Dàn nhạc 'tại gia' gây sốt mạng mùa dịch COVID-19

06/04/2020

Khi đại dịch COVID-19 đang tàn phá toàn cầu, hầu hết các sự kiện trực tiếp đã bị hoãn hoặc hủy bỏ trong nỗ lực của tất cả các quốc gia nhằm giảm tốc độ lây lan và ngăn chặn đại dịch. Nhưng nhờ có công nghệ, dàn nhạc giao hưởng Rotterdam đã trở nên nổi tiếng và làm khuynh đảo cư dân mạng.

Dàn nhạc "tại gia" gây sốt mạng mùa dịch COVID-19

Theo EuroNews, dàn nhạc có hơn 100 năm tuổi Rotterdam đã biểu diễn khúc Khải hoàn ca (Ode to Joy) của Beethoven với sự tham gia của 19 nhạc công ngồi tại nhà riêng. Mỗi nhạc công đã thu âm riêng phần chơi của mình vào máy tính. Sau đó, những phần này được hòa âm lại với nhau cùng với đoạn hợp xướng đã được ghi âm lưu trữ từ trước. 

Video này sau đó đã lan truyền trên mạng xã hội, thu hút hơn 6.000 lượt xem trên YouTube và hàng ngàn tin nhắn trên Twitter, bày tỏ tình cảm trước sự sáng tạo và tinh thần của các nghệ sỹ.

“Chúa ban phước lành cho tất cả các bạn. Đó là những gì tôi cần!”, một người dùng Twitter đã viết. 

“Thật tuyệt vời!”, người khác viết và không quên thêm biểu tượng “miệng cười” để bày tỏ cảm xúc.

Bản giao hưởng số 9 của Beethoven được viết vào đầu những năm 1820 và được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1824 tại Áo. Tác phẩm được sáng tác dựa trên một bài thơ năm 1785 của nhà thơ, nhà viết kịch và nhà sử học người Đức Friedrich Schiller, và trở thành một khúc khải hoàn ca về chiến tranh và tuyệt vọng của nhân loại. Nhiều học giả và chuyên gia coi bản Giao hưởng số 9 là tác phẩm hay nhất của Beethoven.

Vào năm 2015, Fox News đã có một phóng sự về các nhà nghiên cứu, những người đã phân tích những mô típ âm nhạc của nhà soạn nhạc nổi tiếng (Beethoven) và tin rằng ông có thể đã mắc chứng rối loạn nhịp tim. Bằng chứng mà các nhà nghiên cứu đưa ra là sự loạn nhịp được phát hiện trong âm nhạc ở một số tác phẩm của Beethoven.

Khúc Khải hoàn (Ode to Joy) được tái hiện đúng vào thời điểm mà các phòng hòa nhạc trên khắp thế giới đang lao đao.

Trong một nỗ lực nhàm thúc đẩy nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn, vào thứ Sáu vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã thông qua đạo luật CARES, trị giá 2 tỷ USD, trong đó 25 triệu USD được dành cho Trung tâm biểu diễn nghệ thuật John F. Kennedy ở Washington, DC.

(Nguồn: https://www.tienphong.vn/)

Tin liên quan

18/02/2021
hỉ với ba bản sonata piano viết trong độ tuổi 20, sau đó không bao giờ viết tiếp nữa, nhà soạn nhạc Johannes Brahms đã xác lập danh tiếng ở thế loại mà hàng thập kỷ trước, Beethoven đã truyền vào một sức sống mới mẻ, qua đó báo hiệU ...
18/02/2021
Màn 1. Trong ngôi đền Solomon ở Jerusalem, những người Do Thái đang than vãn về số phận của họ: Nabucco (Nebuchadnezzar), vua Assyria, đang tấn công họ với đoàn quân hung bạo của ông ta, xúc phạm thành phố linh thiêng của họ.
17/02/2021
“…Đôi khi bất chợt ta nghe một bản nhạc của Mozart và có ý nghĩ: làm sao nó lại hồn nhiên, trong trẻo, thanh nhã, hài hoà đến như vậy? Phải có một ý chí lớn lao đến mức nào, lòng yêu đời và yêu con người sâu sắc đến ...
12/07/2020
Tác giả: Pyotr Ilyich Tchaikovsky Thời gian sáng tác: năm 1880 Công diễn lần đầu: ngày 20/8/1882 tại Thánh đường Chúa Cứu thế, Moscow Thời lượng: khoảng 14 phút Tổng phổ: tác phẩm được viết cho một đội kèn đồng ...