Chi hội Sóc trăng: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NHIỆM KÌ I (2008- 2015)

23/06/2015

PHẦN THỨ NHẤT - BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC (NK I/ 2008- 2015)

I. Đặc điểm tình hình:

Sóc Trăng là một tỉnh nằm cuối hạ lưu sông Hậu thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long với đặc thù 03 dân tộc Kinh- Khmer- Hoa vốn có từ bao đời nay sống thuận hòa, đan xen nhau trong cộng đồng dân cư và đã cùng nhau tạo nên một bản sắc văn hóa dân tộc, các loại hình nghệ thuật độc đáo ở nước ta. Và nó được thể hiện qua các lễ hội đặc trưng, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật của tỉnh được tổ chức hàng năm.

Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay có dân số chung là 1.295.064 người, trong đó dân tộc Kinh có 836.513 người, chiếm 65,16%; dân tộc Khmer có 371.305 người, chiếm 28,92%; dân tộc Hoa có 75.534 người, chiếm 3,88%; còn lại là các dân tộc anh em khác.

Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ I (2008- 2015) được chính thức thành lập theo Quyết định số 41/QĐ/HNS ngày 01/7/2008 của BCH Hội NSVN (Căn cứ vào Điều lệ sửa đổi, bổ sung của Ban Chấp Hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ VIII (2010- 2015) quy định V/v nhiệm kỳ BCH. Chi hội NSVN các địa phương là 5 năm kể từ ngày thành lập).

- Từ đầu nhiệm kỳ, Chi hội NSVN tỉnh Sóc Trăng có 11 Hội viên.

- Năm 2009: được kết nạp thêm 03 HV.

- Năm 2011: được kết nạp thêm 01 HV.

- Năm 2014: được kết nạp thêm 01 HV.

- Tổng số Hội viên tính đến đầu năm 2015 là 16 HV. Đến cuối tháng 05/2015 còn 15 HV, trong đó:

+ Nam: 14, nữ: 01.

+ Dân tộc: Kinh: 10, Khmer: 05.

+ Đảng viên: 08.

+ Chuyên ngành: Sáng tác: 10; Lý luận: 01; Đào tạo: 02; Biểu diễn: 02.

(Tính từ đầu NK I/2008 đến nay, toàn Chi hội có 17 HV, đã mất 02 Nhạc sĩ là: NS Quách Trung Tín và NS Nguyễn Minh Luân).

II. Các mặt hoạt động cụ thể:

Trong nhiệm kỳ I, Chi hội NSVN tỉnh Sóc Trăng đã có những hoạt động và đạt được những kết quả cụ thể như sau:

1. Hoạt động Sáng tác:

Xác định rõ Chi hội NSVN tỉnh Sóc Trăng là thành viên của Hội NSVN, là một tổ chức Chính trị - Xã hội – Nghề nghiệp, nơi tạo điều kiện cho hội viên sáng tác để có những tác phẩm âm nhạc mang tính chuyên nghiệp cao, nội dung chính trị đúng đắn, hài hòa giữa tính dân tộc và hiện đại, phục vụ sự nghiệp phát triển nền văn hóa nghệ thuật của địa phương và đất nước.

Nhìn chung, sáng tác thể loại ca khúc vẫn là thế mạnh của Chi hội. Dòng ca khúc chính thống vẫn là chủ đạo với các đề tài: Ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi, tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em trong khu vực ĐBSCL. Thể loại khí nhạc vẫn được một vài Hội viên quan tâm sáng tác và đã đạt được số giải thưởng của Hội NSVN.

Xu hướng khai thác chất liệu dân gian, dân tộc (Khmer, Hoa, Chăm…) được một số Nhạc sĩ trong chi hội đưa vào ca khúc mới đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những tác phẩm ca khúc đó được biểu hiện khá rõ nét trong các cuộc Hội thi, Hội diễn, cuộc thi sáng tác ca khúc cấp toàn quốc, khu vực và cấp tỉnh đạt được nhiều giải thưởng cao. Việc kết hợp với yếu tố âm nhạc hiện đại (trong phối khí, hòa âm) đã làm tăng thêm hiệu quả trong các tác phẩm ca khúc mang âm hưởng dân tộc.

Trong nhiệm kỳ I, Chi hội NSVN tỉnh Sóc Trăng đã đạt được một số giải thưởng sáng tác tiêu biểu như sau:

* Năm 2008:

- Ca khúc: “Sóc Trăng ba sắc hoa”- Tác giả: Trương Thanh Bình- Giải KK- Hội NSVN.

- Ca khúc: “Tình em cô giáo vùng xa” – Tác giả: Sơn Ngọc Hoàng- Giải KK- do Bộ GD&ĐT, Bộ VH,TT&DL, Hội NSVN, NXB Giáo dục phối hợp tổ chức.

- Ca khúc: “ Người con vô danh”- Tác giả: Võ Văn Sự- Giải 3- Cuộc thi sáng tác và bài Vọng cổ- Sở VHTTDL tỉnh Bạc Liêu, 2008.

* Năm 2009:

- Ca khúc: “Tình ca chim sáo Hậu Giang”- Tác giả: Sơn Ngọc Hoàng- Giải Nhì- Cuộc thi sáng tác VHNT tỉnh Hậu Giang.

- Ca khúc: “Cần Thơ khúc hát yêu đời”- Tác giả: Trần Trọng Dũng- Gia3i KK- CuỘ5c thi sáng tác về đề tài”Kỷ niệm 5 năm TP Cần Thơ trực thuộc TW, 2009.

* Năm 2010:

- Ca khúc: “Tình yêu Saryka”- Tác giả: Sơn Ngọc Hoàng- Giải Ba- Cuộc thi sáng tác ca khúc ĐBSCL, 2010.

- Ca khúc: “Chiếc cầu nối nhịp tình quê”- Tác giả: Sơn Ngọc Hoàng- Giải Đặc biệt viết về Sóc Trăng - Cuộc thi sáng tác ca khúc ĐBSCL,2010.

- Ca khúc: “Ta đi đáp lời Bác gọi”- Tác giả: Sơn Ngọc Hoàng- Giải Ba- Cuộc vận động sáng tác về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Sóc Trăng.

- Ca khúc: “Sóc Trăng đón ngày hội mới”- Tác giả: Sơn Ngọc Hoàng- Giải Ba- Cuộc vận động sáng tác về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Sóc Trăng.

- Ca khúc: “Bác Hồ với dân”-Tác giả: Trần Thiện Thuật- Giải nhất- Cuộc vận động sáng tác về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Sóc Trăng.

- Ca khúc: “Ngọt ngào lời ru quê hương”-Tác giả: Trần Thiện Thuật- Giải ba- Cuộc thi sáng tác ca khúc ĐBSCL, 2010.

* Năm 2011:

- Ca khúc: “Biên phòng Sóc Trăng- niền tự hào”- Tác giả: Lục Thanh Hiệp- HCV Liên hoan Tuyên truyền về chủ đề “Biên giới-biển đảo” lần thứ VII/2011.

- Ca khúc: “Lung linh dòng sông Trăng”- Tác giả: Trần Thiện Thuật- HC Vàng- Hội diễn NTQC “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông” tại tỉnh Hậu Giang, 2011.

- Ca khúc: “Em vui hát đầu giờ”- Tác giả: Nguyễn Lê Phan- Giải nhất- Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài Thiếu nhi- Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng, 2011.

- Ca khúc: “Mái ấm lời cô”- Tác giả: Trần Trọng Dũng- Giải nhì- Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài Thiếu nhi- Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng, 2011.

- Ca khúc: “Ve hát”- Tác giả: Võ Văn Sự- Giải ba- Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài Thiếu nhi- Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng, 2011.

* Năm 2012:

- Ca khúc: “Sóc Trăng hai mươi mùa hoa nở”- Tác giả: Sơn Ngọc Hoàng- Giải Nhất- Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài vọng cổ- Kỹ niệm 20 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng, 2012.

- Tác phẩm “Hòa tấu nhạc cụ dân tộc” của NS. Thạch Mô Ly đạt giải tiết mục xuất sắc tại Liên hoan nhạc cụ truyền thống dân tộc Việt Nam lần thứ I, tổ chức tại TP Huế (tháng 6/2012), được tặng Bằng khen của Hội NSVN.

- Ca khúc: “Sóc Trăng mến yêu”- Tác giả: Trần Thiện Thuật- Giải Nhì- Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài vọng cổ- Kỹ niệm 20 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng, 2012.

- Ca khúc: “Phum sóc đón mừng xuân”- Tác giả: Trần Trọng Dũng- Giải KK, Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài vọng cổ- Kỹ niệm 20 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng, 2012.

- Ca khúc: “Em hát khúc hát quê hương”- Tác giả: Trần Thiện Thuật- HCV, Hội diễn NTQC NGÀNH Công an nhân dân, 2012.

Cũng trong năm 2012, Chi hội đã được Hội NSVN hổ trợ đầu tư sáng tạo năm 2011cho 2 tác giả: NS Sơn Ngọc Hoàng (tác phẩm Liên khúc hợp xướng 3 chương “Huyền thoại Sông Trăng”) và NS Trần Trọng Dũng (tác phẩm Romance “Lời mẹ ru” đã được nghiệm thu năm 2012.

Ngoài ra, có 03 HV Chi hội NSVN tỉnh Sóc Trăng đã được Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng hổ trợ đầu tư sáng tạo năm 2012 và đã hoàn thành được 03 tác phẩm ca khúc (NS Trần Trọng Dũng, Trương Thanh Bình, Trần Thiện Thuật).

* Năm 2013:

- Tác phẩm Tứ tấu đàn dây:“Phum Sróc đón niềm vui mới” của NS. Thạch Mô Ly đạt giải KK của Hội NSVN năm 2014.

- Ca khúc: “Mái ấm gia đình”“Lời ru”- Tác giả: Võ Văn Sự- đạt 02 giải KK- CuỘc thi sáng tác về chủ đề “Xây dựng gia đình và ca ngợi phụ nữ Việt Nam” tỉnh Sóc Trăng, 2013.

* Năm 2014:

- Ca khúc “Sóc Trăng vui lễ hội”, tác giả: Trần Thiện Thuật đạt giải Nhì – Cuộc thi sáng tác ca khúc tỉnh Sóc Trăng, 2014 về đề tài “Nông thôn mới”.

- Ca khúc “Châu Thành quê hương tôi”, tác giả Thạch Mô Ly đạt giải Ba- Cuộc thi sáng tác ca khúc tỉnh Sóc Trăng, 2014 về đề tài “Nông thôn mới”.

2. Hoạt động Lý luận – Nghiên cứu:

- Thực hiện hoàn thành 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: Đề tài: “Tìm hiểu Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”- do NS. Sơn Lương làm chủ nhiệm đề tài (Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng chủ trì thực hiện). Đề tài được nghiệm thu năm 2008. Đề tài: “Tìm hiểu Nghệ thuật sân khấu Rô băm của dân tộc Khmer Nam bộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”- do ThS-NS Sơn Ngọc Hoàng làm chủ nhiệm đề tài ( Trường TH VHNT ST chủ trì thực hiện). Đề tài đã được nghiệm thu năm 2011. Hai công trình trên đã được in thành sách tham khảo phát hành toàn quốc.

3. Hoạt động sư phạm âm nhạc:

Chi hội NSVN tỉnh Sóc Trăng là nơi tập hợp đông đảo đội ngũ cán bộ đang công tác và giảng dạy về lĩnh vực âm nhạc trong toàn tỉnh. Đặc biệt là tại Trường TC. VHNT, Trường Cao đẳng Sư phạm ST, Trung tâm Văn hóa TP. Sóc Trăng và TT.VH tỉnh Sóc Trăng.

Các nhà giáo – nhạc sĩ vừa là những người tham gia giảng dạy, vừa là những người tham gia công tác quản lý nên có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc định hướng, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên. Nhờ đó, đông đảo HV, SV đã được đào tạo một cách căn bản, là nguồn lực quý giá bổ xung cho Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, các trung tâm văn hóa huyện, thị, thành phố cũng như của tỉnh. Ngoài ra, còn là nguồn lực rất quan trọng bổ xung giáo viên cho các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng về chuyên ngành âm nhạc.

4. Các hoạt động phối hợp - liên kết:

Ngoài các hoạt động chuyên ngành, các hội viên còn tham gia một số hoạt động khác như sau:

- Tham gia sáng tác, dàn dựng, hòa âm phối khí Chương trình khai mạc “Ngày hội Văn hóa- Thể thao dân tộc Khmer Nam bộ” lần thứ IV/2008 do Bộ VH,TT&DL tổ chức tại TP. Cần Thơ (gồm các NS Sơn Ngọc Hoàng, Sơn Lương, Trương Thanh Bình, Thạch Mô Ly, Sơn Li Ly).

- Tham gia sáng tác, dàn dựng, chỉ đạo nghệ thuật cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng tham dự Hội diễn NTQC- LLVT QK 9 năm 2009 đạt giả Nhất toàn đoàn (gồm các NS Sơn Ngọc Hoàng, Lục Thanh Hiệp, Dương Chí Dũng, Trương Thanh Bình).

- Tham gia sáng tác, dàn dựng, chỉ đạo nghệ thuật cho Bộ Chỉ huy Công an tỉnh Sóc Trăng tham dự Hội diễn NTQC CAND khu vực phía nam năm 2010 được tổ chức tại TW Cục Miền Nam (tỉnh Tây Ninh) đạt giải Nhất toàn đoàn (gồm các NS. Sơn Ngọc Hoàng, Trương Thanh Bình, Lục Thanh Hiệp).

- Tham gia sáng tác, dàn dựng, chỉ đạo nghệ thuật cho Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng tham dự Hội diễn NTQC ngành Kiểm sát toàn quốc năm 2010 được tổ chức tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), đạt giải Nhất toàn đoàn (gồm NS. Sơn Ngọc Hoàng, Trương Thanh Bình, Lục Thanh Hiệp).

- Phối hợp với đài Phát thanh- truyền hình tỉnh Sóc Trăng thực hiện 2 Album ca nhạc về quê hương Sóc Trăng (năm 2009 và 2010).

- Phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật, đài PTTH tỉnh Sóc Trăng tổ chức thành công chương trình “Đêm nhạc Quách Trung Tín” nhân kỷ niệm 1 năm ngày mất của cố Ns Quách Trung Tín ( tháng 6/2008).

- Phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật, đài PTTH tỉnh Sóc Trăng tổ chức thành công chương trình “Tác giả- tác phẩm” cho 02 NS. Minh Luân và Nguyễn Văn Thanh (tháng 4/ 2013)

- Phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật, đài PTTH tỉnh Sóc Trăng tổ chức thành công chương trình “Tác giả- tác phẩm” cho 04 NS. Sơn Ngọc Hoàng, Trần Trọng Dũng, Trần Hồng Sơn và Trần Trường Lộc (tháng 4/2014).

- Chi hội đã tham gia chương trình “Liên hoan âm nhạc khu vực ĐBSCL” và Hội thảo về chủ đề “Tính dân tộc- hiện đại trong ca khúc ĐBSCL” do Hội NSVN tổ chức tại TP Cần Thơ vào tháng 11/2009 và “Ngày âm nhạc Việt Nam - 3/9” do Hội NSVN tổ chức tại TP Cần Thơ năm 2010. Được Hội NSVN tặng 1 Bằng khen và 2 giải thưởng ( Ca khúc “Sông Trăng trẩy hội hoa đăng” của Sơn Ngọc Hoàng đạt giải B và “Nơi anh đến” của Trần Trọng Dũng- Ngọc Hằng đạt giải C).

- Chi hội đã tham gia chương trình “Liên hoan âm nhạc khu vực ĐBSCL” và Hội thảo về chủ đề “Giữ gìn và phát huy bản sắc âm nhạc các dân tộc ĐBSCL trong quá trình hội nhập” do Hội NSVN tổ chức tại TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu vào tháng 11/2014. Được Hội NSVN tặng 1 Bằng khen và 3 giải thưởng ( Ca khúc “Cung đàn đảo xa” của Sơn Ngọc Hoàng đạt giải A; “Tặng anh khúc hát quê hương” của Trần Trọng Dũng đạt giải B; và “Chút tình cho hoa Chăm pây” của Dương Chí Dũng đạt giải KK).

Ngoài ra, các nhạc sĩ trong Chi hội thường xuyên tham gia Hội đồng giám khảo trong các cuộc Hội thi, Hội diễn NTQC trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng từ năm 2008 đến nay.

III. Nhận xét - đánh giá chung:

1. Ưu điểm:

- Được sự quan tâm của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Sở VH,TT&DL, Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho Chi hội đi vào ổn định và hoạt động đạt hiệu quả khá tốt.

- Tinh thần đoàn kết, thống nhất cao trong Chi hội, có sự hổ trợ lẫn nhau trong hoạt động sáng tạo, cũng như các hoạt động xã hội khác.

- Các hội viên luôn có ý thức học tập để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Từ năm 2010 đến nay, có 03 nhạc sĩ đã tốt nghiệp học vị Thạc sĩ tại Nhạc viện TPHCM và Đại học Trà Vinh (NS Thạch Mô Ly, Sơn Lương, Nguyễn Lê Trần); 01 NS đang học Cao học tại Đại học Trà Vinh (Võ Văn Sự) và 01 nhạc sĩ đang học Nghiên cứu sinh tại Học viện Khoa học xã hội - thuộc Viện Hàn lâm KHXH VN (NS Sơn Ngọc Hoàng).

2. Hạn chế- tồn tại:

- Một số Hội viên (chuyên ngành Sáng tác) chưa thật sự quan tâm đến việc gởi tác phẩm dự xét giải thưởng hàng năm của Hội NSVN do còn nặng công tác chuyên môn nghiệp vụ tại cơ quan, đơn vị.

- BCH Chi hội đến nay chưa thực hiện được con dấu riêng nên gặp nhiều hạn chế trong quan hệ công tác liên kết, phối hợp trong và ngoài tỉnh.

- Việc họp lệ định kỳ 6 tháng, hàng năm của Chi hội không được tiến hành thường xuyên và đúng quy định. Mối liên hệ giữa BCH Chi hội với các HV còn rời rạc, chưa phát huy hết sức mạnh tập thể trong hoạt động.

- Một số Hội viên chưa đóng hội phí đầy đủ và kịp thời theo quy định của Điều lệ Hội NSVN.

- Các tác phẩm ca khúc của HV đạt giải thưởng sáng tác ngày càng nhiều, song ít có tác phẩm được dàn dựng để phổ biến rộng rãi trong công chúng.

- Chi hội thiếu vắng đội ngũ sáng tác khí nhạc, ít có tác phẩm khí nhạc được dàn dựng do không có nguồn kinh phí hổ trợ.

- Công tác báo cáo định kỳ hàng năm về hoạt động của từng hội viên chưa được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định.

PHẦN THỨ HAI - PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC NK II/ 2015-2020

I. Phương hướng chung:

Tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, khắc phục những mặt còn hạn chế, tồn tại. Chi hội NSVN tỉnh Sóc Trăng đề ra phương hướng hoạt động trong NK II/2015-2020 là : “Tiếp tục xây dựng nền âm nhạc chuyên nghiệp dân tộc tiên tiến, phong phú toàn diện, thấm nhuần sâu sắc tính nhân văn. Tiếp tục sáng tạo thêm nhiều tác phẩm mới có giá trị nghệ thuật cao; đẩy mạnh công tác lý luận, nghiên cứu, phê bình; giữ vững công tác hoạt động sư phạm và biểu diễn âm nhạc”.

II. Những nhiệm vụ cụ thể:

1. Phấn đấu 90 % hội viên (chuyên ngành sáng tác) đều có tác phẩm tham dự xét giải thưởng hàng năm của Trung ương Hội.

2. Phấn đấu 90% hội viên (chuyên ngành sáng tác) đều có tác phẩm sáng tác tham gia đầy đủ các cuộc vận động sáng tác từ Trung ương, khu vực ĐBSCL và địa phương.

3. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, lý luận và phê bình. Phấn đấu trong nhiệm kỳ có ít nhất 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh được thực hiện.

4. Tiếp tục quan tâm, chú ý bồi dưỡng lực lượng nhạc sĩ trẻ, hạt nhân tiêu biểu trong phong trào văn hóa văn nghệ của địa phương Sóc Trăng. Đồng thời tiến hành thực hiện các thủ tục, hồ sơ giới thiệu hội viên mới gởi BCH Hội NSVN xem xét kết nạp. Phấn đấu trong nhiệm kỳ II (2015-2020) kết nạp ít nhất từ 3 hội viên hội NSVN.

5. Phấn đấu 100% Hội viên không vi phạm quy chế và các điều khoản quy định trong Điều lệ Hội.

III. Đề xuất và kiến nghị:

Nhằm đảm bảo cho Chi hội hoàn thành tốt phương hướng nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ II (2015- 2020), Chi hội NSVN tỉnh Sóc Trăng có một số đề xuất và kiến nghị như sau:

1. Hội NSVN cần có định mức hổ trợ kinh phí hoạt động hàng năm ( ngoài khoản 50% hội phí trích lại) nhằm giúp cho Chi hội hoạt động đạt hiệu quả cao hơn, vì kinh phí trích từ hội phí của HV không đủ để hoạt động.

2. Hội NSVN cần đặc biệt quan tâm nhiều hơn nữa về nguồn quỹ đầu tư sáng tạo tác phẩm cho các Chi hội địa phương trong nhiệm kỳ mới vì các Chi hội địa phương ít được đầu tư trong suốt nhiệm kỳ qua.

Trên đây là Bản báo cáo hoạt động âm nhạc của Chi hội NSVN tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ I/ 2008 – 2015 và Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ II/2015-2020.

TM.BCH CHI HỘI NSVN TỈNH SÓC TRĂNG
CHI HỘI TRƯỞNG: ThS.NS. Sơn Ngọc Hoàng

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG


Văn nghệ chào mừng Đại hội


Văn nghệ chào mừng Đại hội


Đoàn Chủ tịch Đại hội


Ra mắt Ban Chấp Hành mới
(NS. Trần Trọng Dũng, NS Sơn Ngọc Hoàng, NS Lục Thanh Hiệp)


Đại biểu chính thức trong Đại hội


Đ/C Lê Minh Thượng (Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng)
Phát biểu tại Đại hội


NS Sơn Ngọc Hoàng (Chi hội Trưởng)
Tặng hoa cho NS Thạch Mô Ly (UV.BCH NK I) không tham gia tái cử Nhiệm kỳ II

Tin liên quan

06/03/2021
Tối 5 tháng 10 năm 2020, tại Nhà hát Chèo Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020, do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ...
18/02/2021
Tất cả Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam có quyền gửi tác phẩm, công trình dự xét Giải  thưởng Âm nhạc 2021. Tác giả, nhóm tác giả tham dự 01 tác phẩm duy nhất thuộc một trong các chuyên ngành sau: Lý luận phê bình, Sáng tác, Biểu diễn ...
18/02/2021
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 8 tháng 9 năm 2020, tại Hà Nội, Đảng bộ Liên hiệp các ...
17/02/2021
Chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ XI (3/9/2010 – 3/9/2020), chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ X (2020-2025), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ ...