Liên hoan Âm nhạc mới Á - Âu 2016: Chương trình Bế mạc

19/10/2016

Chương trình bế mạc Liên hoan Âm nhạc mới Á - Âu diễn ra vào tối 18/10/2016, tại Phòng Hòa nhạc Lớn, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Phần I:

1. Konstantin Konstantinovich Batashov (Liên bang Nga)

Concerto cho Violin and Dàn nhạc (Phần I)

Nghệ sĩ biểu diễn: Stepan Iakovich / Solo Violin (Liên Bang Nga) 

2. Kedarnath Awati (Ấn Độ)

Elegy” cho Dàn nhạc Giao hưởng

3. Andrián Pertout (Ô-xtrây-lia)

"Angustam Amice" cho Hợp xướng (SATB) và Dàn nhạc dây

Biểu diễn: Dàn hợp xướng Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam

4. Azamat Khassanshin (Liên Bang Nga)

Altun Urda” cho Dàn nhạc Giao hưởng (Phần I và II)

Phần II:

1. Werner Heinrich Schmitt (Đức)

Khúc thứ 2 trong Concerto Piano

2. Hadas Goldschmidt – Halfon (Israel)

"Crisscross" cho Dàn nhạc thính phòng 

3. Ofer Pelz (Israel/Canada)

"Climax ou Éléments" cho Dàn nhạc thính phòng 

4. DoWon Yu (Hàn Quốc)

Chiếc cầu thang hình xoáy ốc II” cho Dàn nhạc thính phòng

Thực hiện: Dàn nhạc Giao hưởng Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam               

Nhạc trưởng: Zoe Zeniodi (Hy Lạp/Mỹ)

 

Konstantin Konstantinovich Batashov (Liên bang Nga)

Konstantin Konstantinovich Batashov sinh năm1938 tại thành phố Baku. Ông là Giáo sư Nhạc viện Tchaikovsky, Matxcova.

1947- 1956: học piano tại Trường Nhạc Baku.

1956-1959: học sáng tác tại Nhạc viện Baku.

1959-1962: học sáng tác tại Học viện Âm nhạc Matxcova .

1962-1965: tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Matxcova, khoa sáng tác.

1970: Giáo sư chuyên ngành sáng tác, Học viện Âm nhạc Matxcova.

Ông sáng tác nhạc cho phim, các chương trình biểu diễn trên truyền hình và biểu diễn tại các nhà hát. Ông cũng có nhiều sáng tác cho piano, các loại nhạc cụ, cho dàn nhạc không lời, hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng.

Các tác phẩm chính

Bản Giao hưởng số 1, opera-oratorio “Songs of hard labour and rebellion” “Песни каторги и бунта”, concerto cho violin và dàn nhạc, tổ khúc Ballet cho Dàn nhạc Giao hưởng, Hòa nhạc thính phòng gồm 9 loại nhạc cụ “In memory of I. Stravinsky”, tổ khúc thanh nhạc (cho baritone and piano), hòa nhạc hợp xướng (a capella) “Nonsense” “Чепуха”, Bản Giao hưởng số 2.

Concerto cho Violin và Dàn nhạc (Phần I)

Concerto cho Violon và Dàn nhạc, gồm hai phần:

Phần 1: có tiết tấu nhanh, cường độ lớn và sắc nhọn.

Phần 2: chậm, nhẹ nhàng, êm ái.

Giữa hai phần không có sự thống nhất. Tuy nhiên, có thể còn tùy vào người nghe để tìm ra sự thống nhất giữa hai phần này.

Trong khuôn khổ buổi biễu diễn, các nghệ sĩ sẽ chỉ biểu diễn phần I của tác phẩm.

Kedarnath Awati (India)

Awati học piano khi mới lên 8 tuổi và sau đó nhận được học bổng và dạy toán học ở bậc Đại học. Ở tuổi 30, Awati tìm về với âm nhạc và hoàn thành khóa học Lý thuyết và Sáng tác (Đại học Trinity, London) năm 1991. Awati tham gia Viện Phim truyện và Truyền hình Ấn Độ, Pune với vai trò là Giáo sư Âm nhạc vào năm 1992 và tiếp tục vai trò này tới bây giờ. Awati làm Tiến sỹ sáng tác âm nhạc dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ David Felder tại Đại học New York, Buffalo, Hoa Kỳ (2003-2007). 

“Elegy” cho Dàn nhạc Giao hưởng

Tâm trạng xuyên suốt tác phẩm lần này là sự trầm ngâm hơn là buồn rầu, chủ yếu là về sự tưởng nhớ, chứ không phải là đau buồn về người đã khuất. Đó có thể là một người nổi tiếng như Gandhi hoặc Hồ Chí Minh nhưng cũng có thể là một thành viên trong gia đình đã qua đời trước đó.  Về mặt kỹ thuật, tác giả muốn thử ứng dụng các yếu tố âm nhạc nghệ thuật của Ấn Độ và phương Tây trong cùng một không gian âm nhạc. 8 nhịp mở đầu là phần khó viết nhất, phải bao gồm một điệu Raga Todi sử dụng cao độ quy chuẩn cho tất cả các nhạc cụ. Phần còn lại sử dụng các kỹ thuật để biến đổi và phát triển. Về mặt hình thức, tác phẩm này gần giống với hình thức của Sonata biến điệu.

Andrián Pertout (Australia)

Năm 2007, Andrian Pertout trở thành Tiến sĩ của Đại học Melbourne theo học bổng của Quỹ Tweddle, APA và MRS. Các giải thưởng sáng tác của Pertout gồm có” Giải Mainstage (Hoa Kỳ), Giải Jean Bogan, Betty Amsden và Giải dàn nhạc Louisville (Hoa Kỳ). Trờ thành một nhà soạn nhạc tự do, Pertout còn tham gia giảng dạy sáng tác, giám sát và giám khảo tại trường Đại học Melbourne và Viện Âm nhạc Ôxtrâylia cho bậc Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ.

Âm nhạc của Andrian được các dàn nhạc nổi tiếng như Dàn nhạc Giao hưởng Melbournes và Tasmanian, Dàn nhạc Louisville (Hoa Kỳ), Dàn nhạc giao hưởng Jerusalem (Israel), Petrobas Sinfonica (Brazil), Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Mexico, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Puerto Rico, Dàn nhạc Giao hưởng Chile, Dàn nhạc Giao hưởng Bỉ, Dàn nhạc Giao hưởng thuộc Đại học Hồng Kông, Dàn nhạc dây Oare (Anh Quốc) và Dàn nhạc La Chapelle Musicale de Tournai (Bỉ) biểu diễn tại hơn 40 quốc gia.

“Angustam Amice” là tác phẩm được Mario Dobernig và Victoria Chorale lựa chọn để biểu diễn nhân sự kiện kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của Arvo Part. Tác phẩm được phổ nhạc theo một bài thơ của Quintus Horatius Flaccus (65 trước Công nguyên- 8 trước Công nguyên) từ lời cổ của Carmina (23 trước Công nguyên)- trong tập 4 cuốn sách gồm các bài thơ Latin: “The Odes of Horace”. Đoạn thơ thứ 4 của Liber III.2 mở đầu với một câu rất nổi tiếng: “Dulce et decorum est pro patria mori” (Thật vinh quang khi được hi sinh cho quê hương, đất nước) được nhà thơ/chiến sĩ người Anh, Wilfred Owen (1893-1918) sử dụng trong bài thơ chống chiến tranh mà ông viết vào tháng 10/1917 với mục đích “ gây xót thương” nhưng cũng đồng thời là để “gây tác động, đặc biệt là những người dân ở hậu phương, những người luôn tin rằng chiến tranh là cao quý và vinh quang”. “Angustam Amice” cũng được nhà soạn nhạc người Estonian, Arvo Part bằng cách sử dụng âm giai Dorian, thăng nốt số 4/ âm giai Lydian b7 thang âm hai quãng tám.

Azamat Khassanshin (Liên bang Nga)

Nhà soạn nhạc Azamat Khasanshin sinh năm 1971 tại Kazan (USSR). Sau khi tốt nghiệp Học viện âm nhạc quốc gia Moscow chuyên ngành sáng tác, ông tiếp tục làm nghiên cứu Tiến sỹ năm 2006. Từ năm 2013 -2015, ông học chỉ huy dàn nhạc giao hưởng tại Học viện Âm nhạc Gnesin Nga. Các tác phẩm của Azamat được biểu diễn tại nhiều Liên hoan âm nhạc tại Nga, Kazan, Ufa, Nidgny Novgorod, v.v…

Tác phẩm Altu Urda (Golden Horde) viết cho dàn nhạc giao hưởng gồm 4 phần được sáng tác từ năm 2010 -2013 nhằm ca ngợi đế chế Turks và Mongols vào thế kỷ XIII-XV. Giai đoạn lịch sự này được minh họa thông qua các cuộc chiến trên Thảo nguyên. Âm nhạc Giao hưởng minh họa hình ảnh của cuộc chiến đấu của hai người anh hùng và viễn cảnh của đế chế lớn trong cuộc chiến tranh đẫm máu.

Werner Heinrich Schmitt (Đức)

Werner sinh ra tại Mannheim, bắt đầu học piano năm 1981 tại Freiburg với Nghệ sĩ Piano huyền thoại Vitaly Margulis, người đã hướng Werner tới con đường nghệ thuật. Tháng 6/2006, tại Cung điện Hambach đã diễn ra buổi biểu diễn ra mắt đầu tiên tác phẩm: “Lyrical Scene” của Werner viết cho sáo, dàn nhạc dây, Harp và Vibraphone cùng với nghệ sĩ solo sáo của Dàn nhạc Giao hưởng Berlin, Pirmin Grehl và Dàn nhạc Thính phòng Kurpfälzisches dưới sự chỉ đạo của Wolfram Christ.

Chương 2 trong Concerto Piano của ông được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp thiên nhiên của Tirol, Áo. Tại Seefeld, một ngôi làng trên những ngọn núi  của dãy Alps gần Innsbruck có một chiếc chuông lớn có tên là Friedensglocke des Alpenraumes (Chuông hòa bình của vùng Alpine). Chiếc chuông có trọng lượng hơn 10 tấn, chiều cao 2,51m và đường kính 2,54m. Âm thanh của chuông rất tuyệt vời, khi nghe tiếng chuông như ẩn chứa thông điệp về hòa bình quanh thung lũng của con sông Inn. Âm thanh đó được điều chỉnh trong một âm Rê thứ kết hợp với khung cảnh ấn tượng mang lại cho ông cảm hứng sáng tác phần 2 của tác phẩm. Phần 2 của tác phẩm bắt đầu với một tập hợp các dây âm câm. Nhạc rung cho đến khi toàn bộ dàn nhạc chơi một hợp âm dài đến âm Đô trưởng. Tiếp đến là độc tấu piano xen vào một đoạn mà cả dàn nhạc đang chơi rồi sau đó dần dẫn vào chủ đề chính.

Hadas Goldschmidt – Halfon (Israel)

Hadas là người đã nhận giải thưởng của Thủ tướng dành cho các nhà soạn nhặc năm 2012.Các sáng tác của cô được Dàn nhạc Giao hưởng L.A. Jewish (do thái), Dàn nhạc thính phòng Israel, Dàn nhạc Israel Sinfonietta, Symphonet Raanana, Nhóm nhạc Musica Nova, Caprisma, Mr. Chen Zimbalista, Kurt Muroki, Tam tấu Amber, Mr. Ralph Van Raat, Nhóm nhạc Concertante, Nhóm nhạc giao hưởng thính phòng Jupiter, v.v.. biểu diễn. Halfon đã tốt nghiệp cử nhân tại Học viện Âm nhạc và Vũ đạo Jerusalem Rubin.Cô tiếp tục học tại khoa âm nhạc, Đại học Illinoise và tốt nghiệp khoa sáng tác. Cô nhận học bổng từ học viện âm nhạc và Vũ đạo Jerusalem Rubin và khoa âm nhạc, Đại học Northwestern.

“Criss Cross” viết cho Dàn nhạc Thính phòng.

Tác phẩm là sự pha trộn giữa sở thích, niềm tin và quan điểm, mang lại nhiều giá trị lớn. Phần mở đầu thì sôi nổi, nhịp điệu, giai điệu dồn dập. Phần hai thì chậm rãi, nhiều lời hơn. Phần 3 là tiếng gió thổi với giai điệu và nhịp điệu đã xuất hiện ở phần 1 nhưng lại mang một màu sắc mới hơn.

Ofer Pelz (Israel/Canada)

Ofer Pelz sáng tác cho nhiều loại nhạc cụ kết hợp và nhạc acoustic điện tử. Pelz cũng là một nhạc công rất năng động. Ông học sáng tác, lý thuyết nhạc và công nghệ âm nhạc tại Jerusalem và Paris. Hiện tại, ông đang làm nghiên cứu tiến sĩ và dạy tại ĐH Montreal. Tác phẩm của Ofer Pelz giành được rất nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có hai giải thưởng ACUM và Ernst Von Siemens. Âm nhạc của Pelz thường được biểu diễn tại Châu Âu, Mỹ, Canada và Israel...

“Climax ou Éléments" cho Dàn nhạc thính phòng.

Tác phẩm Climax được Dàn nhạc Geneva Camerata biểu diễn cùng với sự hỗ trợ của Quỹ Adele và John Gray, được công chiếu tại Geneva vào tháng 3/2016. Tác phẩm giới thiệu một phần “Les Element” cỉa tác giả Jean- Ferry Rebel. Đàn Cla-vo-xanh trong tổng phổ có thể được thay thế bằng piano, và một số đàn dây nhỏ hơn hoặc lớn hơn.

Do-Won Yu (Hàn Quốc)

Nhà soạn nhạc Do-Won Yu tốt nghiệp Trường Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Ông là Thạc sĩ chuyên ngành Sáng tác tại Nhạc viện Hoàng gia Hà Lan. Ông cũng nhận bằng Thạc sĩ thứ hai tại Trường Hoàng gia Holloway, Trường đại học London tại Vương quốc Anh. Sau đó, ông tốt nghiệp chuyên ngành sáng tác tại Trường Konzertexamen, Hochschule Fur Musik Franz Liszt Weimar tại Đức. Các tác phẩm của Ông đã giành giải tại nhiều liên hoan và cuộc thi như Liên hoan Âm nhạc châu Á năm 2011 tại Tokyo, Hội nghị và Liên hoan ACL lần thứ 29, Ngày âm nhạc mới thế giới ISCM năm 2012 tại Bỉ, Giải thưởng Iishin tại Liên hoan mùa xuân Seoul năm 2012. Hiện ông đang là Giảng viên tại một số trường Đại học tại Hàn Quốc.

“Chiếc cầu thang hình xoáy ốc II” dành cho dàn nhạc giao hưởng.

Chiếc cầu thang hình xoáy ốc được xây dựng quanh một trục chính, gồm một cột chính ở giữa với các bậc thang chạy xung quanh từ chân đến đỉnh. Khi còn bé, ông đã tưởng tượng một chiếc cầu thang hình xoáy ốc có thể dẫn đến một hướng khác khi đi lên hoặc xuống cầu thang. Ông đã cố gắng thể hiện trí tưởng tượng này thông qua âm nhạc của mình. Tác phẩm “Chiếc cầu thang hình xoáy ốc II” dành cho dàn nhạc giao hưởng là tái bản và có bổ sung so với tác phẩm “Chiếc cầu thang hình xoáy ốc” dành cho nhóm nhạc được viết năm 2015.

 

* Nghệ sĩ biểu diễn:

Dàn nhạc Giao hưởng Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam được thành lập từ năm 1956, với ba chức năng chính là Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Biểu diễn âm nhạc. Học viện là một trong những trung tâm âm nhạc lớn, có uy tín của Việt Nam và khu vực.

Học viện với đội ngũ giáo sư, giảng viên, nghệ sĩ đầu ngành và các sinh viên xuất sắc đã đóng vai trò là nghệ sĩ độc tấu chủ chốt trong các chương trình biểu diễn âm nhạc quan trọng của cả nước. Hàng năm, Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội, Dàn nhạc thính phòng, dàn Hợp xướng, Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam với hàng trăm buổi biểu diễn thuộc nhiều thể loại âm nhạc khác nhau, đã phục vụ tốt các dịp lễ lớn của Việt Nam, phục vụ xã hội, tuyên truyền nền âm nhạc dân tộc Việt Nam đối với thế giới cũng như đóng góp tích cực vào việc nâng cao dân trí và đời sống nghệ thuật của Việt Nam.

