Tính chuyên nghiệp trong hoạt động âm nhạc (Phần 2)

24/09/2013

Thưa quý vị và các bạn!

Trong phần 1 của chương trình Bàn tròn âm nhạc với chủ đề “Tính chuyên nghiệp trong hoạt động âm nhạc”, chúng ta đã được nghe những ý kiến của các nhạc sĩ: Nguyễn Cường, Trương Ngọc Ninh, Cát Vận đề cập tới nhiều vấn đề âm nhạc đang tồn tại trong đời sống hiện nay.

(Ngày Âm nhạc Việt Nam 2013)

- Thứ nhất: Những khái niệm cơ bản về tính chuyên nghiệp và không chuyên trong hoạt động âm nhạc đã được đặt ra. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một thực tế, đã có nhiều nhạc sĩ, ca sĩ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, nhưng khi tốt nghiệp lại không thể sáng tác, không thể biểu diễn, hoặc nếu có thì chất lượng tác phẩm còn yếu kém hơn cả những người không được đào đạo âm nhạc nhưng có năng khiếu và tham gia sáng tác, biểu diễn.

- Thứ hai: các nhạc sĩ đã đề cập tới mảng phê bình lý luận âm nhạc còn quá thiếu và yếu. Vậy các nhà phê bình, lý luận đang ở đâu? họ là ai? Trước thực trạng đời sống âm nhạc còn nhiều hạn chế thì trách nhiệm và tiếng nói của các nhà phê bình, lý luận âm nhạc như thế nào? Phải chăng đây cũng là thực trạng chung về chất lượng đào tạo âm nhạc, trong đó có mảng lý luận âm nhạc cũng còn quá yếu kém? Mặc dù hàng năm Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam vẫn đào tạo và cho tốt nghiệp hàng loạt các sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ thuộc lĩnh vực lý luận âm nhạc nhưng đâu có thấy ai làm chuyên môn của mình?

- Thứ ba: Vì sao hàng loạt các ấn phẩm âm nhạc kém chất lượng vẫn được cấp giấy phép lưu hành, in ấn và bán lan tràn trên thị trường âm nhạc? Vì sao các chương trình âm nhạc còn quá kém chất lượng vẫn được biểu diễn tại nhiều sân khấu? Điều này còn liên quan đến công tác của các nhà quản lý văn hóa, trong đó có trách nhiệm của những người làm công tác thẩm định các ấn phẩm, duyệt các chương trình biểu diễn của Cục nghệ thuật biểu diễn?
Dường như những câu hỏi lớn tiếp tục được đặt ra. Điều quan trọng là chúng ta cần nhìn thấy những mặt hạn chế và khắc phục nó với mục đích trong sáng, lành mạnh, xây dựng cho nền âm nhạc nước nhà.

Vì vậy, phần 2 của chương trình Bàn tròn âm nhạc hôm nay mời quý vị và các bạn tiếp tục đón nghe cuộc trò chuyện với các nhạc sĩ Nguyễn Cường, Trương Ngọc Ninh, Cát Vận về “Tính chuyên nghiệp trong hoạt động âm nhạc”.

Rất mong những ý kiến phản hồi của quý vị và các bạn.

(Nguồn: Bàn tròn Âm nhạc - Đài TNVN).

Tin liên quan

27/08/2020
Sách Hình thức Hình thức âm nhạc* là một công trình có nhiều công phu sáng tạo và khoa học. Tác giả phải đọc nhiều tập sách âm nhạc, trải qua hàng ngàn bài hát để ...
10/08/2020
Nhiệt liệt chúc mừng tất cả các nhạc sĩ hội viên dự Đại hội nhiệm kỳ X Hội Nhạc sĩ Việt Nam! Thưa các bác, các anh, các chị - những người bằng tài năng củ...
08/08/2020
(Tại Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025) Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2020 Thưa các vị đại biểu, các nhạc sĩ cùng toàn thể các đồng chí! Hôm nay, tôi rất vui ...
03/08/2020
Mặc dù phim "Trưng Vương" vẫn đang trong quá trình thực hiện nhưng ca khúc "Còn gì để mất" (OST phim ngắn giới thiệu nữ tướng Bát Nàn) đã có mặt trong danh sách bảng xếp hạng Billboard là mộ...