Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là sự minh triết
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là sự minh triết hay nói cách khác đó chính là ý thức hệ cơ bản của dân tộc được tạo nên bời các nhà tri thức, các bậc minh quân từ buổi đầu trong quá trình hình thành và định hình quốc gia tự chủ.
Trong phiên họp của đại hội đồng UNESCO tại Paris (Pháp) ngày 6/12 vừa qua “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể có tính tiêu biểu của nhân loại.
Đối với nhiều người dân Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã ăn sâu vào tâm thức. Để hiểu rõ hơn vì sao UNESCO lại coi “tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” như một di sản văn hóa, Vietnamnet đã nghi lại ý kiến của GS.TS Ngô Đức Thịnh - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Giám đốc TT Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam.
Biểu tượng cội nguồn của quốc gia, dân tộc
Như chúng ta đã thấy, trải suốt chiều dài lịch sử ít nhất hơn 500 đến nay, biểu tượng Vua Hùng được thừa nhận trên cả nước Việt Nam như một biểu tượng cội nguồn chung cho cả dân tộc vượt qua mọi rào cản của các triều đại phong kiến, sự khác biệt tôn giáo và các chế độ xã hội.
Trong mỗi gia đình Việt Nam, việc thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng vô cùng quen thuộc và bình dị. Vì vậy khi xây dựng lên hình tượng Vua Hùng đã tạo nên một tín ngưỡng Hùng Vương với tư cách là biểu tượng cội nguồn của quốc gia – dân tộc.