Tiếng đàn bầu của Nguyễn Đình Phúc
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc quê ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai (trước thuộc Hà Tây, nay là Hà Nội). Ông sinh năm 1919, mất năm 2001.
Vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc
Mặc dù được học hành bài bản - nói theo ngôn ngữ bây giờ là "mình đầy chữ nghĩa" - song ông lại đặc biệt tỏ ra có duyên khi phổ thơ của các tác giả khác (thay vì tự soạn lời). Năm 1943, nhân đọc tập thơ "Lỡ bước sang ngang" của Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Phúc đã nảy hứng phổ bài thơ "Cô lái đò" - một bài thơ thuộc dạng tiêu biểu của tập thơ nói trên. "Cô lái đò" đã trở thành nhạc phẩm đầu tay của Nguyễn Đình Phúc và là một ca khúc thường vẫn được giới nghiên cứu âm nhạc nhắc tới khi điểm lại một số ca khúc tiêu biểu thời tiền chiến. Từ ngày ra đời tới nay, "Cô lái đò" đã được nhiều ca sĩ chọn làm bài "tủ"của mình. Ca sĩ tài tử Ngọc Bảo từng tâm sự rất thất là, thời kỳ hát kiếm sống tại Pháp, bài hát đã "làm giàu"cho ông. Nếu như với "Cô lái đò", Nguyễn Đình Phúc đã khá "nệ" vào lời thơ của Nguyễn Bính.
Xuân đã đem mong nhớ trở về.
Lòng cô gái ở bến sông kia.
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước.
Trên bến cùng ai đã nặng thề.
Nhưng rồi người khách tình quân ấy.
Đi biệt không về với bến sông.
Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi.
Mấy lần cô lái mỏi mòn trông... .
gần như phổ nguyên văn thì đến bài "Tiếng đàn bầu" (phổ thơ Lữ Giang), Nguyễn Đình Phúc đã chắt lọc những gì dường như là tinh túy nhất, có tính khái quát nhất của tác giả. Bên cạnh đó, ông thêm những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình về quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc... Bởi thế, có thể nói, "Tiếng đàn bầu" đến nay vẫn là bài hát được phổ cập nhất của Nguyễn Đình Phúc. Không phải đơn thuần mà liên tiếp trong mươi năm trở lại đây, nó luôn được các ca sĩ trẻ lựa chọn để thể hiện chất giọng của mình qua các cuộc thi tìm kiếm giọng hát hay (cách đây 11 năm, với bài hát này, Trọng Tấn đã ẵm về giải Nhất cuộc thi Giọng hát hay Truyền hình toàn quốc). Ở đây, xin nhắc một chút tới tác giả phần lời của bài hát: Nhà thơ Lữ Giang.
"Tiếng Đàn bầu"
Nhà thơ Lữ Giang tên thật là Trần Xuân Kỳ. Ông sinh tại Thanh Hóa, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và về tuổi đời thì kém nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc 9 tuổi. Nhà thơ Lữ Giang đã tạ thế cách đây 5 năm. Sinh thời, ông là người năng nổ. Vừa làm thơ, làm báo, lại viết cả tiểu thuyết. Công bằng mà nói, thơ ông không thật được bạn đọc chú ý. Song bài thơ "Tiếng đàn bầu" quả là có những câu xuất thần, như dòng suối mát lành bất ngờ tuôn ra trong phút thăng hoa sáng tạo của ông. Bài thơ ra đời vào cuối năm 1954. Theo lời kể của nhà thơ Lữ Giang thì lần đầu tiên ông được nghe tiếng đàn bầu là vào khoảng năm 1944. Lần ấy, ông gặp một người hát rong trên phố. Giữa đêm hè vắng lặng, người hát rong mù so đàn rồi gảy lên một khúc "Hận Nam Ai" nghe mà ai oán! Tiếng đàn này cứ văng vẳng, ám ảnh Lữ Giang mãi không thôi. Lần thứ hai ông nghe tiếng đàn bầu là trong một đêm văn công biểu diễn ở Khu 4 cũ (năm 1951). Hôm ấy, nghệ sĩ Đào Mộng Long ngâm bài thơ"Bên kia sông Đuống" của nhà thơ Hoàng Cầm trên nền nhạc luyến láy của đàn bầu. Chính tiếng đàn bầu ấy đã khơi dậy trong ông nỗi nhớ quê da diết.
Ôi tiếng đàn bầu thánh thót, réo rắt đến vậy,
làm xao xuyến lòng người...
Và lần thứ ba, lần gây cho ông xúc cảm mạnh khiến ông không thể không cất lên lời thơ ghi lại những biến động của tâm hồn mình: Ấy chính là lần ông được cùng người thân đạp xe từ Nghệ An ra Hà Nội dự buổi biểu diễn của Đoàn Văn công Quân đội do nhà thơ Hoàng Cầm chỉ đạo. Nhà thơ Lữ Giang không sao quên được cảm xúc của ông trong chuyến hành hương về thủ đô này: "Năm 1954, khi thủ đô được giải phóng, đạp xe từ Khu 4 về Hà Nội, tôi được nghe một nghệ sĩ biểu diễn đàn bầu. Ôi tiếng đàn bầu thánh thót, réo rắt đến vậy, làm xao xuyến lòng người... Khi Nguyễn Đình Phúc đọc bài thơ của tôi, tôi thấy anh rất tâm đắc với bài thơ này". Đây là nguyên văn bài thơ (tên gọi "Đàn bầu") mà nhà thơ Lữ Giang đã xúc động viết trong đúng một đêm:
ngân nga em vẫn hát.tích tịch tình tình tang.
như tiếng người chiến thắng.
đang vang vang ca rằng:.
ta đời đời ơn Đảng.
Việt Nam ngời vinh quang!.