Diêu bông

21/11/2014

 

Quý vị và các bạn thân mến!

Trên thực tế, nhiều bài hát hay đã có sự đóng góp không nhỏ của những bài thơ, những tứ thơ. Điều đó cho thấy chính những ý tưởng trong các bài thơ đã chắp cánh cho các nhạc sĩ viết nên những cung bậc tình cảm bằng âm thanh. Đó là sự hữu duyên giữa thơ và nhạc.

 

(Nhạc sĩ Phạm Tuấn Khoa)

Chắc quý vị đã từng nghe bài thơ viết về một loài cây trong sự tưởng tượng của các thi sĩ, đó là lá Diêu bông trong những câu thơ của nhà thơ Hoàng Cầm. Đặc biệt hình ảnh lá diêu bông đã từng được nhạc sĩ Trần Tiến đưa vào ca khúc “Sao em lỡ vội lấy chồng”. Cũng nhắc tới lá Diêu bông, nhưng nhà thơ Đinh Văn Hội lại có góc nhìn mới lạ và đã tìm được sự đồng cảm trong âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Tuấn Khoa. Điều đó cho thấy giữa thơ và nhạc luôn có sự gắn kết và hỗ trợ cho nhau trong sáng tạo nghệ thuật.

Chương trình hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý tưởng gặp nhau trong sáng táo nghệ thuật này.

Mời quý vị và các bạn cùng nghe!

Tin liên quan

27/08/2020
Sách Hình thức Hình thức âm nhạc* là một công trình có nhiều công phu sáng tạo và khoa học. Tác giả phải đọc nhiều tập sách âm nhạc, trải qua hàng ngàn bài hát để ...
10/08/2020
Nhiệt liệt chúc mừng tất cả các nhạc sĩ hội viên dự Đại hội nhiệm kỳ X Hội Nhạc sĩ Việt Nam! Thưa các bác, các anh, các chị - những người bằng tài năng củ...
08/08/2020
(Tại Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025) Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2020 Thưa các vị đại biểu, các nhạc sĩ cùng toàn thể các đồng chí! Hôm nay, tôi rất vui ...
03/08/2020
Mặc dù phim "Trưng Vương" vẫn đang trong quá trình thực hiện nhưng ca khúc "Còn gì để mất" (OST phim ngắn giới thiệu nữ tướng Bát Nàn) đã có mặt trong danh sách bảng xếp hạng Billboard là mộ...