP Hạ Long. Những năm kháng chiến chống Mỹ, tiếng đàn, tiế...