Vài suy nghĩ về hoạt động âm nhạc các chi hội địa phương

18/12/2015

Những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, hoạt động âm nhạc nghệ thuật đã đóng góp một phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Bên cạnh các hoạt động lành mạnh trong sáng, mang tính tích cực thì một số hoạt động sáng tác, biểu diễn, quảng bá, in ấn, phát hành… do sự phối hợp trong công tác quản lý, giáo dục, tổ chức hoạt động chưa đồng bộ đã xa rời bản sắc, thuần phong mỹ tục, làm cho vẻ đẹp của âm nhạc chính thống ít nhiều méo mó, biến dạng, thị hiếu công chúng cũng bị lẫn lộn, chao đảo.

Trước tình hình đó qua các nhiệm kỳ Đại hội, Hội nhạc sĩ Việt nam đã chủ động liên tục đổi mới tìm ra các phương thức tổ chức triển khai các hoạt động góp phần đưa nền âm nhạc nước nhà ngày càng phát triển, trong đó nền âm nhạc truyền thống được bảo tồn và phát huy hiệu quả đồng thời xu hướng của dòng âm nhạc chuyên nghiệp chính thống ngày càng được quan tâm thể hiện rõ trong việc tổ chức các cuộc giao lưu âm nhạc, các liên hoan, các cuộc thi âm nhạc lớn vươn tầm khu vực và quốc tế.

Trong công tác tổ chức, Hội nhạc sĩ Việt Nam đã có nhiều sáng kiến đổi mới, Hội chủ trương phát triển các Chi hội cơ sở và xem Chi hội là cánh tay nối dài của Hội Trung ương trong việc triển khai các hoạt động âm nhạc. Việc tổ chức các sự kiện âm nhạc không chỉ dừng lại phạm vi trung tâm các thành phố lớn, mà Hội nhạc sĩ Việt nam khuyến khích tạo điều kiện triển khai hoạt động của các Chi hội cơ sở chính các Chi hội cơ sở đã tạo nên tính cộng hưởng, rộng khắp, tạo nên không khí âm nhạc lan toả mạnh mẻ trong công chúng.

Phải nhìn nhận khách quan để thấy rằng Chi hội cơ sở chính là nơi thực hiện chủ trương, đường lối chung của Trung ương Hội nhạc sĩ Việt Nam, là nơi thường xuyên bám sát đời sống kinh tế chính trính trị văn hoá của địa bàn cơ sở để định ra kế hoạch, chương trình hành động theo từng thời kỳ, thời điểm, nhằm tuyên truyền, quảng bá kịp thời các sự kiện chính trị lớn của quê hương, đất nước...

Chi hội cơ sở còn là nơi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhạc sĩ kế cận về chuyên môn, chính trị, về ý thức trách nhiệm công dân và tổ chức trong việc đi thâm nhập thực tế sáng tác, biểu diễn góp tiếng nói của mình phản ánh chân thực khách quan đời sống văn hoá xã hội đương đại. Các tác phẩm của các nhạc sĩ ở Chi hội cơ sở luôn mang được bản sắc vùng miền rõ nét nhất, nó làm phong phú thêm bức tranh âm nhạc nước nhà.

Hội nhạc sĩ Việt Nam cần có sự chỉ đạo thống nhất quán triệt trong việc định hướng và hướng dẫn các Chi hội cơ sở tổ chức triển khai các hoạt động. Thường xuyên có văn bản đôn đốc kiểm tra, có quy định, quy chế hoạt động chung cho các Chi hội, đồng thời làm tốt công tác Thi đua khen thưởng hàng năm. Có các quy định báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm, trên cơ sở đó Trung ương hội đề ra các giải pháp triển khai thực hiện công việc hiệu quả.

Hội nhạc sĩ Việt Nam cũng cần thường xuyên sâu sát nắm bắt tình hình, quan tâm đúng mức đến công tác tổ chức nhân sự qua các kỳ Đại hội của các Chi hội cơ sở nhằm xây dựng lực lượng hội viên.

Hội Trung ương cũng tăng cường hơn nữa tạo dựng các mối quan hệ chặt chẽ với lãnh đạo địa phương, đồng thời chỉ đạo sự phối hợp liên kết giữa các Chi hội trong từng khu vực, vùng, miền nhằm không ngừng đẩy mạnh công tác xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho các Chi hội cơ sở tổ chức triển khai tốt các hoạt động âm nhạc.

Đối với các Chi hội cở sở cần chủ động phối hợp với các ban, ngành như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội VHNT, Đài Phát thanh - Truyền hình, Giáo dục, Đoàn thanh niên, các Hội nghề nghiệp, các đơn vị địa phương huyện thị... để triển khai các hoạt động âm nhạc nghệ thuật phong phú đa dạng, giàu bản sắc quê hương, có chủ đề phù hợp, gắn liền với nhu cầu đời sống thực tại của đông đảo công chúng.

Về hoạt động Chi hội Hà Tĩnh, thời gian qua hoạt động âm nhạc nhìn chung có xu hướng phát triển, Chi hội Hà Tĩnh được thừa hưởng nền dân ca Ví, Giặm mang bản sắc văn hoá độc đáo, có phong vị riêng. Trong quá trình nối tiếp liên tục trải qua nhiều thế hệ hoà quyện hơi thở mới trong thời hội nhập tạo nên lợi thế cho các tổ chức, cá nhân, cho đội ngũ văn nghệ sỹ tỉnh nhà trong việc nâng cao tác phẩm âm nhạc và các hoạt động âm nhạc.

Chi hội đã chủ động thường xuyên phối hợp với Đài PTTH tỉnh xây dựng chương trình “Tác giả tác phẩm”, gần 100 chương trình “Tác giả tác phẩm”, nhằm giới thiệu các ca khúc hay viết về quê hương Hà Tĩnh, kể từ tháng 01 năm 2008 đến nay, ngoài ra xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phục vụ công chúng trong những dịp lễ tết, ngày “Âm nhạc Việt Nam”, phối hợp với các đơn vị huyện, thị, thành phố trong tỉnh tổ chức sản xuất và phát hành 05 đĩa CD, VCD ca nhạc, in 01 đầu sánh “Ngã ba Đồng Lộc”..., được đánh giá cao.

Trên đây là vài ý kiến tham gia hội nghị của Chi hội Hà Tĩnh.

Tin liên quan

27/08/2020
Sách Hình thức Hình thức âm nhạc* là một công trình có nhiều công phu sáng tạo và khoa học. Tác giả phải đọc nhiều tập sách âm nhạc, trải qua hàng ngàn bài hát để ...
10/08/2020
Nhiệt liệt chúc mừng tất cả các nhạc sĩ hội viên dự Đại hội nhiệm kỳ X Hội Nhạc sĩ Việt Nam! Thưa các bác, các anh, các chị - những người bằng tài năng củ...
08/08/2020
(Tại Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025) Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2020 Thưa các vị đại biểu, các nhạc sĩ cùng toàn thể các đồng chí! Hôm nay, tôi rất vui ...
03/08/2020
Mặc dù phim "Trưng Vương" vẫn đang trong quá trình thực hiện nhưng ca khúc "Còn gì để mất" (OST phim ngắn giới thiệu nữ tướng Bát Nàn) đã có mặt trong danh sách bảng xếp hạng Billboard là mộ...