Liên hoan Âm nhạc mới Á - Âu: chương trình hòa nhạc “Giai điệu bạn bè”

18/10/2016

Chương trình hòa nhạc “Giai điệu bạn bè” diễn ra vào tối 17 tháng 10 năm 2016, Nhà hát Vĩnh Phúc, thành phố Vĩnh Yên.

I. Việt Nam

Đoàn nghệ thuật Ca múa nhạc tỉnh Vĩnh Phúc

1. Liên khúc Trống quân – Mó cá ( lời cổ)

2. Lên đỉnh Tây Thiên

3. Vĩnh Phúc thênh thang trên đường mới

II. Lào

1. A beauty of Vientiane

2. A fragrant rose of Pakse

3. Happy farmer

4. Khaen music

III. Campuchia

1. Chao Pream (Nhạc đám cưới)

2. I Love Flower (Nhạc Mohori)

3. Buffalo attacking me with its Horns (Nhạc Mohori)

4. Sathukar (Nhạc Pinn Peat)

IV. Kodo taiko group (Nhật Bản)

1. SHAKE

2. Taiko Man

3. Jang-wara

4. Song and Bamboo Flute

5. O-daiko

6. Zoku

V. Ban nhạc "Lá Đỏ"

1. Lương Bình “Ngẫu hứng trống cơm”

2. Đức Tân “Nắng nghiêng”

3. Đức Trịnh “Bình minh Tháp cổ”

5. Trung Đông “Mầm sống”

6. Quang Duy “Cảm xúc mùa hè”

7. Mai Kiên “Giai điệu bạn bè”

V. Phạm Hồng Hà

"Người Hà Nội" -  sáng tác Nguyễn Đình Thi, chuyển soạn guitar Văn Vượng.

* Nghệ sĩ biểu diễn:

Đoàn nghệ thuật Ca múa nhạc tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một miền quê được thiên nhiên ưu đãi. Nơi đây có vành đai phía Bắc với rừng núi đại ngàn Tam Đảo, Sáng sơn. Tiếp nối núi rừng là một miền đồi thấp để rồi đổ ra là miền đồng bằng đỉnh đầu tam giác Châu thổ Bắc Bộ, nơi  ba dòng sông tụ về một điểm. Đó là sông Đáy, sông Lô, sông Hồng.

Về văn hóa – tỉnh Vĩnh Phúc có sự giao thoa của hai dòng chảy; Văn hóa Đồng bằng Châu thổ mà trung tâm là Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến. Cạnh đó là văn hóa của các dân tộc vùng cao Việt Bắc của đất nước.

Sự giao thoa này tạo cho đời sống Văn hóa ở Vĩnh Phúc xưa cũng như nay một vẻ đẹp đa sắc, vừa phong phú, vừa tươi trẻ, hồn nhiên. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử,  những biến thiên của thời gian,  sự giao lưu, hội nhập quốc tế… Vĩnh Phúc vẫn lưu giữ được một kho tàng văn hóa truyền thồng vô cùng phong phú và độc đáo, trong đó có âm nhạc dân gian của các dân tộc trong tỉnh.

Đoàn nghệ thuật Ca, Múa Nhạc Vĩnh Phúc  đã và đang sưu tầm, nghiên cứu và dàn dựng nhiều làn điệu dân ca, dân vũ Để góp phần tích cực bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc Văn hóa dân tộc.

(Nhạc sĩ Lê Xuân Thủy – Trưởng Đoàn nghệ thuật Ca múa nhạc tỉnh Vĩnh Phúc)

Ban nhạc “Lá Đỏ” - Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội

Dàn nhạc Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội đã biểu diễn các chương trình lớn của Quốc gia như “Sao Mai”, “Sao Mai điểm hẹn”, “Con đường âm nhạc”, Liên hoan Jazz châu Âu tại Hà Nội… Với các phong cách âm nhạc đa dạng như Pop, Rock, Jazz… Dàn nhạc đã chiếm được tình cảm yêu mến của công chúng và sự tin tưởng, đánh giá cao của đồng nghiệp. Dàn nhạc gồm các nhạc công nổi tiếng ở Việt Nam, là giảng viên của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội kết hợp với một số học viên ưu tú của Nhà trường. Những năm qua, Dàn nhạc đã có những đóng góp lớn cho Quân đội và xã hội ở những chương trình nghệ thuật có chất lượng.

