Thúc đẩy nền công nghiệp bản quyền âm nhạc

06/08/2019

Mới đây, Ủy ban bản quyền Hàn Quốc đã tổ chức Hội nghị Thúc đẩy cùng phát triển nền công nghiệp bản quyền âm nhạc của 4 quốc gia (Hàn Quốc, Thái Lan, Philipin, Việt Nam) thông qua hệ thống trao đổi thường xuyên giữa các CMOs về âm nhạc.

Với chủ đề 'Bản quyền trong môi trường thay đổi: Phản ứng của chính phủ và vai trò của các tổ chức quản lý tập thể, các quốc gia tham gia đã có bài thuyết trình và thảo luận về chủ đề phụ của 'Xu hướng gần đây về bản quyền và cách mở rộng thị trường bản quyền' và 'Xu hướng hiện tại của CMOs âm nhạc và cách thức hợp tác trong lĩnh vực bản quyền giữa các nước.

Ngoài 4 CMOs (KOMCA, MCT, FILSCAP, VCPMC) Ủy ban bản quyền Hàn Quốc còn mời các tổ chức: Hiệp hội người biểu diễn âm nhạc Hàn Quốc (FKMP), Hiệp hội cộng nghiệp ghi âm Hàn Quốc (RIAK), Hiệp hội các nhà soạn nhạc, lời và các nhà xuất bản Hàn Quốc (KOSCAP).

Tham dự có đại diện Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Hàn Quốc (MCST) - Ủy ban bản quyền Hàn Quốc (KCC); Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Công thương Thái Lan; Cục Sở hữu trí tuệ Philipine; Cục Bản quyền (COV) - Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam; Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam - Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Hiệp hội bản quyền Hàn Quốc (KOMCA); Tổ chức bản quyền Thái Lan (MCT); Hiệp hội các nhà soạn nhạc, lời và nhà xuất bản Philipin (FILSCAP); Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC); Đơn vị tổ chức: Ủy ban bản quyền Hàn Quốc (KCC).

Tại Hội thảo, các cơ quan thuộc chính phủ của mỗi nước đã trình bày các vấn để liên quan đến hoạt động bản quyền thời gian gần đây và xu thế mở rộng thị trường trong tương lai. Đáng chú ý là báo cáo tổng hợp về nền công nghiệp âm nhạc toàn cầu năm 2018 của Bà Hyeyoon Choi - Phó giám đốc Bộ phận hợp tác văn hóa (MCST). Trong báo cáo cho biết về sự phát triển của hệ sinh thái bản quyền Hàn Quốc và những phản ứng từ bộ phận chính sách. Điểm nhấn chính là doanh thu toàn cầu tăng 9.7% trong đó doanh thu từ nghe nhạc trực tuyến tăng 32.9%, doanh thu từ download nhạc giảm 21.2%, doanh thu từ băng, đĩa nhạc, physical giảm 10.1% so với năm 2017. Nền công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc cũng phát triển theo xu thế toàn cầu.

Về phía Philipin, ông Louis Andrew C. Calvario - Văn phòng Cục trưởng Philipine cũng đưa ra các vấn đề về bản quyền mới nhất như tình hình cấp phép đa lãnh thổ.

Bà Dahye Chung, trưởng bộ phận đối ngoại của KOMCA, cũng cho biết về mức tăng trưởng về doanh thu KOMCA đứng thứ 13 thế giới và thứ 3 ở khu vực châu Á Thái Bình Dương: sau JASRAC - Nhật Bản và APRA - ÚC. KOMCA còn có các hoạt động hỗ trợ công đồng như: hỗ trợ vật chất cho tổ chức WAMI - Indonesia, VCPMC - Việt Nam; thành lập quỹ đào tạo và phát triển, quỹ hỗ trợ lĩnh vực công nghệ thông tin….

Về phía Việt Nam: Ông Nguyễn Thiều Quang (COV) trình bày về hệ thống pháp lý, hệ thống quản lý, trong đó đáng chú ý là xu hướng gần đây và kế hoạch mở rộng thị trường bản quyền tại Việt Nam. Ông nhấn mạnh: Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên cơ sở sáng tạo, công nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó có 12 ngành văn hóa, 5 ngành công nghiệp văn hóa thuộc MoCST: Quay phim; Biểu diễn nghệ thuật; Nghệ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; Quảng cáo; Du lịch văn hóa. Mục tiêu chung: Đóng góp 3% vào GDP-2020; 7% vào GDP-2030.

Cũng tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Lựu - Phó Giám đốc phụ trách khu vực phía Bắc, trao đổi về và những khó khăn mà VCPMC đang gặp phải cũng không nằm ngoài xu hướng chung của các CMOs trên thế giới: Doanh thu từ các ứng dụng nhạc, nhạc số của VCPMC cũng đóng vai trò quan trọng trong tổng doanh thu của VCPMC năm 2018. Tổng doanh thu đạt 4.7 triệu USD năm 2018, tăng 25% so với năm 2017. VCPMC thực hiện chi trả cho thành viên 4 lần/năm. Tuy nhiên, VCPMC cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức, ảnh hưởng đến doanh thu lĩnh vực biểu diễn. Doanh thu lĩnh vực này giảm 36% so với năm 2017. Hàng trăm buổi biểu diễn vi phạm quyền tác giả. Rất nhiều đơn vị sử sụng âm nhạc không thực hiện nghĩa vụ bản quyền, do sự bất cập của Điều 33 trong Luật sở hữu trí tuệ.

Nhân dịp này, đại diện chính phủ Hàn Quốc cũng cho biết: Hàn Quốc đã sửa đổi điều luật bản quyền có hiệu lực từ 27/9/2016 cho phù hợp với thực tế: Bổ sung các Điều khoản cho các loại hình cung cấp nhạc trực tuyến (Điều 104 Para1). Việc thành lập Trung tâm bảo vệ bản quyền Hàn Quốc (KCOPA) cũng là một bước tiến nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng bằng cách: phát động các chiến dịch về nhận thức của công chúng về vấn đề bản quyền; Cuộc thi viết luận; Các chương trình giáo dục trực tuyến và ngoại tuyến cho sinh viên; Hướng dẫn cho công chúng về bản quyền.

(Nguồn: http://vcpmc.org/)

Tin liên quan

06/03/2021
Tối 5 tháng 10 năm 2020, tại Nhà hát Chèo Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020, do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ...
18/02/2021
Tất cả Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam có quyền gửi tác phẩm, công trình dự xét Giải  thưởng Âm nhạc 2021. Tác giả, nhóm tác giả tham dự 01 tác phẩm duy nhất thuộc một trong các chuyên ngành sau: Lý luận phê bình, Sáng tác, Biểu diễn ...
18/02/2021
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 8 tháng 9 năm 2020, tại Hà Nội, Đảng bộ Liên hiệp các ...
17/02/2021
Chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ XI (3/9/2010 – 3/9/2020), chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ X (2020-2025), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ ...