Hòa nhạc Đương đại và Truyền thống châu Á tại Tokyo: “Các nhà soạn nhạc Việt Nam và Nhật Bản với Đàn Bầu”
Từ ngày 18 đến 23 tháng 2 năm 2020, tại phòng hòa nhạc Sogakudo trường Âm nhạc Tokyo cũ (Khoa Âm nhạc hiện tại, Đại học Nghệ thuật Tokyo) được thành lập năm 1887 với tư cách là trường âm nhạc đầu tiên ở Nhật Bản, đã diễn ra Chương trình hòa nhạc Sogakudo lần thứ 40 Âm nhạc châu Á Truyền thống và Đương đại 2020, do Liên đoàn các nhà soạn nhạc Nhật Bản.Inc (JFC) phối hợp với Tổ chức nghệ thuật và văn hóa của thành phố Taito, Hiệp hội Âm nhạc đương đại Nhật Bản tổ chức. Đây là chuỗi buổi hòa nhạc mà cố GS, nhà soạn nhạc Isao Matsushita - nguyên Chủ tịch Liên đoàn các nhà soạn nhạc châu Á khởi xướng.
Nội dung chương trình bao gồm một buổi tọa đàm chuyên đề về âm nhạc đương đại châu Á, giới thiệu về cây Đàn bầu Việt Nam và trình bày những tác phẩm viết cho Đàn Bầu và Dàn nhạc thính phòng...
PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội các nhà soạn nhạc châu Á (ACL) Việt Nam và là tác giả của tác phẩm “Hồi tưởng” (Memories) được biểu diễn trong chương trình hòa nhạc.
Vào 18 giờ 00, ngày 21 tháng 2 năm 2020, tại phòng hòa nhạc Sogakudo, trường Âm nhạc Tokyo cũ đã diễn ra Chương trình hòa nhạc Âm nhạc châu Á Truyền thống và Đương đại 2020 “Các nhà soạn nhạc Việt Nam và Nhật Bản với cây Đàn Bầu”.
Chương trình hòa nhạc thính phòng với các tác phẩm:
1. “Consonance” (Sự cộng hưởng) cho dàn nhạc thính phòng của Shin Hashimoto (Nhật Bản).
2. “Hana-ikada” (noral raft) cho dàn nhạc thính phòng của Sakiko Kosaka (Nhật Bản).
3. “Cánh đồng bất tận” cho Đàn bầu và tứ tấu dây, của Trần Đinh Lăng (Việt Nam).
4. “Pentacle” (Ngũ giác) cho Đàn bầu và tứ tấu dây của Shotaro Matsunami.
5. “Vũ điệu trong mơ” cho Đàn bầu và tứ tấu dây, của Hoàng Bích (Canada/ Việt Nam).
6. “Hồi tưởng” cho Đàn bầu và Ngũ tấu dây của Đỗ Hồng Quân.
7. Độc tấu Đàn Bầu “Ru con” – Dân ca ba miền Việt Nam.
Với các nghệ sĩ biểu diễn: Hoàng Bích (Đàn bầu), Ami Oike (Violin 1), Keisuke Tsushima (Violin 2), Mari Adachi (Viola), Kei Yamazawa (Violincello), Kazuki Shinozaki (Contrabass), MC: Yoshihiro Kanno - Chủ tịch Liên đoàn các nhà soạn nhạc Nhật Bản.
Nghệ sĩ Hoàng Bích - đàn bầu và Nhóm Ngũ tấu dây (Nhật Bản) biểu diễn tác phẩm “Hồi tưởng”
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân phát biểu cám ơn các nghệ sĩ biểu diễn
* Tác phẩm “Hồi tưởng” của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân với nội dung:
Trong chiến tranh có nhiều thiếu nữ trẻ tạm biệt người yêu ra chiến trường. Thời gian trôi qua, họ giữ tuổi thanh xuân trong chờ đợi, hy vọng ngày gặp mặt.
Lịch sử dân tộc cũng nhắc tới hình tượng người phụ nữ chờ chồng và hóa đá trên đỉnh núi. Sự mất mát là vô cùng to lớn.
Từ những đồng cảm với thân phận của những con người trong chiến tranh, giai điệu viết cho đàn bầu như chia sẻ những khoảnh khắc mong đợi mỏi mòn trong hy vọng. Hạnh phúc được trả bằng những giá trị của lòng thủy chung và chờ đợi. Với nét nhạc sở trường của đàn bầu, giai điệu buồn cùng đàn dây đã một phần nào nói lên được tâm trạng và sự thủy chung của người phụ nữ.
* Nghệ sĩ đàn bầu Hoàng Bích (Trường Âm nhạc VSO Vancouver, Canada) với tác phẩm mang tên “Vũ điệu trong mơ” đã theo đuổi giấc mơ của mình để tạo ra tác phẩm bằng cách sử dụng thang âm ngũ cung của Việt Nam và âm nhạc chịu ảnh hưởng từ phương Tây.
Các kỹ thuật Đàn Bầu mới, mở rộng đã được sử dụng trong tác phẩm này để tạo ra những âm thanh, màu sắc khác nhau mà nhà soạn nhạc sẽ mang lại niềm vui và cảm hứng cho người nghe.
Ngoài ra Hoàng Bích còn biểu diễn độc tấu Đàn Bầu tác phẩm “Ru con” dân ca ba miền của Việt Nam. Để thực hiện một tác phẩm âm nhạc truyền thống mà chị yêu thích và chị đã chuẩn bị tác phẩm những bài hát ru. Bài hát này được kết hợp 3 giai điệu dân gian, những bài hát ru từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.
* Nhà soạn nhạc trẻ Trần Đinh Lăng (Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh) với tác phẩm “Cánh đồng bất tận”, một bản hòa tấu cho nhạc cụ độc tấu Việt Nam là Đàn Tranh (một nhạc cụ 16 hợp âm của Việt Nam) với dàn nhạc dây. Phần đầu tiên mô tả cuộc chiến ở Việt Nam, khi rất nhiều cánh đồng lúa trở thành chiến trường. Sau khi kết thúc chiến tranh, không khí hòa bình của Việt Nam được thuật lại trong phần thứ hai. Tiếp nối phong cách âm nhạc lễ hội trong phần thứ ba, giai điệu đầy màu sắc từ Bắc, Trung và Nam Việt Nam được hòa quyện với nhau thể hiện sự phấn khởi của người dân.
Phần ba được chuyển soạn cho Đàn Bầu và tứ tấu dây với hình thức âm nhạc tương tự nhưng kỹ thuật hiện đại biểu diễn cùng các nhạc cụ khác nhau.
Trong khuôn khổ chuyến công tác, ngày 22 tháng 2 năm 2020, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã có buổi làm việc với GS, nhạc sĩ Yoshihiro Kanno – Trường Đại học Waseda, TS Miyoshi Izumi - Tổng Thư ký Liên đoàn các nhà soạn nhạc châu Á (ACL). Hai bên đã thảo luận về việc mời các nhạc sĩ và tốp Đàn dây Nhật Bản tham gia Festival Quốc tế Âm nhạc Mới Á – Âu lần thứ IV tại Việt Nam vào tháng 10 năm 2020.
Một số hình ảnh tại chương trình:
Poster của chương trình
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân dàn dựng tác phẩm "Hồi Tưởng"
Nghệ sĩ Hoàng Bích (áo trắng) cùng với nhóm Tứ tấu dây (Nhật Bản) trong buổi diễn tập
GS Kanno Yoshihiro - Tổng Thư ký Liên đoàn các nhà soạn nhạc Nhật Bản (JFC) và nghệ sĩ đàn bầu Hoàng Bích giới thiệu về cây Đàn Bầu Việt Nam cho khán giả
“Pentacle” cho Đàn bầu và tứ tấu dây của Shotaro Matsunami
Từ trái: TS Miyoshi Izumi - Tổng Thư ký Liên đoàn các nhà soạn nhạc châu Á, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, vợ chồng nghệ sĩ Hoàng Bích – Khắc Chí và 2 nghệ sĩ Nhật Bản
Các nhạc sĩ, nghệ sĩ Việt Nam và Nhật Bản tại chương trình