Don Quixote của Richard Strauss

12/10/2015

RICHARD STRAUSS

Richard Georg Strauss (1864 –1949) là nhà soạn nhạc hàng đầu của Đức cuối thời kỳ lãng mạn, đầu thời kì hiện đại. Strauss cũng là nhạc trưởng trứ danh khắp nước Đức và nước Áo. Sau Richard Wagner, Gustav Mahler cùng với Strauss là hai đại diện đỉnh cao của nền âm nhạc Đức hậu thời kỳ lãng mạn. Mặc dù sự nghiệp âm nhạc của ông đã trải qua một trong những giai đoạn hỗn loạn nhất về chính trị, xã hội và lịch sử văn hóa của thế giới, nhà soạn nhạc vẫn giữ được nét thẩm mỹ lãng mạn thậm chí còn bước vào thời đại của TV, động cơ máy bay và bom nguyên tử. Richard Strauss tỏa sáng ở hai mảng âm nhạc chính là thơ giao hưởng và opera. Các tác phẩm opera nổi tiếng của ông bao gồm: Der Rosenkavalier và Salome; các khúc ca, đặc biệt là Four Last Songs; và thơ giao hưởng, bao gồm: Death and Transfiguration, Till Eulenspiegel's Merry Pranks, Also sprach Zarathustra, An Alpine Symphony, và các tác phẩm viết cho dàn nhạc khác như Metamorphosen.

DON QUIXOTE, op. 35

Don Quixote, op. 35 là tác phẩm thơ giao hưởng của Richard Strauss viết cho đàn cello, viola và dàn nhạc lớn. Phụ đề Phantastische Variationen über ein Thema ritterlichen Charakters (Những khúc biến tấu thú vị dựa trên chủ đề về nhân vật hiệp sĩ), một tác phẩm dựa trên tiểu thuyết Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Mancha của nhà văn Miguel de Cervantes. Strauss đã soạn tác phẩm này tại Munich năm 1897. Tác phẩm được công diễn lần đầu tiên vào ngày 8/3/1898 tại Cologne với phần độc tấu cello của Friedrich Grützmacher, dưới cây đũa chỉ huy của nhạc trưởng Franz Wüllner.

Cervantes chia sẻ ngắn gọn về nhân vật của ông và làm cách nào để nhân vật này lại trở thành người như trong truyện: “Do ngủ quá ít và đọc quá nhiếu truyện về hiệp sĩ, ông đã bị khô cạn trí tuệ đến nỗi ông bị mất khả năng phán đoán hoàn toàn. Những ý nghĩ kỳ quặc trong đầu ông là những điều ông đọc được – đó là sự u mê, những trận cãi vã, những pha giao đấu, những thử thách, sự tán tình, ve vãn, tình tứ, tình yêu và giông tố….

Strauss đã sử dụng hình thức biến tấu trong tác phẩm thơ giao hưởng này. Bầy cừu, cối xay gió và những chú ngựa bay được miêu tả một cách thần kỳ bằng âm nhạc mà vẫn dạt dào chất thơ.

Cấu trúc của bản tổng phổ bao gồm một chủ đề, hay đúng hơn là hơn một chủ đề và các khúc biến tấu. Hai chủ đề chính nói về nhân vật Đôn Ki-hô-tê và nhân vật San-trô Pan-za (gã người hầu). Các chủ đề còn lại được sử dụng với kỹ thuật và trí tưởng tượng đến kinh ngạc. Đôn Ki-hô-tê xứ Mancha do cello solo diễn tấu. Chủ đề về San-trô Pan-za được giới thiệu bởi kèn bass clarinet và tenor tuba trước khi solo viola trình bày về nhân vật này.

Don Quixote là một nhà quí tộc xứ Mancha ở trung tâm Tây Ban Nha. Bị ám ảnh với những lý tưởng hào hiệp trong cuốn sách ông đã đọc, ông quyết định mang gươm giáo đi khắp thiên hạ để bảo vệ những người yếu đuối và tiêu diệt kẻ ác.

Chàng hiệp sỹ và gã cận vệ bắt đầu lên đường hành hiệp. Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với những cối xay gió. Chuỗi luyến ngắt của bộ hơi, nhịp trống vang lên mạnh mẽ, Đôn Ki-hô-tê ngã nhào.

Trong khúc biến tấu thứ hai, chàng hiệp sĩ tấn công dữ dội vào bầy cừu. tiếng kêu sợ hãi của bầy cừu có thể nhận thấy rõ trong âm chặn của kèn đồng.

Trong khúc biến tấu thứ ba, đó là cuộc đấu khẩu giữa hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê về tinh thần thượng võ.

Khúc biến tấu thứ tư, đó là cuộc xung đột giữa Đôn Ki-hô-tê với những người hành hương. Bài thánh ca rên rỉ được nhạc cụ bộ hơi lĩnh tấu. Chàng hiệp sĩ cho rằng những người hành hương là những kẻ côn đồ, những tên trộm cắp nên đã ra tay với họ. Họ đã đánh trả chàng và tiếp tục cầu nguyện trên đường đi.

Khúc biến tấu thứ năm diễn tả niềm khao khát mãnh liệt về nàng Dulcinea.

Khúc biến tấu thứ sáu, đó là cuộc gặp gỡ của chàng hiệp sĩ với người phụ nữ nông dân, người mà chàng tin là Dulcinea. Nàng rảo bước trên đường với chiếc trống lục lạc, được dàn nhạc trình bày. Sancho chế giễu chủ nhân, nói với chàng đây chính là Dulcinea. Đôn Ki-hô-tê kết luận rằng một kẻ bỏ bùa mê đã đối xử tàn nhẫn với nàng.

Khúc biến tấu thứ bảy diễn tả một tình tiết nực cười về hành trình xuyên qua không khí của hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê.

Khúc biến tấu thứ tám - khúc đò đưa – miêu tả hành trình trên con thuyền màu nhiệm. Chàng hiệp sĩ và gã cận vệ ngồi trên một chiếc thuyền, chòng chành xuôi dòng, rồi bị lật úp.

Khúc biến tấu thứ tám là cuộc chạm trán với hai pháp sư. Họ là hai nhà sư vô tội, những người đã làm cho chàng hiệp sĩ phải bỏ chạy thoát thân - nét lướt đối âm được kèn bassoon diễn tấu.

Khúc biến tấu thứ mười, đây là trận đánh với hiệp sĩ từ Mặt trăng trắng. Chàng hiệp sĩ này không phải ai xa lạ mà chính là người hàng xóm Senor Carasco của Đôn Ki-hô-tê ở quê nhà. Điều kiện của cuộc xung đột là nếu như Đôn Ki-hô-tê bị đánh bại, chàng sẽ phải thừa nhận người chiến thắng. Kết quả, chàng ngã ngựa và phải quay về nhà, kết thúc sự nghiệp hiệp sĩ của mình.

Tin liên quan

18/02/2021
hỉ với ba bản sonata piano viết trong độ tuổi 20, sau đó không bao giờ viết tiếp nữa, nhà soạn nhạc Johannes Brahms đã xác lập danh tiếng ở thế loại mà hàng thập kỷ trước, Beethoven đã truyền vào một sức sống mới mẻ, qua đó báo hiệU ...
18/02/2021
Màn 1. Trong ngôi đền Solomon ở Jerusalem, những người Do Thái đang than vãn về số phận của họ: Nabucco (Nebuchadnezzar), vua Assyria, đang tấn công họ với đoàn quân hung bạo của ông ta, xúc phạm thành phố linh thiêng của họ.
17/02/2021
“…Đôi khi bất chợt ta nghe một bản nhạc của Mozart và có ý nghĩ: làm sao nó lại hồn nhiên, trong trẻo, thanh nhã, hài hoà đến như vậy? Phải có một ý chí lớn lao đến mức nào, lòng yêu đời và yêu con người sâu sắc đến ...
12/07/2020
Tác giả: Pyotr Ilyich Tchaikovsky Thời gian sáng tác: năm 1880 Công diễn lần đầu: ngày 20/8/1882 tại Thánh đường Chúa Cứu thế, Moscow Thời lượng: khoảng 14 phút Tổng phổ: tác phẩm được viết cho một đội kèn đồng ...