Thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Những trang tư liệu
Thực hiện Hiệp định Genève, ngày 10/10/1954 bộ đội ta về tiếp quản Hà Nội. Giữa rừng cờ đỏ sao vàng rợp trời, nhân dân Hà Nội với trang phục mới và niềm vui náo nức, tưng bừng tỏa ra các trục đường lớn đón chào đoàn quân chiến thắng - cả bộ binh và cơ giới - đang rầm rập tiến vào 5 cửa ô.
Hòa trong không khí tràn ngập hân hoan, các nhạc sĩ và nghệ sĩ cũng đem nhạc cụ ra các quảng trường và ngã tư lớn cùng với nhân dân đàn hát vang lừng mừng ngày giải phóng. Hình ảnh các NS Nguyễn Văn Quỳ (guitar), Nguyễn Đình Thanh (accordéon - em ruột NS Nguyễn Đình Thi), NS Tu My & Nguyễn Trần Giư (violon) còn tươi rói trong phim Việt Nam trên đường thắng lợi của đạo diễn Liên Xô Carmen.
Từ tháng 7/1954 kẻ địch đã dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ & cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam, nhưng khi tiếp quản, rất nhiều nhạc sĩ và nghệ sĩ trong thành Hà Nội (Hà Nội cũ) đã ở lại miền Bắc như các nhạc sĩ: Lưu Quang Duyệt, Vũ Tuấn Đức, Tạ Tấn, Đoàn Chuẩn, Nguyễn Thiện Tơ, Hoàng Giác, Nguyễn Văn Quỳ, Tu My, Vũ Nhân, Trịnh Kính, Nguyễn Trần Giư, Đỗ Văn Cách, Ngô Văn Sợi, Nguyễn Quang Khải…& các ca sĩ như: Ngọc Bảo, Thanh Hiếu, Minh Đỗ, Huyền Nga, Thanh Hằng… cùng hàng chục nhạc sĩ, nghệ sĩ ca nhạc & nghệ sĩ các ngành khác.
Từ khi tiếp quản Hà Nội, các nhạc sĩ kháng chiến và nhạc sĩ Hà Nội cũ đã cùng tham gia hăng hái tích cực, đóng góp lớn vào phong trào vận động nếp sống mới, văn hóa mới của thủ đô, giúp đỡ các tổ chức thanh thiếu niên trong các trường học và khu phố, công nhân trẻ trong các nhà máy xí nghiệp, ngoài giờ học và sản xuất được tập những bài hát mới rất hào hứng, thích thú, tạo nên một không khí sinh hoạt tinh thần lành mạnh, sôi nổi.
Tinh thần đoàn kết & hợp tác giữa các nhạc sĩ, nghệ sĩ kháng chiến và Hà Nội cũ rất thân thiết và khăng khít, tạo nên một hình ảnh hòa nhập của toàn giới âm nhạc. Chiều ngày 16/1/1955 (23 tháng chạp năm Giáp Ngọ) một cuộc liên hoan họp mặt tất niên của toàn giới âm nhạc đã được tổ chức tại Âm nhạc học xá - trường của cụ Lưu Quang Duyệt - số 17 Cột cờ (nay là đường Điện Biên Phủ).
Cuộc liên hoan tất niên đó mở đầu cho truyền thống liên hoan cuối năm của Hội Nhạc sĩ Việt Nam sau này.
Ngày 13/5/1955 quân Pháp rút nốt khỏi Hải Phòng, miền Bắc từ sông Bến Hải trở ra hoàn toàn sạch bóng quân thù. Một nửa nước được giải phóng đang bộn bề với những cuộc chuyển đổi lớn về quan hệ sản xuất & phân phối, quan hệ xã hội mới bắt đầu như: cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, cải cách giáo dục & văn hóa tư tưởng, xây dựng con người mới, đấu tranh cho hòa bình thống nhất nước nhà. Cùng với nhiệm vụ tất cả nỗ lực tăng gia sản xuất, chống đói, chống mù chữ, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục mọi hoạt động xã hội… khiến không khí toàn miền Bắc vô cùng sôi động, cả nửa nước như đang chuyển mình vươn dậy, tình hình đó đòi hỏi giới âm nhạc cần có những phương thức hoạt động thay đổi kịp với hoàn cảnh xã hội.
Từ 1945, các nhạc sĩ kháng chiến đã tập hợp và hoạt động trong hai tổ chức:
- Đoàn nhạc sĩ trực thuộc Hội Văn hóa cứu quốc (từ tháng 4/1943 đến tháng 6/1948).
- Ban nhạc vũ trực thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam (từ tháng 7/1948 đến tháng 2/1957).
Nhưng Đoàn nhạc sĩ hoặc Ban nhạc vũ đều chưa phải là tổ chức Hội vì chưa có đại hội và điều lệ, chỉ có nội quy công tác, hoạt động như kiểu một cơ quan phối hợp của nhà nước, tập hợp mọi lực lượng vì mục đích kháng chiến kiến quốc. Tuy nhiên các nhạc sĩ đã thể hiện tinh thần cách mạng, rèn luyện và trưởng thành trong suốt 9 năm kháng chiến, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của người nghệ sĩ - chiến sĩ được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao.
Tiếp tục phát huy tinh thần đó, trong suốt 2 năm 8 tháng (từ tháng 10/1954 đến tháng 4/1957) trước ngày thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, giới âm nhạc đã rất tích cực thực hiện những nhiệm vụ chính trị và VHNT trong mọi hoạt động sau:
I. SÁNG TÁC:
Để kịp thời phục vụ nhiệm vụ trước mắt, các nhạc sĩ đã sáng tác nhiều bài hát với đề tài phong phú, thể loại đa dạng như:
1. | Anh lính miền Nam tổ quốc chờ anh | Trần Khánh |
2. | Ánh sao vàng | Bùi Huy Khuê |
3. | Ba Đình lại nắng | Bùi Công Kỳ |
4. | Ba lá cờ của Đảng | Văn Chung |
5. | Bác đã về thủ đô | Lê Yên |
6. | Bác Hồ vầng dương của chúng ta | Nguyễn Văn Quỳ |
7. | Bài ca cách mạng tiến quân | Đỗ Nhuận |
8. | Bài ca Hà Nội | Xuân Oanh + Đào Anh Kha |
9. | Bài ca ra thao trường | Trọng Loan |
10. | Bài ca thanh niên | Nguyễn Đình Phúc |
11. | Bài ca trên đồng lúa | Đặng Đình Hưng + Bùi Hạnh |
12. | Bài ca trên đường thống nhất | Văn Chung + Tố Hữu |
13. | Bánh xe lăn | Trần Kiết Tường |
14. | Bao thuốc lá | Nguyễn Xuân Khoát |
15. | Bới rễ tìm nguồn | Doãn Mẫn |
16. | Ca mừng Bác | Nguyễn Văn Quỳ |
17. | Cánh đồng của ta | Doãn Mẫn |
18. | Câu hò bên bờ Hiền lương | Hoàng Hiệp + Đằng Giao |
19. | Chiếc túi xinh xinh | Nguyễn Thiện Tơ |
20. | Chiến thắng | Nguyễn Xuân Khoát |
21. | Chiến thắng Điện Biên | Tử Phác |
22. | Chiều hồ Tây | Hồ Bắc |
23. | Chữ S | Nguyễn Xuân Khoát |
24. | Con đường dài | Ngô Huỳnh |
25. |
Con đường thống nhất (tổ khúc) |
Tô Vũ + Tạ Phước + Lê Yên + Phạm Văn Chừng + Doãn Mẫn + Đặng Đình Hưng |
26. | Con thuyền tự do | Nguyễn Thiện Tơ + Trịnh Kính |
27. | Cô gái bên sông | Nguyên Nhung |
28. | Cù Chính Lan | Nguyễn Đình Phúc |
29. | Đào đất đắp nền | Trần Minh |
30. | Đâu Đảng cần chúng ta có mặt | Văn An |
31. | Đêm nay Bác không ngủ | Văn Thắng + Minh Huệ |
32. | Đêm Noel | Tô Vũ |
33. | Đêm trăng nhớ miền Nam | Nguyễn Quang Khải |
34. | Đi ra thao trường | Ngô Huỳnh |
35. | Đoàn kết giữ hòa bình | Nguyễn Văn Quỳ |
36. | Đoàn người trai mới | Vũ Nhân |
37. | Đoàn quân diệt phong kiến | Doãn Mẫn |
38. | Đón mùa xuân mới | Lưu Cầu |
39. | Đón ngày vinh quang | Trọng Bằng |
40. | Đôi bờ Áp Lục Giang | Nguyễn Văn Thưởng |
41. | Em yêu hòa bình tự do | Nguyễn Thiện Tơ |
42. | Gái thôn Đoài trai thôn Thượng | Văn Chung + Phạm Huyền |
43. | Gió trên biển về | Văn Cao |
44. | Giữ hòa bình | Hoàng Nguyễn |
45. | Giữ mãi tuổi xuân | Hồ Bắc |
46. | Giữ trọn tình quê | Văn Cận |
47. | Gọi nghé trên đồng | Doãn Mẫn |
48. | Gợi ý mùa trăng | Tô Vũ |
49. | Guồng nước | Lưu Hữu Phước |
50. | Gửi người em gái | Đoàn Chuẩn + Từ Linh |
51. | Gửi tới Bác Hồ | Kpa Púi + Tường Vy |
52. | Hà Nội - Bắc Kinh - Mạc Tư Khoa | Xuân Oanh |
53. | Hà Nội giải phóng | Nguyễn Văn Quỳ |
54. | Hà Nội 55 | Từ My |
55. | Hà Nội yêu dấu (dân ca) | Lời: Hoàng Cầm |
56. | Hát lên bài ca thống nhất | Trần Kiết Tường |
57. | Hát mừng Mao Chủ tịch | Lê Huy |
58. | Hát nữa đi em | Huy Du + Trần Hữu Thung |
59. | Hãy biến căm thù thành sức mạnh | Xuân Oanh |
60. | Hò dân công | Doãn Mẫn |
61. | Hò đắp đường thống nhất | Tạ Phước + Tô Vũ |
62. | Hò kiến thiết | Hoàng Hà |
63. | Hòa bình trên đất nước ta | Nguyễn Mạnh Thường |
64. | Hòa bình về với chúng ta | Tạ Phước |
65. | Hờn căm địa chủ | Tô Vũ |
66. | Hương quê | Trần Hải |
67. | Khúc ca yêu đời | Tô Vũ |
68. | Liên khu 5 yêu dấu | Phan Huỳnh Điểu |
69. | Lời ca thống nhất | Trần Quý |
70. | Lời Tổ quốc | Tô Hải |
71. | Lời về Nam | Tô Vũ |
72. | Luyện vững tay súng | Ngô Huỳnh |
73. | Lửa căm thù đế quốc Mỹ | Cầm Phong |
74. | Lực lượng ta hùng mạnh | Hoàng Việt |
75. | Mau tay đập đất | Doãn Mẫn |
76. | Mây trôi | Nguyễn Văn Quỳ |
77. | Mẹ yêu con | Nguyễn Văn Tý |
78. | Mong anh về ca múa | Trần Kiết Tường |
79. | Mùa phá hoang | Ngọc Thới + Văn Lương |
80. | Mùa xuân mới | Quan Văn Dũng Văn Lương |
81. | Mùa xuân trên đất Praha | Nguyễn Đình Phúc |
82. | Muôn năm Hồ Chí Minh | Trọng Loan |
83. | Mừng Bác về thủ đô | Nguyễn Xuân Khoát |
84. | Nam Bắc đoàn kết đấu tranh | Lê Lôi |
85. | Ngày mai sẽ trở về | Thế Dương |
86. | Ngọn triều lên | Nguyễn Văn Quỳ |
87. | Nhắn dòng sông Hương | Trần Ngọc Xương |
88. | Nhắn về miền Nam | Phạm Văn Chừng |
89. | Nhân dân xuân khúc | Tu My |
90. | Nhìn qua biển rộng | Huy Du |
91. | Nhớ Đảng nhớ Bác | Lưu Hữu Phước |
92. | Nhớ nhà | Tô Vũ |
93. | Những cánh tay miền Nam trên đất Bắc | Trần Kiết Tường |
94. | Nông dân đòi quyền sống | Tạ Phước + Thanh Tịnh |
95. | Nông dân hát mừng hòa bình trở lại | Phạm Ngữ |
96. | Nông dân vùng dậy đấu tranh | Chu Minh + Thái Ly |
97. | Nỗi băn khoăn của chị Lả | Nguyễn Đức Toàn |
98. | Nước chảy một dòng | Nguyễn Văn Tý |
99. | Quê hương | Hồ Bắc |
100. | Quê hương ta | Lê Yên |
101. | Quê ta vang mãi bài ca thanh bình | Bùi Công Kỳ |
102. | Quê tôi | Lưu Cầu |
103. | Quê tôi giải phóng | Văn Chung |
104. | tôi giải phóng | D.Liên |
105. | Quê tôi miền Nam | Phan Huỳnh Điểu |
106. | Ruộng về ta | Trần Thụ |
107. | Sao vàng trong nắng mới | Nguyễn Quang Khải |
108. | Sẵn sàng vì quê hương | Ngô Huỳnh |
109. | Sức mạnh dân cày | Đặng Đình Hưng |
110. | Ta đã lớn | Nguyễn Xuân Khoát |
111. | Tây Bắc đợi chờ | Đỗ Nhuận |
112. | Thanh niên công trường | Nguyễn Văn Quỳ |
113. | Thay trời làm mưa | Nguyễn Thị Nhung |
114. | Thật là khó nói | Phan Huỳnh Điểu |
115. | Theo bước cha già | Ngô Huỳnh |
116. | Theo ngôi sao sáng | Tường Vy |
117. | Thủ đô thân mến | Nguyễn Xuân Khoát |
118. | Thủ đô vui đón các anh | Anh Vũ |
119. | Tiến lên tin tưởng ở ngày mai | Lê Lôi |
120. | Tiến về nông thôn | Lưu Hữu Phước + Bảo Định Giang |
121. | Tiến về thành Tô giải phóng | Nguyễn An |
122. | Tiếng chim | Lưu Cầu |
123. | Tiếng chim hòa bình | Tô Vũ + Tạ Phước + Thế Lữ |
124. | Tiếng hát chăn trâu | Văn Chung |
125. | Tiếng hát Cửu Long | Lưu Hữu Phước |
126. | Tiếng hát thanh xuân | Tô Vũ |
127. | Tiếng hát trên sông Nậm Na | Trần Quý |
128. | Tình ca | Hoàng Việt |
129. | Tình đồng chí | Nguyễn Đình Phúc |
130. | Tình hữu nghị Việt Xô Trung | Nguyễn Đình Phúc |
131. | Tình trong lá thiếp | Phan Huỳnh Điểu |
132. | Tố khổ | Y Dzơn + Sanh Châu |
133. | Tổ quốc ta | Lê Yên + Đặng Đình Hưng |
134. | Tổ quốc tôi trên 10 năm đã lớn | Hồng Đăng |
135. | Tội ác Mỹ Diệm | Tu My |
136. | Trung Nam Bắc một nhà | Lê Yên |
137. | Trường tôi | Lưu Hữu Phước |
138. | Tuần tra mặt biển | Huy Thanh |
139. | Tuổi 20 | Lưu Hữu Phước |
140. | Tuổi thanh xuân | Huy Du |
141. | Từ xưa | Ngô Huỳnh |
142. | Về quê ta | Nguyễn Đình Phúc |
143. | Về thủ đô | Tô Vũ |
144. | Vui đón hòa bình | Hiếu Nam + Công Tương |
145. | Vui hòa bình trở lại | Bùi Công Kỳ |
146. | Vui họp bạn | Nguyễn Thiện Tơ |
147. | Vượt đèo | Nguyễn An |
148. | Xuân Việt Trung Xô | Lưu Hữu Phước |
……………………………… và hàng trăm bài nữa.
Về xuất bản: Nhiều tập nhạc trong đó có một số tập nhạc các nước xã hội chủ nghĩa đã được xuất bản, nhưng nhìn chung bài hát sáng tác ra còn tồn đọng rất nhiều, chưa được xuất bản.
Nhận xét của ngành Nhạc, Hội Văn nghệ Việt Nam về các bài hát mới sáng tác:
II. BIỂU DIỄN:
Sau tiếp quản, mọi tụ điểm ăn chơi thời Hà Nội tạm bị chiếm như tiệm nhảy, cô đầu, mại dâm, hút thuốc phiện… đều bị cấm, còn những hoạt động biểu diễn âm nhạc ở các rạp hát, phòng trà, nơi công cộng… các đoàn cải lương, rạp xiếc vẫn hoạt động bình thường, chỉ thay thế những bài hát cũ bằng bài hát cách mạng kháng chiến hoặc bài hát mới.
Để tạo không khí vui tươi cho toàn dân đón mừng ngày Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng từ chiến khu về thủ đô (1/1/1955) Đại hội liên hoan văn công toàn quốc đã được khai mạc ngày 16/12/1954, hàng chục chương trình biểu diễn công cộng đã diễn ra tại Nhà hát lớn và Nhà hát nhân dân (Cung Văn hóa Hữu nghị ngày nay). Được thưởng thức những bài hát, điệu múa đem từ khắp các chiến khu và vùng tự do về, với phong cách biểu diễn thể hiện hoàn toàn mới lạ, nhân dân Hà Nội đều cảm nhận được cái hay cái đẹp và sự lành mạnh trong sinh hoạt văn nghệ cách mạng.
|
Đại hội liên hoan văn công toàn quốc đã thổi một luồng gió mới vào sinh hoạt ca nhạc của Hà Nội mới giải phóng, tác động không nhỏ đến hoạt động văn hóa văn nghệ của thành phố, làm thay đổi phong cách biểu diễn cũ. Các nhạc sĩ và nghệ sĩ Hà Nội cũ cũng nhanh chóng tiếp thu được những tinh hoa trong các điệu múa dân tộc hoặc các bài dân ca, các bài hát mới rất trữ tình nhưng không ủy mị não nề, nhanh chóng hòa mình vào cuộc sống mới, có những tác phẩm và chương trình biểu diễn kịp thời phục vụ nhân dân.
Tham gia hoạt động biểu diễn trong thời kỳ này, về phía các đoàn nhà nước có:
- Đoàn ca múa nhân dân trung ương do NS Nguyễn Văn Thương làm trưởng đoàn, NS Vũ Lương, Trịnh Kính phụ trách phần nhạc.
- Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam do NS Nguyễn Hữu Hiếu làm trưởng đoàn và chỉ huy.
- Ban nhạc kèn nhân dân Trung ương tập hợp những nhạc công của Dàn kèn Trung bộ cũ, do NS Dương Quang Thiện làm trưởng đoàn, NS Nguyễn Hữu Hiệp phụ trách chuyên môn.
- Đoàn quân nhạc do NS Đinh Ngọc Liên chỉ huy.
- Một số Đoàn văn công quân đội của các đại đoàn, quân khu…
- Đội hợp xướng Hòa bình với tư cách một đội hợp xướng quốc gia do NS Lưu Hữu Phước làm đội trưởng, đội viên là các NS: Nguyễn Hữu Hiếu, Thái Thị Liên, Chu Minh, Thương Huyền, Mai Khanh, Phan Phúc… và dàn hợp xướng, ngoài việc biểu diễn còn đi thu thanh chương trình biểu diễn 5 tháng liền ở Thượng Hải.
- Một số ban, nhóm nhạc tự lập của Hà Nội như Gió mới, Lúa vàng, Đoàn ca vũ nhạc Hà Nội với sự tham gia biểu diễn thường xuyên của các tài tử nghệ sĩ của Hà Nội cũ.
Nhóm nhạc Thanh Hằng, Trịnh Kính, Tu My, Nguyễn Thiện Tơ |
Hoạt động biểu diễn của các đoàn nghệ thuật nhà nước và tự lập đã có ảnh hưởng tích cực đến đời sống văn hóa của nhân dân thủ đô thời bấy giờ, được nhân dân Hà Nội đón nhận và yếu mến.
Để thắt chặt tình đoàn kết giao lưu học hỏi các nước bạn, Ban nhạc vũ còn cử một số đoàn đi dự liên hoan âm nhạc hoặc các festival thanh niên, sinh viên thế giới.
III. HUẤN LUYỆN ĐÀO TẠO:
Trước ngày tiếp quản, Hà Nội chỉ có Âm nhạc học xá là trường âm nhạc lớn nhất dạy đủ các môn và nhạc cụ, do nhà giáo - NS Lưu Quang Duyệt làm hiệu trưởng, giáo viên hầu hết là các nhạc sĩ nổi tiếng, chính cụ Lưu Quang Duyệt với trang phục dân tộc áo the hoặc áo lương vẫn trực tiếp tham gia giảng dạy hai môn violon và piano. Trường khá đông học sinh, nhiều nhạc sĩ, nhạc công trẻ trưởng thành từ ngôi trường này. Sau tiếp quản Hà Nội Âm nhạc học xá vẫn được tiếp tục hoạt động.
Cụ Duyệt đang dạy học
Tháng 12/1955 Đoàn ca vũ nhạc Hà Nội mở Trường Âm nhạc phổ thông tại 63 phố Hàng Trống, trên nhật báo Hà Nội lúc đó đã đăng rõ ràng mục đích, nội dung, điều kiện nhập học và danh sách ban giáo viên của ngôi trường mới này:
Về phía nhà nước, sau một thời gian mở các lớp huấn luyện âm nhạc ngắn hạn tại nhà số 3 & 5 phố Cao Bá Quát, Bộ Văn hóa quyết định thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam tại 32 phố Nguyễn Thái Học do NS Tạ Phước làm hiệu trưởng, ông Lã Hữu Quỳnh làm hiệu phó, khóa đầu khai giảng ngày 23/10/1956, mãn khóa ngày 6/7/1957, kết quả học tập được báo cáo bằng một chương trình biểu diễn chững chạc và dầy dặn tại vườn hoa Chí Linh.
Tại Phòng Văn nghệ quân đội, NS Trần Du cũng phụ trách tổ chức các lớp huấn luyện ngắn hạn về thanh nhạc, accordéon, riêng thanh nhạc do chuyên gia Triều Tiên Lý Hoa Anh hướng dẫn.
Phục vụ mục đích huấn luyện đào tạo, các nhạc sĩ cũng biên dịch, biên soạn nhiều sách lý luận và sách dạy nhạc cụ như:
1- Lịch sử âm nhạc cổ điển Nga và âm nhạc Xô Viết (Tử Phác)
2- Bàn về đặc điểm dân tộc trong âm nhạc (của Nhietschev do Hoàng Vân dịch theo bản Trung văn).
3- Giai điệu và phần đệm (của Tikhomerov, Nguyễn Lương Hồng dịch).
4- Cách viết phần đệm piano cho ca khúc (của Trần Hồng - Trung Quốc, Lê Bích dịch).
5- Cách dạy hát, chỉ huy, tổ chức và huấn luyện một đội đồng ca (của Diệp Lâm - Trung Quốc, Phạm Tuyên dịch).
6- Nhạc lý cơ bản (của Spasobin, Hoàng Hiệp dịch).
7- Tìm hiểu âm nhạc (Hoàng Kiều).
8- Ký âm pháp (Tô Vũ).
9- Ký xướng âm (Tạ Phước).
10- Đồrêmi tự học (Lê Yên).
11- Phương pháp học xướng âm (Doãn Mẫn).
12- Hòa âm thực hành (Lê Yên).
13- Hòa âm áp dụng vào phần đệm (Phạm Ngữ).
14- Cách soạn và kỹ thuật soạn bài hát (Tô Vũ).
15- Hướng dẫn ca hát phổ thông (Phạm Văn Chừng).
16- Phân câu và hình thức âm nhạc (Tạ Phước).
17- Tìm hiểu nhạc giao hưởng và dàn nhạc giao hưởng (Trương Đình Quang).
18- Phương pháp guitar thực hành (Doãn Mẫn + Lê Yên).
19- Tự học guitar Espagnol (Lê Huy).
20- Những bản nhạc phối cho guitar Espagnol (Tạ Tấn).
21- Guitar Hawaien thực hành (Đoàn Chuẩn).
........................
Để nâng cao trình độ hiểu biết về âm nhạc dân tộc phục vụ mọi hoạt động âm nhạc, Ban nhạc vũ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) đã cử các cá nhân hoặc tốp nhạc sĩ đi điền dã, sưu tầm khảo cứu về dân ca các vùng miền như:
- Quan họ Bắc Ninh: Lưu Hữu Phước, Lê Yên, Nguyễn Đăng Hòe.
- Hát dặm Hà Nam: Tân Huyền.
- Hát xoan Phú Thọ: Tú Ngọc.
- Dân ca Nam bộ: Trần Kiết Tường ghi lại các làn điệu.
- Cải lương Nam bộ: Đắc Nhẫn ghi lại, cải biên và nâng cao.
…………………
Tạp chí âm nhạc là cơ quan ngôn luận của Ban nhạc vũ - Hội Văn nghệ Việt Nam, lúc đầu NS Văn Cao làm thư ký tòa soạn, 2 NS Văn Chung và Đặng Đình Hưng là biên tập viên, có cùng trụ sở với Ban nhạc vũ, số 1 và 3 phố Bà Triệu. Ngoài những tin nhạc còn đăng tải nhiều bài khảo cứu có giá trị.
Tuy nhiên hoạt động của tất cả các ngành: sáng tác, biểu diễn và huấn luyện, ngoài một số hoạt động có chỉ đạo của nhà nước vẫn chủ yếu là trên tinh thần tự giác và tự trọng, mạnh ai nấy làm, chưa tập hợp được dưới một tổ chức nghề nghiệp chung để dễ dàng phối hợp nên lực lượng còn rất phân tán, dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao như những nhận định của NS Đỗ Nhuận trong bản báo cáo trước hội nghị thành lập Hội Nhạc sĩ sáng tác. Ngoài ra lúc bấy giờ (từ 1956 đến 1958) không khí trong giới VHNT còn bị vẩn đục bởi phong trào Nhân văn Giai phẩm, trước tình hình này, tháng 2/1957 Đại hội văn nghệ toàn quốc đã thành lập Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam, từ đó Hội LHVHNT Việt Nam là cấp trên của tất cả giới văn học, đã khuyến nghị và yêu cầu thành lập ngay các hội nghệ thuật chuyên ngành nên 3 hội đã thành lập trước: Hội Mỹ thuật Việt Nam thành lập ngày 29/3/1957, Hội Nhà văn Việt Nam thành lập ngày 4/4/1957, Hội Sân khấu thành lập ngày 7/5/1957.
Thực ra ngay từ tháng 5/1956 Hội Văn nghệ Việt Nam đã khuyến khích giới VHNT nên thành lập hội riêng, giới âm nhạc cũng đã chuẩn bị, tưởng là cuối năm 1956 có thể thành lập được, nhưng do không tìm được tiếng nói chung mà 3 ngành sáng tác, biểu diễn và huấn luyện yêu cầu thành lập các hội riêng rẽ cho từng ngành. Do tư tưởng cục bộ, quá đề cao đặc điểm chuyên môn, không nhận thấy sự gắn kết hữu cơ trong toàn giới, nhiều cuộc họp gay gắt suốt 3 tháng, có những ý kiến cực đoan, ví dụ: nếu không có sáng tác thì biểu diễn lấy đâu ra bài, không có biểu diễn thì tác phẩm viết ra chỉ bỏ ngăn kéo, không có huấn luyện thì không có cả sáng tác lẫn biểu diễn…Cuối cùng tháng 4/1957 mới nhất trí được là không thành lập 3 hội, chỉ thành lập 2 hội là: Hội Nhạc sĩ sáng tác, Hội Nhạc sĩ biểu diễn và huấn luyện.
Đầu tháng 5/1957 Ban trù bị thành lập Hội Nhạc sĩ sáng tác Việt Nam ra mắt và ngày 27/5/1957 hội nghị thành lập (chưa gọi là đại hội), Hội Nhạc sĩ sáng tác Việt Nam có 39 đại biểu chính thức họp tại 96 phố Huế, đã bầu ra Ban chấp hành gồm 11 vị, do NS Nguyễn Xuân Khoát làm Chủ tịch, NS Đỗ Nhuận làm Tổng thư ký. Những thông tin này đã được đăng trong quyển Tự hào nửa thế kỷ Hội Nhạc sĩ Việt Nam (xuất bản năm 2007). Ngày 17/6/1957 Hội đã gửi đơn xin phép thành lập và hoạt động lên Bộ Nội vụ.
Thẻ hội viên
Khi Hội Nhạc sĩ sáng tác đã triển khai công tác thì Hội Nhạc sĩ biểu diễn và huấn luyện mới bắt đầu tiến hành công việc bầu Ban trù bị hội nghị thành lập, gồm 23 vị:
1. Phạm Đức Cẩn 2. Trần Du 3. Lưu Quang Duyệt (phó ban) 4. Vũ Tuấn Đức 5. Vũ Thị Hiển 6. Nguyễn Hữu Hiệp 7. Nguyễn Hữu Hiếu (Trưởng ban) 8. Lý Trọng Hưng 9. Đinh Ngọc Liên (phó ban) 10. Phúc Minh 11. Tu My |
12. Hùng Phong 13. Lã Hữu Quỳnh 14. Trần Thị Quỳnh 15. Phạm Sửu 16. Minh Tâm 17. Trịnh Văn Tân 18. Dương Quang Thiện 19. Vũ Thịnh 20. Minh Thu 21. Đỗ Tình 22. Lương Ngọc Trác 23. Phạm Ứng |
Trong hội nghị thành lập Hội Nhạc sĩ biểu diễn và huấn luyện, NS Nguyễn Hữu Hiếu đã đọc một báo cáo dài về tình hình hoạt động của ngành biểu diễn và huấn luyện, có những khó khăn như sau:
Bản báo cáo còn có đoạn dài về tình hình và thực trạng:
Và kết luận:
Ngày 29/7/1957 Hội nghị bầu ra Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ biểu diễn và huấn luyện gồm 19 vị:
1. Ngô Bá Dậu 2. Trần Du 3. Lưu Quang Duyệt 4. Minh Đỗ 5. Vũ Tuấn Đức 6. Nguyễn Trần Giư 7. Nguyễn Hữu Hiệp 8. Nguyễn Hữu Hiếu 9. Lý Trọng Hưng 10. Đinh Ngọc Liên |
11. Thái Thị Liên 12. Lã Hữu Quỳnh 13. Phạm Sửu 14. Trịnh Văn Tân 15. Dương Quang Thiện 16. Vũ Thịnh 17. Trần Thụ 18. Phạm Ứng 19. Khánh Vân |
NS Nguyễn Hữu Hiếu
Chủ tịch Hội Nhạc sĩ biểu diễn và huấn luyện Việt Nam
Thẻ hội viên
Ngày 2/12/1957 Hội đã gửi đơn xin phép thành lập và hoạt động lên Bộ Nội vụ.
Ngày 30/12/1957 Bộ Nội vụ ra 2 Nghị định cho phép 2 hội thành lập và hoạt động (đây là 2 bản nghị định gốc):
Chú thích:
Thời 1957:
- Bộ cũng có quyền ra nghị định.
- Đứng đầu một vụ gọi là Giám đốc vụ.
- Cụ Phan Kế Toại là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
- Cụ Phạm Khắc Hòe là Chánh văn phòng kiêm Giám đốc Vụ Dân chính Bộ Nội vụ.
- Vì trụ sở Hội đóng trên đất Hà Nội nên UBHC Hà Nội (nay là UBND) là 1 bên chịu trách nhiệm thi hành nghị định này. Chủ tịch UBHC Hà Nội là bác sĩ Trần Duy Hưng.
- Do sơ suất, nhân viên văn thư đánh lộn số nghị định: Hội xin phép trước thì đánh số sau và ngược lại.
Ngày 31/12/1957 Vụ Pháp chế phủ Thủ tướng đã đăng Công báo:
theo luật, sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo nghị định mới có hiệu lực, có nghĩa là đến 14/1/1958 hai nghị định thành lập Hội mới có giá trị hiệu lực pháp luật. Vì vậy trong năm 2018 có bài báo nào hoặc buổi biểu diễn nào nhân danh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam thì cũng không muộn.
Sau 3 tháng hoạt động, 2 Hội Nhạc sĩ mới thấy việc tách rời nhau là một sai lầm, ngoài ra các hội VHNT đầu ngành đều là hội chính trị - xã hội - nghề nghiệp được nhà nước cấp kinh phí hoạt động, nhưng không thể đủ kinh phí cấp cho 2 Hội Nhạc sĩ được, đồng thời yêu cầu của Ban Văn giáo Trung ương cần phải tinh gọn tổ chức các hội, nên qua đợt chỉnh huấn tháng 1/1958 và sau bài của NS Lưu Hữu Phước Một số sai lầm của giới âm nhạc hiện nay đăng trên báo Văn nghệ tháng 4/1958, hai Hội Nhạc sĩ đã chủ động bàn bạc để sáp nhập, nhưng phải chờ đến tháng 6/1958 sau đợt tổng kết của nhà nước về Vụ Nhân văn Giai phẩm, tháng 8/1958 thì 2 Hội mới chính thức sáp nhập thành Hội Nhạc sĩ Việt Nam và rút gọn 2 Ban chấp hành làm một, NS Nguyễn Hữu Hiếu bổ sung làm Phó Tổng thư ký Hội, như vậy lúc đó lãnh đạo Hội gồm các NS: Chủ tịch Nguyễn Xuân Khoát, Tổng thư ký Đỗ Nhuận, 2 phó Tổng thư ký Lưu Hữu Phước và Nguyễn Hữu Hiếu.
Chủ tịch Nguyễn Xuân Khoát (47 tuổi) |
Tổng thư ký Đỗ Nhuận (35 tuổi) |
Khi sáp nhập, điều lệ mới của Hội như sau:
Trong khoản i điều 4 của bản Điều lệ này vẫn xác định nhiệm vụ của Hội lấy sáng tác là chủ yếu:
Một tập nhạc mới
Khi sáp nhập, văn phòng Hội chỉ có 5 biên chế, sau Đại hội 2 (1963) văn phòng Hội mới có 9 biên chế, đến năm 1977 văn phòng Hội có số biên chế ăn lương nhà nước như sau:
- Bộ phận lãnh đạo:
1. Tổng thư ký: Đỗ Nhuận
2. Thường vụ thường trực: Văn Ký
- Bộ phận sáng tác:
1. Văn Cao
2. Phan Huỳnh Điểu
3. Đàm Linh
4. Nhật Lai
5. Hoàng Nguyễn
6. Hoàng Vân
7. Nguyễn Đình Tấn
8. Tân Huyền
9. Hồng Đăng
- Bộ phận tạp chí:
1. Vân Đông (thư ký tòa soạn)
2. Vũ Tự Lân (biên tập)
3. Lê Minh Vượng (đánh máy chữ)
4. Quốc Đông (trị sự).
- Bộ phận hành chính
1. Hoàng Thị Nghệ (Trưởng phòng).
2. Nguyễn Quang Điền (Phó phòng).
3. Phạm Thị Nhiễm (kế toán)
4. Trần Hải (cán sự)
5. Lê Tùng (cán sự)
6. Hoàng Văn Hà (lái xe)
7. Nguyễn Thị Lạc (thư viện)
8. Đàm Thúy Hà (thư viện)
9. Nguyễn Thị Phụng (đánh máy chữ)
10. Phan Phương (kỹ sư âm thanh)
11. Hà Ánh (họa sĩ - chép nhạc)
Suốt 60 năm kể từ năm 1957, trải qua 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và hơn 40 năm xây dựng hòa bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã luôn đồng hành cùng dân tộc và ngày một lớn mạnh, đạt nhiều thành tựu ở mọi thể loại và qui mô tác phẩm chất lượng cao, xứng đáng với lòng tin yêu của nhân dân, góp phần xây dựng một nền văn học nghệ thuật tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc của nước nhà./.