Nhạc chế (P.2)

22/09/2014

 

Thưa các bạn!

Chương trình lần trước chúng ta đã cùng nghe ý kiến của một số bạn trẻ về hiện tượng “Nhạc chế” bùng phát trên những trang báo mạng, những nguồn băng đĩa lậu với những lời lẽ thiếu thẩm mỹ… Đã có nhiều bài báo phản ánh, phê phán hiện tượng này. Sau đây là một trích đoạn trong bài viết “Nhạc “chế” bẩn vô tư bùng phát” của tác giả Diệu Nga đăng trên Tạp chí Âm nhạc Việt Nam của Hội NSVN số 12: “Phần lớn những loại nhạc chế được lưu truyền trong giới trẻ thường có những lời lẽ phản cảm. Bài “Hà Nội đêm trở gió” được đặt lái thành “Bà nội đêm phải gió”, hay bài “Cô gái vót chông” được cải biên thành “Cô gái gắp tôm”, bài “Một vòng trái đất” được chế thành “Một vòng trái bắp”…Đi xa hơn nữa nhiều người còn chế nhạc nhằm mục đích bôi nhọ người khác hoặc để chửi đồng một nhân vật mà mình không thích. TN (học sinh lớp 12 Quận Tân Bình, TP. HCM cho biết: Học sinh lớp mình từng viết nhạc chế về một thầy dạy môn Sinh học hồi lớp 11 vì thầy dạy chán quá…sau đó lớp đã phải chịu trách nhiệm về những gì đã gây ra.

 

 

Nổi bật trong thời gian vừa qua phải kể đến sự xuất hiện của bài nhạc chế theo 1 sáng tác của Thủy Tiên là “Hát vang rằng em yêu anh” với những ngôn ngữ trên mức thô tục nhưng lại xuất hiện tràn lan trên nhiều trang mạng, thậm chí cả trang chuyên đề về âm nhạc cũng chấp nhận đăng tải…

Điều này thực sự là một nghi ngại đối với nhiều người yêu nhạc và quan tâm đến sự phát triển của nhạc Việt. Đồng thời báo hiệu một sự hỗn loạn trong văn hóa ứng xử của người trẻ với các tác phẩm âm nhạc…”.

Qua trích đoạn bài báo trên thì các bạn đã thấy được nguy cơ của những bài nhạc chế đang bùng phát trong giới trẻ. Thông qua điều tra, phỏng vấn phóng viên mục Góc nhìn trẻ được biết có những người chế lời và ghi hình, làm video clip…Chúng ta phải đặt ra một câu hỏi lớn về văn hóa nghe nhạc của một bộ phận trong giới trẻ thậm chí còn hưởng ứng cho những bài nhạc chế bẩn. Như vậy là nhạc chế bẩn vẫn cứ lan tràn nếu chính những người nghe nhạc cổ vũ cho nó.?

Các bạn hãy tự có ý thức chọn lọc khi nghe nhạc để không bị nhiễm bẩn trong thẩm mỹ văn hóa âm nhạc của mình. Không có người nghe và xa lánh những bài chế mang lời lẽ thô tục thì nhạc chế bẩn sẽ không thể tồn tại được. Phần lớn ý kiến của các bạn trẻ đều phản đối bất cứ cá nhân, tập thể nào sử dụng tác phẩm của các nhạc sĩ để chế ra những lời lẽ gây ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ, văn hóa nghe nhạc của công chúng. Trong một vài trường hợp đặc biệt nếu có sự xin phép tác giả và chế lời mang tính châm biếm, vui cười để nhằm mục đích lành mạnh thì có thể được, tuy nhiên không thể phổ biến rộng rãi. Nếu không có sự đồng ý của nhạc sĩ thì người làm lời chế đã vi phạm bản quyền, sử dụng nhạc của người khác mà không xin phép. Qua đây cũng rất mong các cơ quan chức năng, quản lý nghệ thuật và trung tâm bản quyền có thể đưa ra biện pháp xử phạt nghiêm khắc với những trường hợp chế lời mà không được sự đồng ý của nhạc sỹ và và chế ra những ca từ thiếu văn hóa làm ảnh hưởng đến nghệ thuật, tác phẩm của nhạc sĩ. Tất cả vì sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam.

Để có góc nhìn khách quan hơn về vân đề này, sau đây mời các bạn cùng nghe ý kiến của một số bạn sinh viên tại Hà Nội.

Mời các bạn cùng nghe!

 

Tin liên quan

27/08/2020
Sách Hình thức Hình thức âm nhạc* là một công trình có nhiều công phu sáng tạo và khoa học. Tác giả phải đọc nhiều tập sách âm nhạc, trải qua hàng ngàn bài hát để ...
10/08/2020
Nhiệt liệt chúc mừng tất cả các nhạc sĩ hội viên dự Đại hội nhiệm kỳ X Hội Nhạc sĩ Việt Nam! Thưa các bác, các anh, các chị - những người bằng tài năng củ...
08/08/2020
(Tại Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025) Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2020 Thưa các vị đại biểu, các nhạc sĩ cùng toàn thể các đồng chí! Hôm nay, tôi rất vui ...
03/08/2020
Mặc dù phim "Trưng Vương" vẫn đang trong quá trình thực hiện nhưng ca khúc "Còn gì để mất" (OST phim ngắn giới thiệu nữ tướng Bát Nàn) đã có mặt trong danh sách bảng xếp hạng Billboard là mộ...