Festival Âm Nhạc Mới Á - Âu 2018
Festival quốc tế Âm nhạc Mới Á - Âu lần thứ III do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức từ ngày 24 đến 28 tháng 11 năm 2018 tại Thủ đô Hà Nội và tỉnh Ninh Bình. Festival hội tụ những tài năng âm nhạc thế giới tại Việt Nam sẽ đem đến cho khán giả thưởng thức những tác phẩm âm nhạc tuyệt vời và vô cùng hấp dẫn của các nhà soạn nhạc tiêu biểu cho các trường phái âm nhạc đương đại trên thế giới.
Chương trình hòa nhạc Bế mạc Festival 2016
Tham dự Festival lần này có trên 200 nhạc sĩ, nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc công đến từ trên 30 quốc gia trên thế giới: Ba Lan, Canada, Croatia, Đức, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Hà Lan, Hy Lạp, Anh, Pháp, Ý, Bỉ, Liên bang Nga, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Arerbaijani, Uzbekistan, Litva, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Philippines, Singapore, Thailand, Trung Quốc, Tatarstan, Lào, Campuchia và Việt Nam…
Festival bao gồm 6 chương trình hòa nhạc chính với nhiều tác phẩm ở các thể loại từ: giao hưởng, thính phòng, hợp xướng, ca khúc nghệ thuật, ca khúc nhạc đại chúng… một số chương trình giới thiệu nhạc cụ dân tộc, nghi lễ âm nhạc dân tộc Việt Nam, và các hoạt động.
Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia VN biểu chuong trinh hoa diễn tại Festival Á - Âu lần thứ 2-2016
1. Lễ khai mạc và Chương trình Hòa nhạc Giao hưởng, 20 giờ ngày 24/11 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Phần I là Chương trình hòa nhạc mở màn cho Festival, với các tác phẩm của các tác giả: Rashid Kalimullin (Liên bang Nga) với Diptych; Werner Heinrich Schmitt (Đức) với The End of an Odyssey; Zhong Juncheng (Trung Quốc) chới Chen III cho đàn Tranh và dàn nhạc; Marie Jocelyn U. Marfil (Philippines) với Wedding and Harvest; Trọng Đài (Việt Nam) với Tây Bắc; Artyk Toxanbayev (Kazakhstan) với Qaytarma, do Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam thực hiện, nhạc trưởng Honna Tetsuji (Nhật Bản).
Phần II với các tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng của các tác giả: Muratbek Begaliyev (Kyrgyzstan) với Festive Overture; Faradjev Sardar (Arerbaijani) với Türksoyun; Vytautas Germanavicius (Lithuania) với Trilogy of Horizontal Drift cho Violin and dàn nhạc; Deqing Wen (Thụy Sĩ) với Love Song and River Chant, Đỗ Hồng Quân (Việt Nam) với Concerto cho Piano và dàn nhạc Festival Drums, do Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam thực hiện, nhạc trưởng Zoe Zeniodi (Hy Lạp).
2. Chương trình Hòa nhạc các nhạc sĩ trẻ Việt Nam, 10 giờ ngày 25/11, tại Phòng hòa nhạc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, các tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Tú với Tứ tấu Robot; Nguyễn Minh Trang với Tứ tấu và Tỳ Bà; Trịnh Nhật Anh với Tứ tấu và Soprano, Tenor Here comes the Sun; Phan Vi với Romance Đông ấm cho Soprano và Piano; Nguyễn Tuấn Anh với Hoàng hôn cho độc tấu Piano; Trần Lưu Hoàng với Lý Cây Bông cho đàn Tranh và dàn nhạc; Phó Đức Hoàng với Rolling Loops cho double bass, cello, marimba, xylophone…
Hội thảo về cây Đàn Bầu Việt Nam tại Festival 2016
3. Chương trình Hòa nhạc thính phòng quốc tế 1, vào 20 giờ ngày 25/11, tại Viện Pháp tại Hà Nội, với các tác phẩm của các nhà soạn nhạc: Mark Armanini (Canada) với Dance of Many Colour; Shai Cohen (Israel) với I heard the old men say; Erman Özdemir (Thổ Nhĩ Kỳ) với Music for Combo No 1; EfeYüksel (Thổ Nhĩ Kỳ) với Morning News; Patiparn Jaikampan (Thái Lan) với Vāyu cho độc tấu Sáo; Ram Daravong (Campuchia) với Ora Sakor Dân ca Khmer và dàn nhạc, do Dàn nhạc thính phòng quốc tế thực hiện, nhạc trưởng Zoe Zeniodi (Hy Lạp).