Các thành viên:

Nhạc sĩ Xuân Phương / Sáng tác, Piano

Nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn / Tổ chức biểu diễn

Nhạc sĩ Vũ Đức Tân / Sáng tác, Piano

Nhạc sĩ  Xuân Thạch / Keyboard

Nhạc sĩ  Hồ Nhật Minh / Guitar

Nhạc sĩ Lê Thị Sa Anh / Bass guitar

Nhạc sĩ Lê Hoàng Long / Pecusetion

Nghệ sĩ Lê Hoàng Hùng / Trống

Nghệ sĩ Hà Miên / Cello

Nghệ sĩ Trần Quang Duy / Sáng tác, Violon

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Đông /Sáng tác, Trompette

Nghệ sĩ Huy Thịnh / Saxophone

Nghệ sĩ Minh Nghĩa / Trompette

Nghệ sĩ Minh Hân / Trombonne

Nghệ sĩ Tiến Dũng / Trombone

Nguyễn Hùng Vỹ / Trợ lý tổ chức

Nguyễn An Thông / Kỹ thuật âm thanh

Nguyễn Văn Hải / Kỹ thuật âm thanh

Nhóm trống KODO (Nhật Bản)

Yuichiro Funabashi (Japan)

Yuichiro Funabashi lần đầu tiếp xúc với trống khi đang là sinh viên khảo cổ học. Yuichiro tham gia Trung tâm Nghệ thuật Kodo năm 1998 và trở thành một thành viên của Trung tâm Kodo vào năm 2001. Trên sân khấu, Funabashi chủ yếu chơi trống taiko, ca sĩ và nghệ sĩ chơi các nhạc cụ thuộc bộ gõ kim loại. Ông là Giám đốc nghệ thuật tại Liên hoan Nghệ thuật biểu diễn quốc tế Đảo Sado, "Kỷ niệm ngày Trái đất", và là người lên kế hoạch và phụ trách chỉ đạo các buổi biểu diễn của các nhóm nhạc nhỏ như "P.P.C." và "Goshu." Trong những năm gần đây, ông phụ trách rất nhiều vai trò trong hoạt động sản xuất: từ việc phối hợp với các nghệ sĩ nước ngoài thu hút trẻ em địa phương vào nghệ thuật trống taiko trong “Hội thảo trình diễn Kodo". Funabashi rất thích xem biểu diễn Rakugo (loại hình kể truyện hài truyền thống của Nhật) và đấu vật chuyên nghiệp. Là người gần gũi, lịch thiệp và có phong thái nhẹ nhàng, Funabashi chiếm được nhiều thiện cảm của các thành viên Kodo. Từ năm 2012 đến tháng 1/2016, Funabashi trở thành phó phụ trách dàn nhạc Kodo và sau đó là trưởng phụ trách.

Yosuke Oda (Japan)

Yosuke Oda gia nhập Trung tâm Nghệ thuật Kodo năm 1999 và trở thành thành viên năm 2003. Ngay từ những ngày đầu mới gia nhập vào Kodo, Oda đã nhận vai trò là nghệ sĩ độc tấu, và giữ vai trò trung tâm, biểu tượng của một số tác phẩm như O-daiko và Yatai- bayashi. Oda phụ trách đạo diễn tác phẩm đầu tiên vào năm 2012 và thể hiện sự tinh tế trong việc sáng tác các tác phẩm cho trống taiko và vũ đạo, cả phần âm nhạc và lời thoại. Năm 2013 và 2015, Oda tái hiện nhân vật Susano trong vở “Amaterasu” và khả năng độc tấu trống taiko của Oda được thể hiện mạnh mẽ trong tour biểu diễn mới đây của Kodo.

Masayuki Sakamoto (Japan)

Masayuki Sakamoto tham gia Trung tâm Nghệ thuật Kodo năm 2003 và trở thành thành viên của Kodo trong năm 2006. Chủ yếu chơi độc tấu hoặc vị trí trung tâm trong dàn trống taiko, Sakamoto là nghệ sĩ chủ chốt. Với năng lực và độ nhạy bén của mình, Sakamoto thường là người chỉ đạo trên sân khấu, khéo léo biểu diễn các tiết mục của Kodo. Ngay từ những ngày đầu tiên chơi trong dàn nhạc, Sakamoto đã thực hiện các tour biểu diễn trong nước và quốc tế. Sakamoto cộng tác với các nghệ sĩ thuộc nhiều thể loại, và gần đây cũng đã tham gia vào tác phẩm của các đạo diễn ngoài. Sakamoto là một trong ba nghệ sĩ độc tấu trống tham gia vào tour biểu diễn gần đây của Kodo. Trong năm 2015, ông đã viết một tác phẩm cho trống Okedo Daiko tên là “Kanade”, và tác phẩm này cũng chơi được cả cho trong Asano Taiko. Loại trống sáng tạo mới này sau đó giành giải Thiết kế ấn tượng năm 2015.

Tsuyoshi Maeda (Japan)

Tsuyoshi Maeda tham gia Trung tâm Nghệ thuật Kodo năm 2005 và trở thành thành viên của Kodo 2008. Maeda là một nghệ sĩ biểu diễn linh hoạt, đa tài, vừa chơi trống taiko, sáo trúc, đàn koto (đàn hạc), và cả các nhạc cụ kim loại trong bộ gõ. Maeda có năng khiếu trong việc chỉ đạo biểu diễn các chương trình biểu diễn nghệ thuật của Kodo và các buổi hòa nhạc Shiroyama tại Liên hoan nghệ thuật biểu diễn quốc tế Đảo Sado. Mới đây, Maeda tập trung vào sáng tác và cho ra mắt một số tác phẩm của mình như Yomichiand Yogiri, một tác phẩm vừa mang hơi hướng hiện đại và hoài cổ.

Issei Kohira (Japan)

Sinh năm 1993 tại Hirakata, Osaka.

Kohira tham gia Trung tâm Nghệ thuật Kodo năm 2014 và trở thành thành viên sơ cấp của Kodo năm 2016.

Koji Miyagi (Japan)

Sinh năm 1990 tại New Jersey, Hoa Kỳ

Gia nhập Trung tâm Nghệ thuật Kodo năm 2014 và trở thành thành viên sơ cấp của Kodo năm 2016

Phạm Hồng Hà (Vietnam/Liên bang Nga) / Guitar

Phạm Hồng Hà sinh năm 1961 tại Hà nội. Anh đã qua các lớp học Guitar từ khi còn nhỏ tuổi. Từ năm 1989, anh sang Nga định cư tại Matxcova. Tại đây anh trau dồi thêm kiến thức về Guitar, và có trình độ biểu diễn Guitar cổ điển vững vàng. Anh đã mở nhiều lớp dậy học Guitar cho thanh thiếu niên. Tại Nga, Phạm Hồng Hà từng theo học trường âm nhạc mang tên A.N. Xkriabina, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Giáo sư – Nhạc sĩ  A.A.Smirnov. Anh thường xuyên biểu diễn độc tấu Guitar cổ điển tại nhiều sân khấu, tham gia biểu diễn cùng dàn nhạc của nhà trường, và đã biểu diễn solo với Dàn nhạc giao hưởng Việt nam (VNSO).

Tin liên quan

06/03/2021
Tối 5 tháng 10 năm 2020, tại Nhà hát Chèo Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020, do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ...
18/02/2021
Tất cả Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam có quyền gửi tác phẩm, công trình dự xét Giải  thưởng Âm nhạc 2021. Tác giả, nhóm tác giả tham dự 01 tác phẩm duy nhất thuộc một trong các chuyên ngành sau: Lý luận phê bình, Sáng tác, Biểu diễn ...
18/02/2021
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 8 tháng 9 năm 2020, tại Hà Nội, Đảng bộ Liên hiệp các ...
17/02/2021
Chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ XI (3/9/2010 – 3/9/2020), chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ X (2020-2025), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ ...