Cô giáo âm nhạc nơi vùng cao

12/03/2015

Tôi đến lớp khi cô đang dạy các em nhỏ lớp 3 với chủ đề : “Câu chuyện âm nhạc” bài thứ 36 và bài học hôm nay là tập hát bài Quốc ca. Nhìn các em nhỏ được mặc áo đồng phục của trường tôi có cảm nhận : Tuy ở vùng xa vùng sâu nhưng tính chính quy được nhà trường coi trọng. Bên chiếc đàn Organ đã cũ, cô đánh bài nhạc để các em nghe. “Các con nghe bài hát này có hay không ?” “Dạ hay” và với những lời nói nhẹ nhàng cô nói tiếp : “Khi hát Quốc ca, các con phải đứng nghiêm, hai tay đặt thẳng và mắt nhìn quốc kỳ và ảnh Bác Hồ.”…

Những ánh mắt thơ ngây, trong sáng các em nhỏ cùng cô giáo đồng thanh hát với nhiều cung bậc thật trong trẻo hồn nhiên vang xa một vùng cao nguyên đầy gió lộng…

Cô giáo dạy âm nhạc đã gắn bó với sự nghiệp trồng người này bao năm trời…sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm Đaklak khoa âm nhạc nhà trường bố trí cô về dạy tại Huyện Đakmin – Đak Nông, một trường thuộc vùng xa vùng sâu cách xa nhà nơi cô ở khoảng 60 km và để thuận tiện cho việc dạy học, cô đã quyết định cùng ăn, ở với học sinh của mình cho dù điều kiện sống hết sức khó khăn, ở trong một nhà kho cũ của trường, học sinh thì các bé người Kinh lẫn người dân tộc, với lứa tuổi ăn nghịch như vậy phải ắt phải có một tấm lòng cùng sự đam mê với nghề, muốn đem những “con chữ” âm nhạc cho các em nhỏ cao nguyên đó là điều không hề đơn giản đối với cô giáo trẻ người Kinh này…

Hiện tại cô là cô giáo dạy âm nhạc từ lớp 1 đến lớp 5 của Trường Tiểu học mang tên Kim Đồng thuộc Huyện Cư Zút Tỉnh Đak Nông đây là một trường điểm của Huyện đạt chuẩn quốc gia và dạy theo chương trình của Bộ giáo dục – Đào tạo.

Cô nói : “Trước đây cô dạy theo sự ngẫu hứng của mình, nay phải dạy theo chương trình quy định, vừa dạy vừa học, khi cơ hội Đại học sư phạm Đaklak chủ trương mở những lớp đào tạo từ xa vào những tháng nghỉ hè do các giáo viên âm nhạc từ Hà Nội vào truyền đạt, cô đã miệt mài, chăm chỉ theo học với kết quả là tấm bằng cử nhân không chính quy âm nhạc và mong sao việc dạy của mình hoàn thiện hơn nữa...

Nghe cô giảng trong giờ lên lớp, bằng giọng nói nhẹ nhàng, như một người mẹ dạy đàn con thơ của mình, với chiếc đàn Orgal đã cũ, cứ hết lớp này sang lớp khác xách theo để cho dạy dỗ các em biết nhận biết từng nốt nhạc cũng như cường độ, cao độ và cứ 2 tuần lại dạy một bài hát mới.

Âm nhạc đơn giản đã ngấm sâu trong tâm hồn các em bé bỏng, các em biết thế nào là âm nhạc cách mạng, biết thế nào về những bài dân ca…từ đó, ngay khi còn nhỏ sẽ hun đúc các em trở thành những người công dân tốt, biết yêu Tổ quốc và quê hương nhờ “con chữ” âm nhạc mà cô đã hun đúc và dạy dỗ.

Biết là đường xa, khi mưa khi nắng lại có con nhỏ, cho dù trời rét thấu xương, hàng ngày cô vẫn miệt mài vượt quãng đường xa để đến với những trò bé nhỏ của mình thật đáng quý biết bao…

Tạm biệt nhà trường, tạm biệt cô giáo khi ánh chiều dần tắt…

Những cơn gió lạnh cuốn theo bụi đất đỏ vần vũ trên đường quốc lộ 14 thì tiếng hát hồn nhiên, trong trẻo đáng yêu của các em nhỏ cứ vang vọng mãi trong tôi…và nghĩ “Một trường huyện, nơi cao nguyên có được như vậy, thật đáng quý, đáng trân trọng và làm cho chúng ta phải nghĩ suy…”

Cô là Thùy Giang – cô giáo trẻ dạy âm nhạc Trường Tiểu học Kim Đồng Huyện Cư Zút Tỉnh Đak Nông.

(Nguồn: Tạp chí Âm nhạc Việt Nam)

M

Tin liên quan

27/08/2020
Sách Hình thức Hình thức âm nhạc* là một công trình có nhiều công phu sáng tạo và khoa học. Tác giả phải đọc nhiều tập sách âm nhạc, trải qua hàng ngàn bài hát để ...
10/08/2020
Nhiệt liệt chúc mừng tất cả các nhạc sĩ hội viên dự Đại hội nhiệm kỳ X Hội Nhạc sĩ Việt Nam! Thưa các bác, các anh, các chị - những người bằng tài năng củ...
08/08/2020
(Tại Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025) Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2020 Thưa các vị đại biểu, các nhạc sĩ cùng toàn thể các đồng chí! Hôm nay, tôi rất vui ...
03/08/2020
Mặc dù phim "Trưng Vương" vẫn đang trong quá trình thực hiện nhưng ca khúc "Còn gì để mất" (OST phim ngắn giới thiệu nữ tướng Bát Nàn) đã có mặt trong danh sách bảng xếp hạng Billboard là mộ...