Hội thảo về cây Đàn Bầu Việt Nam tại Festival 2016
4. Chương trình Hòa nhạc thính phòng quốc tế 2, vào 10 giờ ngày 26/11, tại Phòng hòa nhạc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, các nhà soạn nhạc: Morten Poulsen (Đan Mạch) với I. Prelude cho 10 nhạc cụ; Đặng Hồng Anh (Ba Lan) với Ngũ tấu và Piano; Hoàng Bích (Canada) với The River of Memories cho đàn bầu và dàn nhạc; Đinh Lăng (Việt Nam) với Hòa tấu cho Trompet, Violon và bộ gõ; Phạm Hồng Hà (Liên bang Nga) với Độc tấu Guitare và tứ tấu đàn dây; Douangmixay Likaiya (Lào) với Đồng quê xanh tươi cho Kèn Lào, tam thập lục và sáo; Đỗ Kiên Cường (Việt Nam) với Thăng Long cho Saxophone và dàn nhạc, do Dàn nhạc “Ô Chợ Dừa” thực hiện, nhạc trưởng Đỗ Kiên Cường (Việt Nam).
5. Chương trình Hòa nhạc thính phòng Dàn nhạc Tatarstan “New Music” vào 20 giờ ngày 26/11, tại Viện Pháp Hà Nội, với các tác phẩm âm nhạc dân tộc truyền thống Tatarstan của các nhà soạn nhạc: Vladimir Kachesov với Concerto cho dàn nhạc và trống, Rashid Kalimullin với Kaichan Gưna; A. Piart với Orient & Occident (Đông và Tây), Fratres; A. Piasolla với Invierno Porteno (Mùa Đông); I. Baitiziak với Cánh xuân; L. Rezetdinov với Rok-Toccata; K. Dzenkine với Palladio… do Dàn nhạc thính phòng Tatarstan “New Music” thực hiện, nhạc trưởng Anna Gulishambarova (Tatarstan).
Nghệ sĩ đàn bầu Thạnh Tâm và Hoàng Anh Tú
6. Chương trình hòa nhạc Giao hưởng - Lễ bế mạc, 20 giờ ngày 27/11, tại phòng Hòa nhạc Lớn, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, với các tác phẩm giao hưởng của các nhà soạn nhạc: Isao Matsushita (Nhật Bản) với Concerto Con Jodo cho sáo và dàn nhạc; Vladimir Chernyavsky (Tactarstan) với Lezginka; Andrián Pertout (Australia) với Atoms of Silence; Bakhtiyar Amanzhol (Kazakhstan) với Eciktep; La Thăng (Việt Nam) với Đất nước anh hùng; Ramon P. Santos (Philippines) với L'Bad; Ad van Dongen (Hà Lan) với The Doom of the Van imhoff; Maria Christine Muyco (Philippines) với Bu(u)kot (Hidden maiden in a dance) cho múa và dàn nhạc; Rustam Abdullayev (Uzbekistan) với Ratalla cho piano và dàn nhạc, do Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời (Sun Symphony Orchestra) thực hiện, nhạc trưởng Olivier Ochanine (Pháp).
Nghệ sĩ đàn bầu Hoàng Anh Tú biểu diễn tại Hội thảo
Nghệ sĩ trống Kodo Nhật Bản
Ngoài ra, còn có chương trình tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, giới thiệu nhạc cụ dân tộc Việt Nam, vào 10 giờ ngày 27/11, do Dàn nhạc Dân tộc, Học Viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam thực hiện; Chương trình giao lưu âm nhạc: Nghi lễ âm nhạc dân tộc, tại Ninh Bình, vào 16 giờ ngày 28/11, do các nghệ sĩ của Trung tâm phát triển nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam thực hiện.