Những bài ca thu của Đặng Thế Phong
Trong ấn bản Con thuyền không bến do nhà xuất bản Tinh Hoa phát hành năm 1964 tại Sài Gòn có lược ghi tiểu sử nhạc sĩ Đặng Thế Phong như sau: Đặng Thế Phong sinh năm 1918 là con thứ nam của cụ Đặng Hiển Thể làm thông phán Sở Trước bạ thành phố Nam Định, ông có lên Hà Nội học trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội. Mùa xuân năm 1941 ông đi Nam Vang mở lớp dạy nhạc…
Trong ba nhạc phẩm của Đặng Thế Phong (Đêm thu, Con thuyền không bến, Giọt mưa thu) cũng là ba trong số những bài nhạc tình đầu tiên của nền Tân nhạc Việt Nam ta đều thấy mùa thu hiện về một cách bàng bạc lung linh gợi cảm. Bài Đêm thu được soạn theo âm hưởng phương Tây điệu valse chậm nhịp nhàng diễn tả lòng người trước cảnh đêm thu:
Một nét nhạc mineur rất đẹp. Ca khúc có hai phần, một phần theo âm hưởng mineur của Tây Phương, một phần nghiêng hẳn về ngũ cung Việt Nam (Re, Mi, Sol, La, Si):
Nếu bài Đêm thu là tác giả đứng trong khu vườn nhỏ đầy ánh trăng, hương hoa với những nỗi niềm thì bài Con thuyền không bến nhạc sĩ đã dắt ta ra một cảnh thu mênh mông sông nước:
Dường như Đặng Thế Phong đã nói lên tâm trạng thanh niên thời bấy giờ họ sống dưới chế độ thực dân cai trị, họ bơ vơ lạc lõng như những con thuyền không bến.
Từ khu vườn nhỏ ra tới sông dài, bây giờ Đặng Thế Phong còn muốn đi xa hơn nữa đi tời cuối cuộc đời của mình qua một ca khúc mà mới đầu tác giả định đặt tựa là Vạn cổ sầu, sau đó sửa lại là Giọt mưa thu:
Mùa thu mưa giăng mù lê thê, trời mây sầu ảm đạm với tiếng chim non chiêm chiếp kêu nghe buồn bã và đôi vợ chồng Ngâu sẽ mãi mãi khóc vì thu.
Theo nhạc sĩ Phạm Duy những bản nhạc tình mùa thu sau đó đều có sự ảnh hưởng ít nhiều ba bài nhạc thu của Đặng Thế Phong trước đó. Rất tiếc thương cho một nhạc sĩ tài hoa yểu mệnh trong lúc sự nghiệp âm nhạc đang thời kì hưng phấn nhất. Ông qua đời chỉ mới tuổi xuân hai mươi bốn (năm 1942) trên căn gác nhỏ ở phố Hàng Đồng - Hà Nội vì bịnh lao.
(Dựa theo tư liệu Phạm Duy)