Ngược dòng lịch sử BLUES ROCK: Rhythm & Blues bắt nguồn từ đâu?

22/08/2013

Khi Rhythm & Blues (chúng ta có thể hiểu nôm na là âm nhạc dân gian Mỹ dựa trên điệu blues – viết tắt là R&B) bắt đầu xuất hiện vào giữa những năm 40, thậm chí nó còn chưa có tên. Và khi danh xưng R&B được đặt ra, loại nhạc này bắt nhanh vào “lối đi thượng đẳng” (như chính lời của Little Richards từng phát biểu). Cho tới tận ngày nay, R&B là thuật ngữ dành cho gần như toàn bộ thế giới âm nhạc đại chúng da đen – bao trùm rap, soul hay urban music, hip-hop …

Không những thế, ở hình thái sớm sủa nhất thời xa xưa, R&B cũng chính là một trong những nền tảng quan trọng của nhạc rock’n'roll, nếu không nói là quan trọng nhất. Về cơ bản, rock ‘n’ roll tiền khởi chính là sự “kết tinh” giữa R&B với nhạc country và western (nhạc đồng quê Mỹ bắt nguồn từ nhạc dân gian Viễn Tây – tức là nhạc cowboy) và âm hưởng pop.

Nhạc blues, dĩ nhiên chiếm phần rất lớn R&B, nhưng jazz cũng có vai trò quan trọng gần như thế. Các nghệ sỹ R&B đầu tiên nổi đều lên từ môi trường các big band và swing jazz trước Thế chiến II, jazz khác nhiều so với ngày nay, là âm nhạc chỉ để nhảy thường đệm tập trung cho ca sỹ chính. Trong khoảng thời gian Đệ nhị Thế chiến, các nhạc công jazz chủ chốt bắt đầu phát triển thêm các điệu bebop và cool jazz, biến thể nhạc này rõ ràng khó có thể nhảy theo được. Thêm nữa, do tác động kinh tế, cùng nhiều trở ngại và những ảnh hưởng thời chiến tranh, nên các big band dần dần teo top đi (xem bài cội rễ và sự ra đời của rock’n'roll). Còn khán giả, đặc biệt là tầng lớp công chúng thuộc cộng đồng Mỹ – Phi lại phát triển rất nhanh và vẫn muốn loại nhạc nhảy. Vì thế các nhạc sỹ R&B thời “ấu trĩ” này vừa làm vừa lòng họ bằng cách chơi nhạc rầm rĩ hơn, vừa sử dụng các nhạc cụ điện hơn và chú trọng các câu đàn theo nhịp boogie và giọng hát.

Phong cách đại chúng đầu tiên của R&B thường được gọi là “jump blues” (để nhảy mà!). Jump blues là thành tựu tuyệt diệu nhất của thế loại này “kết tinh” từ chính jazz và blues: Từ jazz, nó lấy mẫu hình các ban nhạc kèn và điệu swing, từ blues, nó học tập các câu đàn (cú riff – theo thuật ngữ nhạc công) và cấu trúc hoà âm. Lối phối nhạc cũng khác lạ so với jazz và blues chính gốc: piano được gõ “ác liệt” hơn, kèn thì không chỉ thổi mà còn “rống ré” lên. Cab Calloway có lẽ là nhà tiên phong “đầu bảng” của phong cách này.


Nghệ sỹ jump blues, siêu sao Louis Jordan.

Nhưng nghệ sỹ jump blues quan trọng và đại chúng nhất là siêu sao Louis Jordan, với những nhạc phẩm đặc sắc, khác thường nhất thời ấy, người đã làm say mê lớp công chúng cả da đen lẫn da trắng. Ông cũng chính là nhân vật gây ảnh hưởng lớn nhất tới Chuck Berry (“anh hùng” guitar rock’n'roll thời ’50). Rất nhiều nghệ sỹ jump blues nổi lên từ thành phố Los Angeles, nơi đóng đô của cộng đồng lớn người da đen sinh sống và phát triển ngày một nhiều suốt thời khủng hoảng kinh tế và Chiến tranh thế giới II (thập niên 30 đến giữa 40 của thế kỷ trước). Tới cuối những năm 40, hầu như tất cá các thành phố trên nước Mỹ đều có những đại diện jump blues xuất chúng.

