Lợi ích của việc học với nhiều thầy

26/03/2020

Tôi được may mắn học và lớn lên trong môi trường đào tạo ưu việt của Nga, với tất cả các thầy của tôi là sinh viên ruột của huyền thoại Henrich Neuhaus. Nói nôm na thì tôi là F2 của ông!

Thầy tôi giáo sư Lev Naumov là F1, ông từng là trợ giảng của Neuhaus. Sau ông được phong giáo sư và có lớp riêng cùng trợ giảng của mình. Hệ thống đào tạo của nhạc viện luôn theo công thức này: một giáo sư luôn có hai trợ giảng. Vì sao? Thứ nhất vì thời gian có hạn, thứ hai vì phần lớn các giáo sư khi đã đảm nhận vai trò dậy thường sẽ ít thời gian luyện đàn biểu diễn. Các phụ giảng thường là các pianists trẻ xuất sắc, những người đang biểu diễn do vậy luyện tập với cây đàn hàng ngày.

Khi nói đến trường phái piano Nga, mọi người thường nghĩ họ thật giỏi vế kỹ thuật. Thực ra, trong đào tạo họ chú trọng song song về sự hiểu về cấu trúc tác phẩm, âm thanh và kỹ năng chuyển tải âm thanh. Vai trò của người đánh đàn hay nghệ sĩ biểu diễn là xây dựng được tác phẩm từ tư duy âm thanh trừu tượng trong tổng phổ thành âm thanh thật qua nhạc cụ của mình. Không hiểu tác phẩm sẽ không làm hình thành một bức tranh âm thanh chính xác với bản gốc. Tuy nhiên khi hiểu được tác phẩm mà không đủ kỹ năng để truyền tải lại thì sản phẩm âm thanh của mình tạo ra lem luốc. Kỹ năng này là sự làm chủ cây đàn tuyệt đối để đạt trạng thái tự do trong việc truyền tải ý tưởng và màu sắc của tác phẩm. Do vậy các giáo sư chính thường làm việc về kiến trúc tác phẩm, và các phụ giảng giúp các sinh viên chuyện làm chủ cây đàn để xây dựng âm thanh.

Khi sang Anh ngoài giáo sư chính tôi thường chủ động đi tìm học thêm các thầy khác để làm đầy hai túi Kiến Thức và Kỹ Năng này của mình. Khi bắt đầu dạy học tôi khuyến khích học sinh học thêm các thầy hoặc đồng nghiệp có những kiến thức chuyên sâu mà tôi không nắm bắt hết. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao là đây các bạn ạ.

Thật mong các trường nhạc Việt Nam có master class định kỳ hàng tháng cho sinh viên. Mong các em hạnh phúc trong con đường thu nhặt kiến thức của mình.

Trong hình dưới đây anh Đặng Thái Sơn gửi cho tôi có cô Anna Malikova - thầy phụ giảng ở Nga (đứng kế bên phải anh Sơn) và thầy Arnaldo Cohen - thầy tôi học thêm ở Anh (đứng kế bên trái anh Sơn). Kinh nghiệm về kỹ năng biểu diễn của họ là bài học có giá trị để đời cho tôi.

 

 

Tin liên quan

27/08/2020
Sách Hình thức Hình thức âm nhạc* là một công trình có nhiều công phu sáng tạo và khoa học. Tác giả phải đọc nhiều tập sách âm nhạc, trải qua hàng ngàn bài hát để ...
10/08/2020
Nhiệt liệt chúc mừng tất cả các nhạc sĩ hội viên dự Đại hội nhiệm kỳ X Hội Nhạc sĩ Việt Nam! Thưa các bác, các anh, các chị - những người bằng tài năng củ...
08/08/2020
(Tại Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025) Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2020 Thưa các vị đại biểu, các nhạc sĩ cùng toàn thể các đồng chí! Hôm nay, tôi rất vui ...
03/08/2020
Mặc dù phim "Trưng Vương" vẫn đang trong quá trình thực hiện nhưng ca khúc "Còn gì để mất" (OST phim ngắn giới thiệu nữ tướng Bát Nàn) đã có mặt trong danh sách bảng xếp hạng Billboard là mộ...