Piano - đỉnh cao của các loại nhạc cụ

27/08/2019

Piano cấu thành bởi 7.500-12.000 bộ phận; âm vực đặc biệt, hiếm nhạc cụ nào sánh nổi; phải mất nhiều năm để hiểu cặn kẽ chiếc đàn bạn sở hữu.

Nguồn gốc đàn piano

Piano được phát minh vào năm 1698 bởi huyền thoại Bartolomeo Cristofori, người Italy. Ban đầu nó tên là Pianoforte (nghĩa là âm nhẹ và mạnh), sau khi lan tỏa toàn cầu được gọi tắt là "Piano". Nhạc cụ này là tổ hợp phức tạp, cấu thành từ ít nhất 7.500 bộ phận, thậm chí lên tới 12.000, trong đó có 10.000 linh kiện có thể chuyển động.

Nhiều thiên tài âm nhạc nhận xét piano là "vua" của các loại nhạc cụ bởi phạm vi âm vực trải dài từ cao đến thấp, hiếm nhạc cụ nào sánh nổi. 70 năm gắn bó với đàn, ông Nagasaka Yukiyoshi - Tổng giám đốc tập đoàn Toyo Piano Japan (Nhật) cũng khẳng định, piano là đỉnh cao trong vô số nhạc cụ có mặt trên thị trường. Người nghe có thể nhận biết đoạn nhạc rơi vào các âm thấp nhất hay lên nốt cao nhất. Tuy nhiên, sắc thái của từng âm lại phụ thuộc vào tốc độ và lực đánh. Đó cũng là lý do nhạc cụ này được đánh giá "khó học thành tài nhất thế giới".

Nền âm nhạc hiện đại và cổ điển thế giới từng ghi nhận vô số bậc thầy piano vĩ đại như Johann Sebastian Bach - nhà soạn nhạc người Đức (1685-1750); Mozart (1756-1791, người Áo); Beethoven (1770-1827, người Đức); Frederic Chopin (1810-1849, gốc Ba Lan)...

Piano là loại đàn khó học, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

Theo ông Nagasaka Yukiyoshi, piano có thể giúp nâng cao trí thông minh cho trẻ. Theo đó, hai bán cầu não hoạt động song song, dẫn đến phát triển não sẽ đồng đều hơn (bán cầu não trái ở người không chơi piano phát triển hơn bán cầu não phải) và khả năng tư duy toán học sẽ phát triển theo. Trẻ có thể luyện trí nhớ do các bài nhạc cổ điển thường dài; kỹ năng thẩm âm và cảm thụ âm nhạc tốt hơn.

Yếu tố giúp đàn piano có âm thanh hay

Ông Nagasaka Yukiyoshi cho biết, màu sắc âm thanh của piano phụ thuộc khá nhiều vào bí quyết sản xuất của từng hãng. Sự khác biệt này thể hiện qua một số yếu tố như: công nghệ chế tác (thủ công hay làm sản xuất hàng loạt); gỗ nhiều hay ít (100% gỗ là tốt nhất). "Piano là loại nhạc cụ tinh tế, sang trọng, đòi hỏi nghệ nhân phải kiên nhẫn và đam mê. Ngay cả khi yêu thích loại nhạc cụ này, có khi bạn phải mất hơn 10 năm để nghiên cứu và hiểu về sự phức tạp của bộ máy cơ học", ông nói.

Theo ông, sự khác biệt giữa đàn piano cơ và piano điện nằm ở bộ máy cơ học (bộ máy action). Nhờ nó, piano cơ mới tạo ra được âm thanh thật, còn âm thanh của piano điện (một bộ máy vi tính) được mô phỏng từ piano cơ. Cũng nhờ bộ máy cơ học, người chơi mới có thể luyện tập và phô diễn các kỹ thuật piano (legato, staccato...) một cách tinh tế, điều này là bất khả thi với piano điện.

Mỗi linh kiện, bộ phận đều có vai trò quan trọng, góp phần quyết định âm thanh piano có hay hay không.

Có nhiều yếu tố góp phần tạo nên một cây đàn có âm thanh hay, trong đó không thể bỏ qua kỹ thuật Voicing của các chuyên gia khi chỉnh đàn. "Voicing còn gọi là kỹ thuật châm búa, là kỹ năng đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu và trình độ người chỉnh đàn. Từ đó mới tạo ra âm thanh tròn và đẹp nhất. Không có thiết bị nào có thể hỗ trợ để đàn có âm thanh hay hơn, vì là đàn cơ nên âm thanh hay hay không xuất phát từ nguyên liệu và tay nghề của nhà sản xuất cũng như kỹ năng và kinh nghiệm của nghệ nhân chỉnh đàn", chuyên gia nói thêm.

