3 ca khúc “sống mãi” của cố nhạc sĩ An Thuyên

06/07/2015

Trong đó, "Ca dao em và tôi" phải mất 10 năm nhạc sỹ An Thuyên mới hoàn thành.

Ca dao em và tôi

Đây là một trong những ca khúc gắn liền với giọng ca Quang Linh. Ca dao em và tôi được nhạc sĩ An Thuyên phát triển từ một ca khúc nằm trong vở nhạc kịch Trương Chi ra mắt năm 1988. Nhạc sỹ đã phải mất 10 năm để viết và hoàn thành bài hát này.


Nhạc sĩ An Thuyên có nhiều sáng tác về tình yêu đôi lứa, gia đình, làng quê...

Ca khúc mang âm hưởng dân ca Nghệ Tĩnh kể về nỗi tương tư của một chàng trai dành cho người con gái nơi làng quê. Ngoài giai điệu ngọt ngào, lời bài hát chứa đựng những hình ảnh ẩn dụ đậm chất thơ như: "Cắt nửa vầng trăng. Cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ. Chặt đôi câu thơ. Bẻ đôi câu thơ. Tôi làm mái chèo lướt sóng. Đưa tôi về. Đưa tôi về với người tôi yêu".


Quang Linh là ca sĩ thành công nhất với "Ca dao em và tôi".

Ca khúc ra mắt vào những năm 1990 khi phong trào nhạc trẻ đang rất thịnh hành. Tuy vậy, Ca dao em và tôi vẫn giúp Quang Linh đứng đầu bảng xếp hạng Làn sóng xanh thời điểm đó nhiều tuần liền chứng tỏ sức lan tỏa của ca khúc này và sự yêu mến của khán giả trẻ dành cho tác phẩm của nhạc sĩ An Thuyên.

Video ca khúc này được cố đạo diễn Huỳnh Phúc Điền thực hiện với những hình ảnh làng quê Trung bộ trong một đêm trăng lung linh, huyền ảo.


Video Quang Linh thể hiện "Ca dao em và tôi".

Neo đậu bến quê

Ca khúc được ra đời năm 1993 sau nhiều năm tháng nhạc sĩ An Thuyên đã nếm trải những cay đắng của cuộc đời và chỉ có mong ước nhỏ nhoi được trở về "neo đậu bến quê".


Sau nhiều năm tháng nếm trải đắng cay cuộc đời, nhạc sĩ An Thuyên
chỉ mong ước "neo đậu bến quê".

Đây được xem là ca khúc có chủ đề quê hương Đất nước hay nhất của ông khi nhạc sĩ An Thuyên như đã rút hết lòng mình để sáng tác trong nước mắt. Quê hương trong ca khúc này là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc và cụ thể như dòng sông, con đò, giọng đò đưa, bãi ngô, vầng trăng... để khi người con xa xứ đi khắp bốn phương trời trở về được "tắm mát".

Neo đậu bến quê từng được rất nhiều tên tuổi lớn của làng nhạc thể hiện như Thu Hiền, Vân Khánh, Quang Linh, Quang Lê.


Quang Lê thể hiện "Neo đậu bến quê".

Huế thương

Bắt đầu sáng tác từ năm 1972 với Em chọn lối này, từ đó các ca khúc mới của ông cứ liên tục ra đời. Chủ yếu những sáng tác của nhạc sĩ An Thuyên đều ca ngợi quê hương, đất nước và mang đậm âm hưởng dân ca vùng miền Bắc, Trung bộ.

Không chỉ viết về xứ Nghệ quê mình, nhạc sĩ An Thuyên còn thể hiện tình yêu của mình đối với những miền đất khác khắp Việt Nam trong các ca khúc như Huế thương, Hà Nội tình yêu tôi, Chiều sông Thương...


Nhạc sĩ An Thuyên là nhạc sĩ mang làn điệu dân ca vào trong những
sáng tác của mình.

Trong đó, Huế thương ra đời năm 1992 và làm lay động những người con xứ Huế về một vùng đất mộng mơ, cổ kính. Những hình ảnh đặc trưng xứ Huế được nhắc trong bài như chiếc nón bài thơ, áo dài tím của những cô nàng nữ sinh thướt tha tan học, sông Hương tấp nập... Những điều đó mãi đọng lại trong lòng những người xứ Huế, hay đơn thuần chỉ là du khách đến đây.


Huế thương qua giọng ca của Vân Khánh.

(Nguồn: http://danviet.vn)

Tin liên quan

23/02/2021
Ca ngợi Hồ Chủ tịch là một trong những bài hát hay nhất về lãnh tụ Hồ Chí Minh của cố nhạc sĩ Văn Cao, cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam. Giai điệu ca khúc hào sảng, sang trọng toát lên thần thái vĩ đại của lãnh ...
23/02/2021
“Việc ra mắt tác phẩm “Nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong, Tác phẩm-tác giả” chính là dịp chúng ta Trả lại tên cho Ông. Bởi cho đến nay vẫn nhiều người vẫn không biết nhà soạn kịch Nguyễn Trung Phong chính là tác giả của giai điệu nổi tiếng Giận ...
23/02/2021
Ca khúc Hành khúc Tổng cục Chính trị được nhạc sĩ Đức Trịnh viết vào năm 2014, đúng dịp kỉ niệm 70 năm ngày truyền thống Tổng cục Chính trị (TCCT). Ca khúc này đã được chọn làm ca khúc chính thức của TCCT và được biểu diễn trong Lễ kỉ niệm ...
21/02/2021
Hai ca khúc “Đại thi hào Nguyễn Du” và "Phiêu bồng trần gian" mở đầu và kết lại bộ phim được đầu tư 15 tỷ đồng, nhân dịp kỷ niệm 255 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của vị danh nhân văn hóa này.