Chi hội Tây Ninh: Báo cáo tổng kết công tác hoạt động khóa I và phương hướng hoạt động khóa II (nhiệm kỳ 2015-2020)
Ban Chấp hành mới
PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG KẾT CÔNG TÁC KHÓA I (Nhiệm kỳ 2009-2014)
Đại hội Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Tây Ninh diễn ra trong 2015 là năm có nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước: Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hòan tòan Miền Nam, thống nhất đất nước, 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và 70 năm ngày thành lập nước.
Đại hội là đợt sinh hoạt chính trị nghề nghiệp quan trọng của đội ngũ những người họat động âm nhạc chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trên các lĩnh vực sáng tác và biểu diễn.
Thực hiện Điều lệ Hội Nhạc sĩ Việt Nam (Nhiệm kỳ 2010-2015), dưới ánh sáng của Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 16/6/2008 về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học – nghệ thuật trong thời kỳ mới và Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành trung ương (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước cũng như trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiên nghị quyết trung ương khóa VIII về “ Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Ban chấp hành Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Tây Ninh xin báo cáo tổng kết công tác khóa I (nhiệm kỳ 2009 - 2014) và đề ra phương hướng họat động khóa II (Nhiệm kỳ 2015- 2020) cụ thể như sau:
I. Đặc điểm tình hình Chi hội và công tác hội viên
Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Tây Ninh có 07 hội viên, trong đó có 06 hội viên chuyên ngành sáng tác, 01 hội viên chuyên ngành biểu diễn, đa số hội viên đang tham gia công tác trên các lĩnh vực văn hóa - thông tin, giáo dục và đào tạo, phát thanh - truyền hình và văn học nghệ thuật.
-Trình độ văn hóa: tốt nghiệp trung học phổ thông: 07
-Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
- Đai học 04 người
- Cao đẳng, trung cấp: 03 người.
-Tuổi Hội:
-Lớn nhất: 1998
-Nhỏ nhất: 2011
-Trong đó hội viên là Đảng viên:04 người
Trong nhiệm kỳ qua, hoạt động của Chi hội đã phát huy và đạt được thành quả trên nhiều mặt cụ thể như: phối hợp với phân hội Âm nhạc hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh làm tốt về chính sách đầu tư sáng tạo, Ban chấp hành Chi hội duy trì tốt sinh hoạt, hoạt động chi hội, các hội viên tham gia đóng hội phí đầy đủ. Chi hội thường xuyên động viên, tạo điều kiện để các hội viên tăng cường trách nhiệm trong công tác sáng tạo âm nhạc, góp phần xây dựng Chi Hội vững mạnh về chính trị, nghề nghiệp. Tổ chức viếng thăm hội viên khi gia đình có tang, đau ốm.
Trong nhiệm kỳ đã phát triển 02 hội viên
II.Công tác đầu tư sáng tạo âm nhạc
Nhằm mục đích giúp cho các hội viên sáng tác âm nhạc có hiệu quả và đúng mục đích, yêu cầu, tiêu chí của Trung ương và của Tỉnh, Ban Chấp hành Chi hội đã thường xuyên động viên và tạo điều kiện để các hội viên trong chi hội kịp thời nắm bắt các định hướng tuyên truyền của Trung ương, của Tỉnh để đầu tư sáng tạo tác phẩm, các nhạc sĩ trong chi hội đã có những sáng tác kịp thời để phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng trong và ngoài tỉnh. Hội viên trong chi hội vững vàng về quan điểm, lập trường theo con đường văn hóa, văn nghệ của Đảng. Chi hội đã tạo điều kiện, vận động hội viên sáng tác nhiều tác phẩm hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong các đợt sơ kết, đánh giá các tác phẩm về đề tài này do Ban tuyên giáo tỉnh ủy tổ chức, nhiều tác phẩm âm nhạc của các hội viên trong chi hội đã được đánh giá cao, có sức phổ cập, lan truyền mạnh mẽ. Kết quả đã có 14 tác phẩm tham gia dự thi và có 14 giải thưởng.
Các nhạc sĩ trong chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Tây Ninh cũng là Hội viên và là hạt nhân nòng cốt của Phân hội Âm nhạc- Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh, do vậy Chi hội cũng đã thường xuyên phối hợp tốt với Phân hội và các địa phương trong tỉnh, tổ chức đi thực tế sáng tác ca khúc ở các địa phương, ở các khu công nghiệp. Kết quả các nhạc sĩ trong chi hộ đã sáng tác nhiều tác phẩm hay, ca ngợi những chiến công, sự hy sinh, thành tích của các thế hệ cha anh đi trước và cán bộ, chiến sĩ hôm nay trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ca ngợi giai cấp công nhân, những người đang ngày đêm sản xuất ra nhiều sản phẩm cho xã hội, ca ngợi gương người tốt việc tốt trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kết quả đã có 10 tác phẩm và có 10 giấy khen.
Về tham dự các kỳ liên hoan âm nhạc phía Nam do hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức: Liên hoan được tổ chức nhằm góp phần khuyến khích sự sáng tạo, vươn lên trong các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, lý luận phê bình và đào tạo âm nhạc. Đây cũng là dịp để các nghệ sĩ, nhạc sĩ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, giao lưu tác phẩm âm nhạc mới, giới thiệu bản sắc văn hóa mỗi vùng miền, khu vực, góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tác và biểu diễn âm nhạc, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng trong thời kỳ đổi mới.
Chi hội nhạc sĩ Việt Nam Tỉnh Tây Ninh cũng đã tạo điều kiện để các nhạc sĩ trong chi hội luân phiên nhau đi dự đầy đủ các kỳ liên hoan âm nhạc phía nam do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức, cụ thể như sau:
Ngày 6/03/2011 tại thành phố biển Quy Nhơn đã diển ra trọng thể lễ khai mạc Liên hoan Âm nhạc khu vực phía Nam lần thứ XI do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức, đoàn Chi hội Nhạc sĩ tỉnh Tây Ninh đã cử 03 nhạc sĩ tham dự, có 01 ca khúc tham gia và đạt được 01 Giải B.
Từ ngày 30 đến 31/03/2012 Liên Hoan Âm Nhạc khu vực phía Nam năm 2012 được tổ chức tại TP. Phan Rang, Tỉnh Ninh Thuận. Đoàn Chi hội Nhạc sĩ tỉnh Tây Ninh đã cử 03 nhạc sĩ tham dự và 03 có 03 ca khúc đạt giải; các ca khúc là các sáng tác mới của các nhạc sĩ tham dự liên hoan được trình bày góp phần quảng bá hình ảnh quê hương Tây Ninh đang vươn lên tầm cao mới về mọi mặt, trong đó có lĩnh vực âm nhạc.
Trong hai ngày từ 22-23/3 Liên hoan âm nhạc khu vực phía Nam năm 2013 tổ chức tại Quãng Ngãi, nhằm biểu dương những tài năng sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc, thông qua đó khuyến khích sự sáng tạo trong lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, lý luận, phê bình và đào tạo âm nhạc. Đoàn chi hội Nhạc sĩ tỉnh Tây Ninh đã cử 03 nhạc sĩ và 03 ca khúc tham dự, các ca khúc tham dự liên hoan đều đạt giải thưởng.
Từ ngày 17/3 đến 18/3/ 2014, Liên hoan âm nhạc khu vực Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam năm 2014 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai đã được tổ chức tại thành phố Pleiku. Đoàn chi hội Nhạc sĩ tỉnh Tây Ninh đã cử 03 nhạc sĩ và 03 ca khúc tham dự, trong liên hoan này đã đạt được 03 giải thưởng.
Ngòai việc tham gia họat động các kỳ liên hoan âm nhạc phía Nam do Hội nhạc sĩ Việt Nam tổ chức, các nhạc sĩ trong chi hội cũng đã tích cực tham gia dự thi các kỳ thi do hội nhạc sĩ Việt Nam và các Ban ngành trung ương, địa phương tổ chức và đạt rất nhiều thành tích và giải thưởng cao cụ thể như sau:
Về giải thưởng sáng tác, liên hoan hàng năm của Hội nhạc sĩ Việt Nam : 12 bằng khen và giấy chứng nhận.
Bằng khen của Bộ thông tin truyền thông: 01
Bằng khen và giấy khen của UBND tỉnh: 09.
Giải thưởng của các ban ngành Trung ương : 11
Giải thưởng của địa phương: 08
Chương trình giới thiệu tác phẩm của các nhạc sĩ trong chi hội do Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.
Chương trình giới thiệu tác giả, tác phẩm do Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương thực hiện.
Các nhạc sĩ trong chi hội cũng đã tham gia thực hiện 02 album ca nhạc thiếu nhi, tham gia tác phẩm trong nhiều đĩa CD ca nhạc của tỉnh.
III.Các hoạt động khác
- Các nhạc sĩ trong Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Tây Ninh cũng là thành viên trong phân hội âm nhạc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh nên đã tích cực hoạt động với Phân hội Âm nhạc Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tham dự đầy đủ các chương trình phổ biến ca khúc mới do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức, các trại sáng tác, tập huấn, thực tế sáng tác và các buổi họp mặt văn nghệ sĩ do UBND tỉnh và Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức.
- Chi hội cũng đã tích cực tham mưu đề xuất với Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh, Đài Truyền Hình TP. Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh truyền hình Tây Ninh, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, Trung Tâm Văn Hóa tỉnh, Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thành phố trong công tác sáng tác và quảng bá tác phẩm.
- Hội viên trong chi hội cũng đã tham dự đầy đủ các lớp học tập, quán triệt Nghị Quyết của Đảng do hội Văn học Nghệ thuật tổ chức.
IV. Nguyên nhân thắng lợi
- Tập thể Ban Chấp hành cùng các hội viên chi hội đã quán triệt sâu sắc tinh thần và nội dung các Nghị quyết của Đảng về Văn hóa - Văn nghệ, về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu bền vững đất nước. - - Chi hội luôn được sự quan tâm giúp đở tạo điều kiện của Hội NSVN; Ban tuyên Giáo tỉnh ủy; Đảng đòan Hội Văn học -Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh trong hoạt động sáng tạo tác phẩm.
- Hội viên chi hội lã những nhạc sĩ có tuổi đời, tuổi nghề khá vững chắc, có nhiều tác phẩm, có uy tín và đoàn kết, tích cực trong hoạt động.
V. Nhận xét, đánh giá
1.Ưu điểm
- Qua 05 năm thực hiện Nghị quyết đại hội lần thứ 1; Ban Chấp hành chi hội cùng các thành viên hoạt động tích cực, thực hiện các Kế hoạch đề ra, mối quan hệ giữa chi hội với Hội NSVN luôn gắn bó và thường xuyên thông tin liên lạc cùng với các chi hội chuyên môn khác trong tỉnh và chi hội NSVN ở các tỉnh bạn.
- Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Tây Ninh họat động trên nguyên tắc điều lệ Hội và quy chế họat động Chi hội, do đó tập thể Ban chấp hành chi hội và các hội viên luôn đòan kết thống nhất cao, Chi hội luôn có mối quan hệ gắn bó, mật thiết trên tinh thần đồng nghiệp với các chi hội bạn, mặc dù còn rất nhiều khó khăn do chi hội không có kinh phí, tuy nhiên các nhạc sĩ trong chi hội đã tích cực khắc phục khó khăn, sáng tạo được nhiều sáng kiến tốt như gây quỹ đóng góp cho hoạt động chi hội, thăm viếng, tặng quà cho hội viên bệnh tật, tang gia có hữu sự... ngoài ra; sự sáng tạo nhiều tác phẩm đã đóng góp cho việc phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương và tạo được tiếng vang về sự đóng góp, phát triển âm nhạc của tỉnh nhà. Nhiều tác phẩm của hội viên chi hội đã được chắp cánh bay cao, bay xa tới mọi miền đất nước, được quần chúng biết đến và sử dụng.
2. Mặt hạn chế
- Là một chi hội chuyên ngành âm nhạc nhưng đa số các nhạc sĩ của chi hội chưa có điều kiện chứng tỏ được trong sáng tạo các thể loại nhạc mang tính chuyên môn cao như viết các thể loại dành khí nhạc, nhạc thính phòng và cao hơn nữa là giao hưởng, các nhạc sĩ của chi hội chỉ dừng lại ở thể loại ca khúc nên về tính chuyên môn còn hạn chế, điều này cần khắc phục và có hướng phát triển trong nhiệm kỳ tới.
- Tổ chức các hoạt động như đi giao lưu, thực tế sáng tác còn hạn chế do chi hội không có kinh phí.
PHẦN THỨ HAI: PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC KHÓA II (Nhiệm kỳ 2015-2020)
5 năm tới là thời gian mà đất nước ta sẽ có nhiều sự kiện chính trị- lịch sử trọng đại: 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2020); 75 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 02/9; 45 năm ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước; 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng một số các ngày lễ lớn khác. Với trách nhiệm của một tổ chức chính trị- xã hội, nghề nghiệp, Chi Hội nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Tây Ninh không ngừng phấn đấu sáng tạo, tiếp tục góp phần xây dựng và phát triển nền âm nhạc tỉnh nhà trên cơ sở phát huy những thành quả đã đạt được, tiếp tục củng cố xây dựng chi hội, bằng tất cả tâm huyết và tài năng, trí tuệ và trách nhiệm công dân tiếp tục sáng tạo ra những tác phẩm có chất lượng cao, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của công chúng, đáp ứng nỗ lực yêu cầu của thời kỳ mới với những nội dung cụ thể như sau:
1.Tổ chức
- Củng cố và phát triển chi hội ngày càng vững mạnh về tổ chức, phát triển được hội viên mới có khả năng, nhiệt tình và đủ điều kiện để giới thiệu đến Hội TW xét kết nạp.
- Phân công trách nhiệm rõ ràng trong BCH chi hội để điều hành hoạt động.
- Chủ động tham mưu, liên kết với Đài PT-TH Tây Ninh, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tây Ninh, Hội Văn học nghệ thuật, các tạp chí trung ương và địa phương để giới thiệu tác phẩm của các hội viên đến với công chúng.
2. Chuyên môn
- Thực hiện đổi mới, tiếp tục sáng tạo, nâng cao sức sáng tạo của hội viên chi hội nói riêng và của nền âm nhạc Việt Nam nói chung trong họat động âm nhạc trên các lĩnh vực sáng tác và biểu diễn.
- Tiếp tục nâng cao bản lĩnh chính trị; trách nhiệm nghề nghiệp, bảo vệ những giá trị âm nhạc truyền thống của dân tộc.
- Tạo điều kiện để các nhạc sĩ tiếp tục đi sâu vào cuộc sống để lấy tư liệu và cảm hứng sáng tác, nâng cao tính chuyên nghiệp, chống biểu hiện nghiệp dư hóa và lệch chuẩn trong hoạt động sáng tác và biểu diễn. Khuyến khích các hội viên tham gia các cuộc thi âm nhạc do Hội nhạc sĩ Việt Nam, các Ban ngành Trung ương và các địa phương tổ chức.
Trên đây là báo cáo và phương hướng của Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Tây Ninh (nhiệm kỳ 2009- 2014) trình đại hội xem xét, đóng góp, thông qua.