Các hãng đĩa lớn độc lập như Speciaty và Alladin của Los Angeles cũng nhảy vào chiếm thị phần jump blues, đủ để đáp ứng và hỗ trợ các nghệ sỹ chủ chốt lúc ấy ít người biết đến như Joe Liggins, Tiny Bradshaw (tác giả nguyên gốc của bản ca lừng danh A Train Kept a Rolling), Amos Millburn, Camile Howard – thật đáng buồn là tất cả họ đến này đều bị bỏ quên trừ các nhà sưu tập. Nhưng với những thành công không lồ ấy, jump blues xứng đáng được tôn vinh là thể loại đại chúng nhất của các nhạc sỹ da đen thời sơ khai R&B.

Jump blues, bản thân nó”, cũng tự tách ra vài nhánh rẽ. Nhánh thứ nhất là từ các ca sỹ jump blues, được coi là những “shouter” (vì họ còn hú hét chứ không hát đơn thuần). Các nghệ sỹ này tiếp thêm sinh lực, chất soul, gospel (nhạc thánh ca da đen) bồi đắp cho lối hát bị kìm nén thời big band. Big Joe Turner, nghệ sỹ khởi đầu với các ban jazz của thành phố Kansas, là nhân vật huyền thoại kết nối nhiều chất liệu nhất thời ấy,. Ông là nguời trình diễn R&B thoải mái không bị ràng buộc. Wynonie Harris, Roy Brown và Nappy Brown là số hiếm các “shouter” nổi nhất thời cuối 40 đầu 50 dù họ không thể sánh và được người đời nhớ tới như Turner. Nhánh thứ hai là từ các nhà trình diễn, thường là các tay kèn sax mà nổi nhất là Big Jay Mc Neely, Illinois Jacquet và Joe Houston, những nhạc công có cội rễ gắn chặt với jazz.. Tất cả họ đã khiến công chúng phát cuồng bằng kiểu rú kèn nghiêng ngả. Tiếp nữa là nhánh thứ 3 của các ca sỹ thích kiểu chơi êm ái, tinh tế như Charles Brown, Percy Mayfield và Cecil Gant.

Vào thời đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, jump blues được giới công nghệ âm nhạc để tâm tới, được một thành viên ban lãnh đạo tap chí Billboard, Jerry Wexler, đặt trở lại cái tên thích hợp hơn – lại là RHYTHM AND BLUES. Cũng là thành viên của hãng đĩa khổng lồ Atlantis, Wexler là nhân vật cực kỳ quan trọng định hình R&B, giúp thứ nhạc này tiếp cận và thu hút thính giá pop và tầng lớp thanh thiếu niên. Thành quả là những đĩa thu của các siêu sao đầu tiên dưới hãng Atlantic – Buth Brown, La Vern Baker, và sự xuất hiện của nhóm nhạc lừng danh The Drifter và Chuck Willis – là những tác phẩm có hương vị jump blues mạnh mẽ, giai điệu, câu đàn và lời ca của họ có hơi hướm rock’n'roll.


Jerry Wexler, người khai sinh ra cụm từ “Rhythm and Blues”.

Và quả thực, hai nghệ sỹ Baker và Willis rất cố gắng đạt thành công qua các thời kỳ sơ khai rock’n'roll với chất liệu đáp ứng nhu cầu của khán thính giả trẻ tuổi hơn. Khi rock’n'roll bắt đầu trỗi dậy từ giữa thập kỷ ’50, vài nhánh rẽ của R&B đã phát triển rực rỡ, đạt tầm ảnh hưởng lớn tới âm nhạc đại chúng bằng nhiều phương cách riêng của nó. Minh chứng cho điều này là các nhóm doo-wop (nhạc ảnh hưởng soul), blues điện, và nhất là New Orleans rhythm and blues, niềm tự hào của âm nhạc da đen. Tất cả các dòng này đã là thành tựu vô song mà R&B đã ảnh hưởng tới nhạc rock hơn thời chính nó qua hình thái jazz trước kia.
Có khá nhiều tên tuổi nghệ sỹ đã tồn tại suốt thời kỳ ’50, một số còn đạt thành công lớn, thu đĩa không loại nhạc gì ngoài R&B như Ike Turner (chồng của Tina Turner), Ivory Joe Hunter, Faye Adams, Wynona Carr, Big Mama Thorton, Big Maybelle – không ai trong số họ chơi thuần blues, mà cũng không phải rock’n'roll. Các ca sỹ blues như Bobby “blue” Band, Junior Parker (một thiên tài nhạc jazz) và Little Milton thì kết nối “blues điện” và soul, họ cũng không được xếp vào hàng nghệ sỹ thuần rock’n'roll. Tuy thế, cũng có lúc, các nghệ sỹ R&B như Johnny Otis, Sreami’ Jay Hawkins hay Wilbert Harrison cũng đột phá tới công chúng nhac rock bằng nhiều ca khúc khai phá rất tuyệt. Chẳng hạn bản Kansas City của Harrison (sau này được nhóm Beatles phối lại) là một nhạc phẩm jump blues thật phóng khoáng với nhịp phách thay đổi liên tục.

Một số ca sỹ khác thời ’50 thì trình tấu loại R&B ít “thuần chủng” hơn, “trần tục” hơn, thể hiện chất liệu gospel hơn bất cứ thời nào trước. Tới ngày nay, chúng ta có thể nhận rõ sự vĩ đại của các giọng ca Ray Charles, James Brown, Jackie Wilson, Little Willie John, Johny Ace, Jessie Belvin và đặc biệt là Claire Mc Phatter – họ chính là những “ông tổ” của nhạc soul hiện đại. Một vài người trong số họ như Charles và Brown thực sự trở thành những siêu sao soul suốt thập niên 60 đến tận bây giờ (Charles đã từ trần năm ngoái). Tuy nhiên những nhân vật khác như Mc Phatter và John thì lại không thể trường tồn qua thời chuyển tiếp cuối ’60, do không duy trì được tài năng và không khắc phục được các vấn đề cá nhân. Do đó, từ thời khai sinh cho tới nay, R&B đã thay đổi triệt để, đóng góp những thành tố chủ lực vào rock, soul và cả rap nữa.

Với tất cả những ý nghĩa phi thường đó cùng với những tôn vinh đánh giá sau này, các kiệt tác rhythm & blues thời tiền khởi đã tồn tại đầy “dẻo dai” dù lúc đó chúng còn “chập chững”, nhưng đã mở ra một khung trời lớn hơn, hào hùng hơn qua hình thái New Orleans rhythm & blues. Các nghệ sỹ rhythm & blues và các hãng đĩa những năm ’40, ’50 được liên hệ với sự giải trí, đã kiến tạo sự nghiệp nghệ thuật khác nhau, các kiểu hợp âm khác nhau. Kiểu phối khí đặc trưng ấy được lưu giữ bằng những đĩa CD thật sự “chối” với hình thái máy hát tự động thời xưa, mà các ca khúc được trình tấu thời hoàng kim sau này.

(Nguồnhttp://vnrock.com)

Tin liên quan

27/08/2020
Sách Hình thức Hình thức âm nhạc* là một công trình có nhiều công phu sáng tạo và khoa học. Tác giả phải đọc nhiều tập sách âm nhạc, trải qua hàng ngàn bài hát để ...
10/08/2020
Nhiệt liệt chúc mừng tất cả các nhạc sĩ hội viên dự Đại hội nhiệm kỳ X Hội Nhạc sĩ Việt Nam! Thưa các bác, các anh, các chị - những người bằng tài năng củ...
08/08/2020
(Tại Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025) Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2020 Thưa các vị đại biểu, các nhạc sĩ cùng toàn thể các đồng chí! Hôm nay, tôi rất vui ...
03/08/2020
Mặc dù phim "Trưng Vương" vẫn đang trong quá trình thực hiện nhưng ca khúc "Còn gì để mất" (OST phim ngắn giới thiệu nữ tướng Bát Nàn) đã có mặt trong danh sách bảng xếp hạng Billboard là mộ...