Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao giải trong Hội thi văn nghệ cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga

08/05/2019

Ngày 28 tháng 4 năm 2019, vòng chung khảo Hội thi văn nghệ cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga đã diễn ra tại Cung văn hóa trường Đại học Tổng hợp Giao thông Đường sắt Matxcơva. Đây là một trong trong chuỗi hoạt động Năm Hữu nghị Việt - Nga do Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga tổ chức.

Các thi sinh vòng Chung kết chụp ảnh cùng Ban Giám khảo và Ban tổ chức

Hội thi văn nghệ cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga được tổ chức nhằm tăng cường giao lưu gắn kết trong cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại Liên bang Nga. Cuộc thi cũng nhằm cổ vũ, thúc đẩy sinh hoạt văn hóa, văn nghệ truyền thống Việt Nam, góp phần tăng cường quảng bá những nét đẹp văn hóa, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Cuộc thi năm nay đã thu hút đông đảo thí sinh từ khắp các vùng, miền của nước Nga tham dự. Trải qua Vòng sơ khảo trong hai ngày 20 và 21 tháng 4, từ hàng trăm tiết mục phong phú về thể loại, đa dạng về hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca cả bài hát Việt và Nga, các tiết mục múa, nhảy hiện đại, biểu diễn nhạc cụ: ghita, piano, kèn dân tộc…, Ban Giám khảo đã lựa chọn được 35 tiết mục xuất sắc để tranh tài trong đêm chung kết.

Vòng Chung kết, các tiết mục mang nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga được chuẩn bị kỹ lưỡng, dàn dựng công phu. Đặc biệt, để tăng tính chuyên nghiệp và sự chính xác trong công tác chấm thi, Ban Tổ chức đã mời PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam làm Phó trưởng Ban giám khảo phụ trách về chuyên môn và Đại tá, NGƯT, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Thủy - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tham gia thành viên Ban giám khảo.

Ban giám khảo vòng Chung kết

Kết quả, Ban giám khảo đã chọn lựa được 2 Giải Đặc biệt, 6 Giải Nhất, 10 Giải Nhì, 9 Giải Ba, 8 Giải Khuyến khích:

A.  HÁT

I. ĐƠN CA NAM

1 Giải Nhất: Nguyễn Khắc Hoà (Đại học văn hóa Maxcơva) với ca khúc “Ruskoe Polie” (Cánh đồng Nga).

2 Giải Nhì: Rơ Ông Ha Thoại (Đại học văn hóa Maxcơva) với ca khúc “Bức thư tình đầu tiên”; Bế Tuấn Dũng (Trường truyền hình và điện ảnh Saint-petersburg) với ca khúc “Hồ trên núi”.

3 Giải Ba: Bùi Sỹ Nam (Đại học Hữu Nghị các dân tộc RUDN) với ca khúc “Dòng Sông linh thiêng”; Nguyễn Minh Bách (Trường Bauman) với ca khúc “Ông bà Anh”; Lương Xuân Đài (Xưởng may Cherkizov) với ca khúc “Về xứ Nghệ cùng anh”.

4 Giải Khuyến khích: Khúc Thế Hoan (Liên Chi Đoàn Công An Nhân Dân) với ca khúc “Đảng là mùa xuân người thợ”; Nguyễn Hùng (Vladivostok) với “Tổ Quốc gọi tên mình”; Nguyễn Duy Hưng (Tp. Kursk) với “Quê Mẹ”; Trần Huy Khuân (CLB Salut) với “Hồ trên núi”.

II. ĐƠN CA NỮ

1 Giải Nhất: Hà Thị Phượng (Kursk) với Mashup “Dòng sông xanh” (Le Beau Danube Bleu - Johan Strauss và Họa Mi).

2 Giải Nhì: Nguyễn Thị Hồng Nhung (Đại học Tổng hợp hữu nghị các dân tộc nga RUDN) với “Cánh chim báo tin vui”; Hoàng Thị Minh Thu (Đại học Tổng hợp hữu nghị các dân tộc nga RUDN) với “Con cò”.

1 Giải Ba: Trần Mỹ Hạnh (Пятигорск) với “Cánh võng Mẹ ru”.

1 Giải Khuyến khích: Trần Thị Nguyệt (Upha) với “Thư tình của mùa thu”.

III. HÁT TẬP THỂ

1 Giải Nhất: Nguyễn Thị Hồng Nhung, Rơ Ông Ha Thoại và nhóm múa, với “Sống như những đoá hoa”.

2 Giải Nhì: Liên Chi Đoàn Công An Nhân Dân, với “Chúng tôi là chiến sĩ Công An”; Đào Thị Huế và Châu Văn Lưu - Chi Đoàn Đại học Ngôn ngữ, với “Miền Tây quê tôi”.

1 Giải Ba: Đào Thị Huế, Nguyễn Thị Kim Liên, Phùng Thị Hà An (Chi Đoàn Đại học Ngôn ngữ) với “Tàu anh qua núi”.

2 Giải Khuyến khích: Đại học Tổng hợp hữu nghị các dân tộc Nga RUDN, với “Tổ quốc trong tim”; Nguyễn Văn Minh và Trần Thị Mỹ Hạnh (Пятигорск) với “Tình ngăn đôi bờ”.

B. MÚA

I. NHẢY HIỆN ĐẠI

1 Giải Nhất: Nhóm nhảy PAWS DANCE CREW (Đại học Giao thông đường sắt MIIT) với tiết mục “Performance of superstars”.

1 Giải Ba: CLB Thanh Xuân, với “Мы”.

II.  MÚA TẬP THỂ

1 Giải Nhất: Đại học kinh tế Plekhanov, với “Con rồng cháu tiên”

2 Giải Nhì: Đại học quản lý Guu, với “Hồn sen Việt”; Đại học Tài chính FA, với “Lụa”.

1 Giải Ba: Liên Chi Đoàn Obninsk, với “Hào khí Việt Nam”.

III. MÚA ĐÔI

1 Giải Đặc biệt: Nguyễn Trung Hiếu (Đại học Văn hóa) với tiết mục “Pas de duex in the ballet Don quixote”.

C. NHẠC CỤ

1 Giải Đặc biệt: Trần Hồng Nhung và Anastasia Vershinina (Học viện âm nhạc quốc gia Gnesin) với tiết mục “LaLa Land”.

1 Giải Nhất: Phạm Ngọc Giang - Độc tấu Piano (Đại học Văn hóa Matxcơva), với Frederic Chopin: Etude op.25 no.11 và 12.

2 Giải Nhì: Nguyễn Tuyết Mai - Độc tấu Piano (Ca đoàn Công giáo Matxcơva) với “Liên khúc tiếng trống Nga Việt”; Phan Lê Hiếu (Kursk) với Đậu tấu Saxophone: “Let it go”.

2 Giải Ba: Владимир Чан, Влада Бабакина, Варвара Балицкая (Học viện âm nhạc quốc gia Gnesin) với Liên khúc Guitar “Neo classic”; Nguyễn Duy Cường (Đại học Công nghệ MISiS) với Độc tấu sáo bầu “Chiếc khăn Piêu”.

1 Giải Khuyến khích: Lương Ngọc Minh (Đại học tổng hợp Kursk) với Độc tấu Trumpet “Người hãy quên em đi”.

D. GIẢI PHỤ

1 Giải biểu diễn nhạc cụ dân tộc xuất sắc nhất: Nguyễn Duy Cường - Độc tấu sáo Bầu.

3 Giải nhịp cầu hữu nghị Nga - Việt: Anatasia Vershinina; Влада Бабакина; Варвара Балицкая.

PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân thay mặt Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao Giải thưởng “Ngôi sao Hy vọng” cho 3 thí sinh xuất sắc:

1. Rơ Ông Ha Thoại (Đơn ca nam)

2. Nguyễn Thị Hồng Nhung (Đơn ca nữ)

3. Nguyễn Tuyết Mai (Độc tấu Piano)

PGS. TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Phó trưởng Ban giám khảo, đã có những nhận xét:

“Hội thi văn nghệ cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga là một trong những cuộc thi văn nghệ ở nước ngoài lớn nhất, các thí sinh chuyên nghiệp và không chuyên đã kết hợp với nhau một cách hài hòa. Cuộc thi thu hút được một lượng khán giả lớn Việt Nam và Nga. Các thí sinh tham gia nhiệt tình, có sự đầu tư kỹ lưỡng cho tiết mục, cống hiến hết mình vì nghệ thuật, thể hiện tình yêu nghệ thuật, tình yêu đất nước. Các tiết mục tại vòng Chung kết đều có trình độ chuyên môn cao, dàn dựng công phu, trong đó có nhiều tiết mục rất đặc sắc, có tính chuyên nghiệp. Với sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng, với kết quả cuộc thi, tôi cho rằng đây là một thắng lợi chung trong lĩnh vực văn hóa đối ngoại”.

Múa “Hồn Sen Việt” của các sinh viên trường Đại học Quản lý GUU

Múa “Con rồng cháu tiên” của các sinh viên Đại học Kinh Tế Plekhanov

Tam tấu Ghitar “Neo classic” từ Học viện âm nhạc quốc gia Gnesin

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân với các đồng nghiệp

Đại sứ Ngô Đức Mạnh trao giải Nhất cho các thí sinh

Tin liên quan

06/03/2021
Tối 5 tháng 10 năm 2020, tại Nhà hát Chèo Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020, do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ...
18/02/2021
Tất cả Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam có quyền gửi tác phẩm, công trình dự xét Giải  thưởng Âm nhạc 2021. Tác giả, nhóm tác giả tham dự 01 tác phẩm duy nhất thuộc một trong các chuyên ngành sau: Lý luận phê bình, Sáng tác, Biểu diễn ...
18/02/2021
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 8 tháng 9 năm 2020, tại Hà Nội, Đảng bộ Liên hiệp các ...
17/02/2021
Chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ XI (3/9/2010 – 3/9/2020), chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ X (2020-2025), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ ...