Ngày chiến thắng

09/05/2016

Đây là bài hát được viết vào năm 1975 sau 30 năm chiến thắng Phát xít Đức tại Liên xô và các nước châu Âu.

Vào năm 1975 nhà thơ Vladimir Kharitonov gặp nhạc sĩ David Tukhmanov với lời đề nghị sáng tác bài hát kỷ niệm chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Cả đất nước Liên Xô lúc bấy giờ chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 30 ngày chiến thắng phát xít, Hội Nhạc sĩ đã công bố cuộc thi viết bài hát hay về chiến tranh. Chỉ vài ngày trước khi kết thúc cuộc thi Vladimir Kharitonov đã gửi bài thơ của mình cho Hội Nhạc sĩ. David Tukhmanov đã nhanh chóng viết nhạc và bài hát đã kịp phát trong buổi kiểm duyệt cuối cùng của hội thi.

Bài hát “Ngày Chiến thắng” chẳng nhận được bất kỳ giải thưởng gì ngoài ra trong khi kiểm duyệt còn gây các phản ứng gay gắt, xót xa của các nhà đồng nghiệp lớn tuổi của nhạc sĩ David Tukhmanov, phản đối việc phát hành bài hát với những lời chỉ trích cay nghiệt.

Nhà thơ Vladimir Kharitonov là cựu chiến binh, nhiều bài hát được các nhạc sĩ có tên tuổi phổ thơ của ông từ những năm 1950 đã giành thắng lợi lớn như nhạc sĩ Anatolyi Novikov, Vano Muradeli và nhiều người khác. Còn nhạc sĩ David Tukhmanov là tác giả trẻ, mới nổi lên trong giới nhạc nhẹ mà thôi. Trong thời gian đó tất cả các đường lối âm nhạc của quốc gia đều do Hội Nhạc sĩ lãnh đạo, chủ yếu là những người lớn tuổi. Những người khoảng 30 tuổi và nhiều hơn một chút vẫn coi là chưa trưởng thành. Theo ý kiến của ban lãnh đạo Hội Nhạc sĩ và các nhà lãnh đạo phát thanh truyền hình, thì David Tukhmanov quá trẻ và không tương xứng với danh sách các tác giả bài hát trong toàn quốc gia.

Tuy nhiên David Tukhmanov đã giành nhiều giải thưởng với các bài hát “Chiếc xe điện cuối cùng”, “Những đôi mắt đối diện ấy”,”Vũ điệu trắng”, “Bài ca về người thợ dày”, “Nước Nga ơi, Tôi yêu người” “Địa chỉ của tôi - Liên bang xô viết” và nhiều bài hát khác, ông chưa hề có danh hiệu hay huân huy chương gì khác ngoài giải thưởng Komsomol Matxcơva. Vì thế cho nên có bằng nhạc sĩ chuyên nghiệp trong tay và đã sáng tác khoảng ba chục bài hát rất phổ biến, mà mãi tới năm 1973 thật khó khăn ông mới được vào Hội Nhạc sĩ.

Một thời gian bài hát bị cấm không cho phát sóng trên radio cũng như trên truyền hình với lý do chả theo một kiểu nhạc gì hết chẳng phải tăng gô cũng không phải fox.

Một số nhà lãnh đạo cũ của Đài phát thanh truyền hình quốc gia kể lại rằng họ đã trở thành những người cha đỡ đầu cho bài hát “Ngày Chiến thắng” bởi vì có những người kiểm duyệt không muốn cho bài hát được phát sóng. Nếu không phát sóng thì bài hát không thể nào tồn tại.

Người thể hiện đầu tiên bài hát “Ngày Chiến thắng” là Leonid Smetannikov, được phát sóng trước ngày 9 tháng 5 năm 1975 trong chương trình “Ngọn lửa Xanh”.

Mãi đến tháng 11 năm 1975 trong buổi ca nhạc mừng ngày Công an, Lev Leshenco (hầu như đã đánh lừa ban lãnh đạo đài truyền hình) thể hiện bài “Ngày Chiến thắng” trực tiếp trong chương trình của đài truyền hình. Công chúng ngay lập tức đón nhận bài hát “Ngày Chiến thắng”và bài hát được hát thêm một lần nữa tại sân khấu. Sau đó bài hát mới bắt đầu được cả nước cùng hát.

“Ngày Chiến thắng” đã từ lâu tồn tại dưới dạng khúc quân hành và đã được nhiều ban nhạc trên thế giới thể hiện.

Nghe Lev Leshenko hát Ngày chiến thắng:

NGÀY CHIẾN THẮNG (Minh Nguyệt dịch nghĩa)

Ngày chiến thắng đến với chúng ta từ lâu,
Giống như than đang tan, trong ngọn lửa tàn.
Qua những dặm trường sám đen trong cát bụi, -
Rồi ngày đó chúng ta đã cố gắng tiến về.
Điệp khúc: Ngày Chiến thắng này
Khắp nơi còn vương mùi thuốc súng,
Đó chính là ngày lễ hội
Với những sợi tóc bạc trên thái dương.
Đó chính là niềm vui sướng
Cùng những giọt lệ trong khóe mắt.
Ngày Chiến thắng !
   Ngày Chiến thắng !
      Ngày Chiến thắng !

Bao ngày đêm trong lò luyện thép
Tổ quốc ta chưa hề chợp mắt.
Bao ngày đêm chiến đấu gian khổ -
Rồi ngày đó chúng con đã cố gắng tiến về.

Ngày Chiến thắng này
Khắp nơi còn vương mùi thuốc súng,
Đó chính là ngày lễ hội
Với những sợi tóc bạc trên thái dương.
Đó chính là niềm vui sướng
Cùng những giọt lệ trong khóe mắt.
Ngày Chiến thắng !
   Ngày Chiến thắng !
      Ngày Chiến thắng !

Mẹ ơi, chúng con đã về đây, nhưng không còn đủ…
Với chân trần thèm chạy trên cỏ sương !
Nửa châu Âu, nửa Địa cầu đã vượt qua, -
Rồi ngày đó chúng con đã cố gắng tiến về.

Ngày Chiến thắng này
Khắp nơi còn vương mùi thuốc súng,
Đó chính là ngày lễ hội
Với những sợi tóc bạc trên thái dương.
Đó chính là niềm vui sướng
Cùng những giọt lệ trong khóe mắt.
Ngày Chiến thắng !
   Ngày Chiến thắng !
      Ngày Chiến thắng !

TP. Hồ Chí Minh 29.04.2010

Tin liên quan

23/02/2021
Ca ngợi Hồ Chủ tịch là một trong những bài hát hay nhất về lãnh tụ Hồ Chí Minh của cố nhạc sĩ Văn Cao, cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam. Giai điệu ca khúc hào sảng, sang trọng toát lên thần thái vĩ đại của lãnh ...
23/02/2021
“Việc ra mắt tác phẩm “Nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong, Tác phẩm-tác giả” chính là dịp chúng ta Trả lại tên cho Ông. Bởi cho đến nay vẫn nhiều người vẫn không biết nhà soạn kịch Nguyễn Trung Phong chính là tác giả của giai điệu nổi tiếng Giận ...
23/02/2021
Ca khúc Hành khúc Tổng cục Chính trị được nhạc sĩ Đức Trịnh viết vào năm 2014, đúng dịp kỉ niệm 70 năm ngày truyền thống Tổng cục Chính trị (TCCT). Ca khúc này đã được chọn làm ca khúc chính thức của TCCT và được biểu diễn trong Lễ kỉ niệm ...
21/02/2021
Hai ca khúc “Đại thi hào Nguyễn Du” và "Phiêu bồng trần gian" mở đầu và kết lại bộ phim được đầu tư 15 tỷ đồng, nhân dịp kỷ niệm 255 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của vị danh nhân văn hóa này.