Ngoài việc giảng dạy, Viện là nguồn gốc của Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội, bao gồm các giảng viên, sinh viên tài năng và nhạc sĩ chuyên nghiệp khác. Nhóm này thường xuyên thực hiện tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Nhiều người trong số các thành viên của mình tiếp tục chơi cho Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.

Dàn hợp xướng Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam

Dàn hơp xướng của Nhà hát được thành lập năm 1961. Qua nhiều thế hệ nghệ sĩ tâm huyết với nghề, đoàn nhạc kịch đã trưởng thành và phát triển ngày càng lớn mạnh với những chương trình phong phú hơn. Nhiều kiệt tác đã được biểu diễn thành công như: vở Nhạc kịch “LuCile”, “Viên  đạn thần”, “Thần Vệ nữ”, “Franceska Darimimi”, “Ophée et Eurydiel”, “Cuộc sống Paris”, “Trường học Tình yêu”, “LaBoheme”, “Giấc mơ và hiện thực”, “Người Hà Lan bay”; các vở nhạc kịch của Việt Nam như:“Cô Sao”, “Người tạc tượng”, “Lá Đỏ”…

Zoe Zeniodi (Hy Lạp | Greece) / Nhạc trưởng

Nhạc trưởng Zoe Zeniodi đã chỉ huy nhiều tác phẩm tại Nhà hát Florida, Nhà hát Quốc gia Hy lạp, Trung tâm Văn hóa Onassis và làm chỉ huy khách mời cho các Dàn nhạc Hy lạp lớn, Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Tatarstan, Dàn nhạc Brno, Dàn nhạc Giao hưởng Palm Beach, Dàn nhạc New Florida, JONDE, Dàn nhạc Thanh niên Florida. Zoe được Nhà hát Dallas lựa chọn là Chỉ huy Dàn nhạc của Viện đào tạo nữ chỉ huy dàn nhạc (IWC) năm 2016. Zoe hiện nay là Giám đốc Âm nhạc của Dàn nhạc Giao hưởng Broward, Dàn nhạc Thính phòng Athens và Phó Giám đốc Âm nhạc của Liên hoan Aegean. Các chức danh trước đây của Zoe bao gồm Nhạc trưởng Dàn nhạc Giao hưởng MOYSA, Trợ lý Chỉ huy Dàn nhạc Florida Grand, Giám đốc Âm nhạc của Dàn nhạc Alhambra và Phó Chỉ huy Dàn nhạc Giao hưởng Frost. Zoe đã phát hành 5 CD nhạc đương đại. Cô tham gia vào nhiều khóa học nâng cao và được chỉ huy Dàn nhạc Cleveland và Stockholm Sinfonietta. Là một nghệ sĩ piano, Zoe thường chơi trong các buổi hòa nhạc lớn tổ chức tại Mỹ, Nga, Anh, Đức, Áo, Pháp, Ý, Bỉ, Hà Lan, Croatia, Venezuela, Mauritius và Hy lạp. She has taken part in prestigious master courses where she has conducted the Cleveland Orchestra and the Stockholm Sinfonietta.

Zoe hiện là Tiến sỹ âm nhạc về Chỉ huy Dàn nhạc tại Đại học Miami. Cô học piano tại Đại học Âm nhạc Hoàng gia và là nghiên cứu sinh khoa đệm piano tại Đại học Âm nhạc Mozarteum, Salzburg.

Tin liên quan

06/03/2021
Tối 5 tháng 10 năm 2020, tại Nhà hát Chèo Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020, do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ...
18/02/2021
Tất cả Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam có quyền gửi tác phẩm, công trình dự xét Giải  thưởng Âm nhạc 2021. Tác giả, nhóm tác giả tham dự 01 tác phẩm duy nhất thuộc một trong các chuyên ngành sau: Lý luận phê bình, Sáng tác, Biểu diễn ...
18/02/2021
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 8 tháng 9 năm 2020, tại Hà Nội, Đảng bộ Liên hiệp các ...
17/02/2021
Chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ XI (3/9/2010 – 3/9/2020), chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ X (2020-2025), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ ...