Concerto cho violon và oboe của nhạc sĩ Hoàng Cương

18/09/2014

Bản Concerto cho Violon và Oboe là tình cảm của NS Hoàng Cương dành tặng con gái là nghệ sĩ Violin nổi tiếng – Hoàng Linh Chi.

Bản Concerto do PGS.NGND Hoàng Cương sáng tác dành tặng con gái sẽ được trình diễn tại “Festival Âm nhạc mới Á – Âu 2014”, diễn ra từ ngày 8-12/10 tại Hà Nội và Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Tác phẩm gồm 3 chương, do chính con gái – nghệ sĩ Violon nổi tiếng Hoàng Linh Chi và con rể người Tây Ban Nha - Pau Rodriguez thể hiện.


NS Hoàng Cương

Tác phẩm thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa châu Âu (cụ thể Tây Ban Nha) và Việt Nam, chứa đựng nhiều tình cảm dành cho con gái và con rể của NS Hoàng Cương. Chất dân ca quan họ sẽ hòa hợp cùng với những nhạc cụ cổ điển của dàn nhạc giao hưởng châu Âu.

NS Hoàng Cương cho biết: “Tác phẩm dài khoảng 20 phút với nội dung chính là miêu tả đám rước theo phong cách Tây Ban Nha. Nhạc lễ chầm chậm kết hợp với dân ca quan họ như tiễn cô gái Việt Nam, tiễn con gái Linh Chi của tôi xuất giá về nhà chồng”.

Với dàn nhạc giao hưởng truyền thống, tác phẩm sẽ được trình diễn với đoạn solo và hòa tấu của Violon (Linh Chi), Oboe (Pau Rodriguez) và Guitar. Nhạc sĩ Hoàng Cương cho biết, trước đó, tác phẩm đã từng giành giải C tại cuộc thi khí nhạc thường niên do Hội Nhạc sĩ tổ chức năm 2012.

Con gái của NS Hoàng Cương – Hoàng Linh Chi bắt đầu học chơi đàn với cha mình từ khi mới 5 tuổi. Trong sự nghiệp của cô luôn có bóng dáng của người cha. 15 tuổi, Linh Chi đã đứng trên sân khấn với vai trò nghệ sĩ solo violin. Cô từng được giải nhất cuộc thi quốc tế “Teachers and Pupils” tại Moscow (2000) và giải 3 cuộc thi “Alexander Glazunov” tại Pháp (2001).


Nghệ sĩ Hoàng Linh Chi và chồng - Pau Rodrigouez

Hoàng Linh Chi luôn muốn thể hiện những tác phẩm do cha mình sáng tác. Trong sự nghiệp của minh, nhạc sĩ Hoàng Cương sáng tác nhiều tác phẩm âm nhạc thính phòng và giao hưởng cùng nhiều tác phẩm cho các nhạc cụ piano, violon, viola, cello, kèn và trên 40 ca khúc có đệm piano hay dàn nhạc.

Ngoài bản Concerto, nhạc sĩ Hoàng Cương còn nhận được 18 giải thưởng lớn nhỏ cho các tác phẩm: “Tranh tứ bình” (1982), “Ráng chiều” (1985), “Sonatine in C” (1990), “Ký ức dòng sông” (1996), “Đêm trăn trở” (1999), “Ngày đầu xuân” (2000), Quintett cho violon, viola, cello, contrabass và piano (2001), “Mùa xuân thế kỷ” (2002), “Ngàn xuân Thăng Long” (2010), “Vũ hội đêm rằm” (2013)…

PGS.NGND. Hoàng Cương sinh năm 1944 tại Huế. Ông từng học tại trường Marxim Gorki (Dresden, Đức), Nhạc viện Carl Maria von Weber (Dresden, Đức), Nhạc viện Tchaikovsky (Moscow, Nga), thực tập sau đại học tại Nhạc viện F. Chopin (Warsaw, Ba Lan).

Ông cũng có thời gian dạy violon tại trường Âm nhạc Việt Nam (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ngày nay), giảng dạy tại Nhạc viện Hà Nội (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ngày nay), Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông từng đảm nhiệm vị trí Phó trưởng khoa Đàn dây, Trưởng khoa Đàn dây và khoa Nhạc cụ giao hưởng, Giám đốc Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh, thành viên Ban giám khảo cuộc thi Violon quốc tế mang tên L.Spohr tại Freiburg, Đức.

NS Hoàng Cương được phong danh hiệu Phó Giáo sư (1992), Nhà Giáo Nhân Dân (2010) và là Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội Âm nhạc Tp. Hồ Chí Minh./.

"Festival Âm nhạc mới Á - Âu 2014" lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam từ ngày 8-12/10 ở Hà Nội và Hạ Long (Quảng Ninh). Festival sẽ bao gồm một chuỗi những buổi hòa nhạc với các thể loại, hình thức khác nhau, từ Giao hưởng, Thính phòng, Dân gian, Dân tộc, Nhạc kịch, Vũ kịch, Hợp xướng đến các ca khúc trẻ.

Trong khuôn khổ Festival sẽ có 5 chương trình biểu diễn chính thức và một số chương trình hòa nhạc với nhiều tác phẩm ở các thể loại.

- Lễ khai mạc và chương trình hòa nhạc Giao hưởng vào lúc 20h ngày 8/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

- 2 chương trình hòa nhạc Thính phòng Việt Nam và Quốc tế vào 20h ngày 9-10/10 tại Phòng hòa nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia VN.

- Nhạc trẻ VN và quốc tế, Hòa nhạc các nhóm nhạc dân tộc vào lúc 20h ngày 11/10 tại Nhà hát Việt – Nhật (Hạ Long, Quảng Ninh).

- Lễ bế mạc và hòa nhạc Gala Concert vào lúc 20h ngày 12/10 tại Nhà hát Lớn HN.

(Nguồn: http://vov.vn

Tin liên quan

18/02/2021
hỉ với ba bản sonata piano viết trong độ tuổi 20, sau đó không bao giờ viết tiếp nữa, nhà soạn nhạc Johannes Brahms đã xác lập danh tiếng ở thế loại mà hàng thập kỷ trước, Beethoven đã truyền vào một sức sống mới mẻ, qua đó báo hiệU ...
18/02/2021
Màn 1. Trong ngôi đền Solomon ở Jerusalem, những người Do Thái đang than vãn về số phận của họ: Nabucco (Nebuchadnezzar), vua Assyria, đang tấn công họ với đoàn quân hung bạo của ông ta, xúc phạm thành phố linh thiêng của họ.
17/02/2021
“…Đôi khi bất chợt ta nghe một bản nhạc của Mozart và có ý nghĩ: làm sao nó lại hồn nhiên, trong trẻo, thanh nhã, hài hoà đến như vậy? Phải có một ý chí lớn lao đến mức nào, lòng yêu đời và yêu con người sâu sắc đến ...
12/07/2020
Tác giả: Pyotr Ilyich Tchaikovsky Thời gian sáng tác: năm 1880 Công diễn lần đầu: ngày 20/8/1882 tại Thánh đường Chúa Cứu thế, Moscow Thời lượng: khoảng 14 phút Tổng phổ: tác phẩm được viết cho một đội kèn đồng ...