Bên cạnh đó, người dùng không thể biết được chất lượng của đàn nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài. Ông Nagasaka Yukiyoshi nhấn mạnh, piano có âm thanh hay, bền phải mang một số đặc trưng sau: nguyên liệu tốt, âm thanh đúng tần số; không bị tạp âm; độ cộng hưởng dày và sắc âm phải mềm...

Một chiếc đàn piano giá vài chục triệu đồng đến vài tỷ đồng

Piano cũ hay mới có giá đa dạng, dao động từ vài chục triệu đồng đến cả tỷ đồng một cây. Sở dĩ biên độ giá có sự chênh lệch lớn, mỗi nơi bán mỗi kiểu vì quá trình hoàn thiện, cân chỉnh, hậu mãi khác nhau của các nhà bán lẻ.

"Đàn có qua quy trình phục hồi đúng chuẩn hay không? Nếu không sẽ có rất nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, dịch vụ hậu mãi rất quan trọng: tay nghề của người chỉnh đàn, đội ngũ kỹ thuật có đủ kinh nghiệm và chuyên môn nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hay không? Dù bạn có mua được cây đàn tốt, nhưng không có người chỉnh đàn dày dạn kinh nghiệm thì đàn của bạn cũng không thể có âm thanh hay", ông Nagasaka Yukiyoshi nói.

Piano cũ hay mới có giá dao động từ vài chục triệu đồng đến cả tỷ đồng một cây vì độ khó trong quá trình hoàn thiện, cân chỉnh âm thanh.

Là người đứng đầu Toyo Piano Japan (Nhật Bản, thành lập năm 1948), ông Nagasaka Yukiyoshi từng tiếp xúc với hàng chục nghìn cây đàn và có tình yêu mãnh liệt với loại nhạc cụ này. Suốt bảy thập kỷ gắn liền với việc tạo mới và sửa chữa đàn, ông từng bước đưa Toyo Piano trở thành nhà sản xuất danh tiếng, cùng loạt thương hiệu lớn đạt tiêu chuẩn chất lượng thông qua giám định của Hiệp hội sản xuất piano tại Nhật.

Với mong muốn giúp người yêu âm nhạc Việt Nam tiếp cận với loại nhạc cụ sang trọng của thế giới, Toyo Piano Việt Nam - công ty con của Toyo Piano MFG Japan - ra mắt tại Việt Nam từ 15 năm trước, với nhiều mẫu mã từ phổ thông đến cao cấp. Ngoài ra, Toyo còn cung cấp đa dạng các hãng đàn như Yamaha, Kawai...

Tận dụng thế mạnh là nhà sản xuất piano hàng đầu Nhật Bản, đơn vị còn chú trọng dịch vụ bảo trì và sửa chữa piano cho người sở hữu piano bất kỳ (kể cả mua ở các cửa hàng khác).

Các chuyên gia Nhật chú trọng khâu chỉnh âm. Họ từng trải qua khoá huấn luyện của Steinway & Sons cùng kinh nghiệm lành nghề trên 15 năm.

Trong sửa chữa phục hồi đàn cũ, hãng ưu tiên linh kiện chất lượng cao và chính hãng (thường nhập từ Nhật và Đức). Toàn bộ nguyên liệu (soundboard, dây, pin treo dây, ...) được nhập từ Hamamatsu (Nhật Bản), vận chuyển đến xưởng của Toyo Piano Việt Nam. Đội ngũ chuyên viên người Việt hoàn thành công đoạn lắp ráp, tinh chỉnh tại đây cùng sự kiểm định của các chuyên gia Nhật để cho ra đời dòng sản phẩm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Để đáp ứng nhu cầu piano ngày càng lớn và hiện thực hóa mong muốn sở hữu cây đàn chất lượng tốt hơn nữa, âm thanh hay, Toyo vừa ra mắt dòng đàn chiến lược Apollo TAV lần đầu tiên được lắp ráp bởi bàn tay người Việt, hướng tới phân khúc cao cấp với giá phổ thông dành riêng cho thị trường Việt.

(Nguồn: https://vnexpress.net/)

Tin liên quan

27/08/2020
Sách Hình thức Hình thức âm nhạc* là một công trình có nhiều công phu sáng tạo và khoa học. Tác giả phải đọc nhiều tập sách âm nhạc, trải qua hàng ngàn bài hát để ...
10/08/2020
Nhiệt liệt chúc mừng tất cả các nhạc sĩ hội viên dự Đại hội nhiệm kỳ X Hội Nhạc sĩ Việt Nam! Thưa các bác, các anh, các chị - những người bằng tài năng củ...
08/08/2020
(Tại Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025) Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2020 Thưa các vị đại biểu, các nhạc sĩ cùng toàn thể các đồng chí! Hôm nay, tôi rất vui ...
03/08/2020
Mặc dù phim "Trưng Vương" vẫn đang trong quá trình thực hiện nhưng ca khúc "Còn gì để mất" (OST phim ngắn giới thiệu nữ tướng Bát Nàn) đã có mặt trong danh sách bảng xếp hạng Billboard là mộ...