Bản nhạc có giá 82 tỉ đồng!

23/09/2015

Một bản nhạc đã trở nên quen thuộc với hàng triệu người nghe trên khắp thế giới và đang được "định giá" lên tới 82 tỉ đồng.

Bản nhạc gốc viết tay của “Here Comes The Bride” - một giai điệu rất quen thuộc tại các lễ cưới trên khắp thế giới - hiện đang được rao bán với giá 3,6 triệu đô la (gần 82 tỉ đồng).

Giai điệu vui vẻ, nhẹ nhàng của “Here Comes The Bride” (tạm dịch: Cô dâu đến rồi) đã trở thành giai điệu nổi tiếng để các cô dâu bắt đầu bước vào hôn lễ của mình, ra mắt các quan khách và sánh đôi cùng chú rể. Bản nhạc này ban đầu được nhà soạn nhạc người Đức Richard Wagner viết cho vở opera “Lohengrin” năm 1850.


Giờ đây, bản nhạc gốc năm xưa từng được tác giả đặt bút viết lên
khuông từng nốt nhạc đã được đem ra rao bán.

Những nốt nhạc viết tay này từng được chính nhà soạn nhạc Richard Wagner viết ra. Giờ đây, bản nhạc này được đem rao bán với giá 3,6 triệu đô la.

Những nốt nhạc viết tay này từng được chính nhà soạn nhạc Richard Wagner viết ra. Giờ đây, bản nhạc này được đem rao bán với giá 3,6 triệu đô la.

Ngay khi vở opera ra mắt, bản nhạc có tên tiếng Đức là “Treulich Geführt” đã ngay lập tức được công chúng rất yêu thích và còn được sử dụng làm bản nhạc trong hôn lễ của công chúa Đức Victoria và Hoàng tử Frederick William của nước Phổ năm 1858.

Vì giai điệu vui vẻ nhưng vẫn trang trọng, lại từ tốn theo nhịp bước chân của cô dâu nên kể từ đó, người ta “thi nhau” sử dụng bản nhạc này trong hôn lễ.

Trong vở opera, bản nhạc này được hát bởi các giọng ca nữ trong bối cảnh một bữa tiệc cưới và đoàn phù dâu đưa nhân vật nữ chính vào phòng cưới.

Trong khi giai điệu này luôn mang lại cảm giác vui tươi, lãng mạn cho hôn lễ thì có lẽ ít người biết rằng trong vở opera gốc, chú rể đã bỏ rơi cô dâu ngay sau hôn lễ và khiến cô dâu chết trong đau khổ.

Bản thân nhà soạn nhạc Richard Wagner cũng từng rất ngạc nhiên khi một bản nhạc mà ông cho rằng khá đen tối, nặng nề lại trở thành một bản nhạc thường xuyên vang lên tại các hôn lễ.

Nhà soạn nhạc Richard Wagner cũng rất ngạc nhiên khi thấy công chúng thường sử dụng bản nhạc “đen tối” trong vở opera bi kịch của ông tại các hôn lễ.


Nhà soạn nhạc Richard Wagner cũng rất ngạc nhiên khi thấy công chúng thường
sử dụng bản nhạc “đen tối” trong vở opera bi kịch của ông tại các hôn lễ.


“Cô dâu đến rồi”.

Về sau, bản nhạc này đã được đặt lời lại với những ngôn từ đẹp đẽ, hạnh phúc, như “Here comes the bride, all dressed in white” (tạm dịch: cô dâu đến rồi, váy nàng trắng tinh), nhưng thực tế trong vở opera của Wagner, lời viết cho bản nhạc góp phần báo hiệu điềm gở cho kết thúc của vở bi kịch.

Cho đến giờ, người ta không rõ ai là người đầu tiên đã nảy ra ý tưởng sử dụng bản nhạc “đen tối” của Wagner làm nhạc lễ cưới.

Bản nhạc gốc của “Here Comes The Bride” từng được lưu trữ tại Thư viện Bản thảo Karpeles ở New York nhưng giờ đây, không rõ vì lý do gì, bản thảo này không còn được lưu trữ nữa mà đã được một đơn vị chuyên rao bán những văn bản gốc quý hiếm đưa ra thị trường.

“Here Comes The Bride” được chơi bằng vĩ cầm và đàn hạc

 (Nguồn: http://dantri.com.vn)

Tin liên quan

18/02/2021
hỉ với ba bản sonata piano viết trong độ tuổi 20, sau đó không bao giờ viết tiếp nữa, nhà soạn nhạc Johannes Brahms đã xác lập danh tiếng ở thế loại mà hàng thập kỷ trước, Beethoven đã truyền vào một sức sống mới mẻ, qua đó báo hiệU ...
18/02/2021
Màn 1. Trong ngôi đền Solomon ở Jerusalem, những người Do Thái đang than vãn về số phận của họ: Nabucco (Nebuchadnezzar), vua Assyria, đang tấn công họ với đoàn quân hung bạo của ông ta, xúc phạm thành phố linh thiêng của họ.
17/02/2021
“…Đôi khi bất chợt ta nghe một bản nhạc của Mozart và có ý nghĩ: làm sao nó lại hồn nhiên, trong trẻo, thanh nhã, hài hoà đến như vậy? Phải có một ý chí lớn lao đến mức nào, lòng yêu đời và yêu con người sâu sắc đến ...
12/07/2020
Tác giả: Pyotr Ilyich Tchaikovsky Thời gian sáng tác: năm 1880 Công diễn lần đầu: ngày 20/8/1882 tại Thánh đường Chúa Cứu thế, Moscow Thời lượng: khoảng 14 phút Tổng phổ: tác phẩm được viết cho một đội kèn đồng ...