Lohengrin

21/05/2013

Richard Wagner - Nguồn: youtube.com

Âm nhạc: Richard Wagner
Libretto: Richard Wagner
Công diễn lần đầu: tại Weimar, Đức vào ngày 28 tháng 8 năm 1850 dưới sự chỉ huy của Franz Liszt.

Nhân vật Loại giọng
Lohengrin Tenor
Elsa Soprano
Ortrud Mezzo-soprano
Telramund Baritone

Tóm tắt nội dung

Màn 1: Antwerp, những năm 900. Trên bờ sông vùng Scheldt, viên sứ giả thông báo với vua Heinrich, đang yêu cầu Bá tước Telramund giải thích tại sao lãnh địa của công tước Barbant bị xâm phạm lộn xộn. Telramund buộc tội cô gái hắn bảo trợ, Elsa, đã giết em trai mình, Gottfried, người thừa kế theo đạo Thiên chúa của dòng họ Barbant (thật ra là do Ortrud xấu xa, người lấy Telramund, thích cậu bé Gottfried). Khi Elsa được gọi tới để tự bào chữa cho mình, cô đã kể lại giấc mơ một hiệp sỹ với bộ áo giáp sáng lóa sẽ cứu nàng. Viên sứ giả gọi cho người biện hộ, nhưng khi Elsa cầu nguyện, người hiệp sỹ xuất hiện, con thuyền được một con thiên nga phủ bóng một cách huyền ảo. Chàng ngỏ lời cầu hôn nàng với điều kiện nàng không bao giờ được hỏi tên hoặc nguồn gốc chàng. Đánh bại Telramund trong cuộc giao chiến, người lạ mặt đó đã tuyên bố sự trong sạch của vị hôn thê của chàng.

Màn 2: Trước lúc bình minh trong sân tòa lâu đài, Ortrud và tên Telramund đau khổ thề sẽ báo thù. Khi Elsa đứng yên lặng bên cửa sổ, Ortrud cố gắng gieo rắc sự nghi ngờ trong đầu cô gái, giày vò sự tò mò của nàng, nhưng Elsa lại ngây thơ đón nhận tình bạn của Ortrud đầy mưu toan. Bên trong, khi người hiệp sỹ chiến thắng được tuyên bố là người bảo vệ dòng họ Barbant, tên Telramund đã lén lút cộng tác với bốn quý tộc khác cùng hắn chống lại địch thủ mới xuất hiện. Tại lối vào nhà thờ lớn, Ortrud và Telramund cố gắng dừng đám cưới – bà ta bảo rằng chàng hiệp sỹ lạ mặt kia thực chất chỉ là kẻ lừa đảo, còn Telramund thì buộc tội hôn phu của Elsa là phù thủy. Dù phiền muộn nhưng Elsa vẫn khẳng định niềm tin của mình với chàng trước khi họ bước vào nhà thờ, dưới sự chấp thuận của Nhà vua Heinrich.

Màn 3: Một mình trong phòng cưới, Elsa và chồng đang say đắm bên nhau cho tới lúc sự băn khoăn thắc mắc khiến nàng cuối cùng phải hỏi xem chàng là ai và từ đâu tới. Trước khi chàng có thể trả lời nàng, Telramund và tay sai của hắn đạp cửa xông vào. Qua làn nước mắt, Elsa đưa chàng hiệp sỹ kiếm và chàng đã dùng nó để giết Telramund. Ra lệnh cho đám quý tộc mang người đến chỗ nhà vua, chàng buồn rầu bảo với Elsa rằng sẽ gặp và trả lời câu hỏi của nàng sau.

Hộ tống Elsa và một chiếc quan tài tới vùng Scheldt, chàng hiệp sỹ nói với nhà vua rằng chàng không thể chỉ huy quân đội chống lại quân xâm lược Hungary. Chàng giải thích rằng nhà của chàng là đền thờ ở vùng Holy Grail ở vùng Monsalvat xa xôi, nơi mà chàng phải trở về; Parsifal là bố chàng và tên chàng là Lohengrin. Chàng chào từ biệt mọi người và trở về với con thiên nga thần. Khi đó Ortrud chạy vào, sung sướng vì sự phản bội của Elsa với người đã có thể phá bỏ lời nguyền biến em trai nàng thành thiên nga. Nhưng lời cầu nguyện của Lohengrin đã biến Gottfried thay chỗ con thiên nga của chàng đã biến mất, và sau khi nói rõ cậu chính là người thống trị của dòng họ Barbant, Lohengrin biến mất theo một chú bồ câu của Grail. Ortrud gục xuống chết còn Elsa gọi với theo người chồng của mình, vô hồn gục xuống đất.

Trích đoạn nổi bật "Hành khúc đám cưới"
“Bridal chorus” (Hợp xướng đám cưới)trích từ opera Lohengrin đã trở thành bản hành khúc đám cưới chuẩn mực được chơi khi cô dâu đang được dẫn đến trước bàn thờ Chúa để làm lễ chính thức trong hầu hết các đám cưới trang trọng ở các nước phương Tây. Người ta thường gọi nó là bản nhạc “Here Comes the Bride” (Cô dâu đang đến đây) hay đơn giản hơn là “Wedding March” (Hành khúc đám cưới).

Lohengrin nguyên là một nhân vật huyền thoại trong văn học Đức. Chàng là một hiệp sĩ Chén Thánh đến bằng con thuyền do thiên nga kéo để cứu một thiếu nữ. Người thiếu nữ mà chàng lấy làm vợ đó không được phép hỏi danh tính chàng, nếu không chàng sẽ phải trở về vùng đất của mình và xa lìa nàng mãi mãi.

Từ thời Trung cổ đã có rất nhiều tác phẩm văn học ở nhiều thể loại kể về huyền thoại này. Nhưng câu chuyện về chàng hiệp sĩ Lohengrin nổi tiếng thế giới ngày nay có lẽ nhờ ở vở opera Lohengrin của Richard Wagner. Vở này được ví như một bài thơ ca ngợi nguồn gốc con người. Trong đó, Lohengrin đã xuất hiện để cứu Elsa khỏi bị kết tội oan giết em trai mình là Gottfried. Ở cuối vở opera, Gottfried được trở về cai trị xứ Brabant nhưng Lohengrin thì biến mất trong sự đau khổ của người vợ mới cưới – Elsa vì không kìm chế được băn khoăn về gốc gác chồng mình và đã hỏi câu hỏi cấm kị.

Ngày nay, “Cô dâu đang đến đây”thường được chơi ở ngay đầu một lễ cưới (dạng khí nhạc). Điều này không giống như trong vở opera của Wagner. Trong vở opera, hợp xướng này do những người phụ nữ hát ở đầu màn 3, khi mà các nghi lễ đám cưới đã xong xuôi và họ đang hộ tống cô dâu Elsa tới phòng tân hôn. Chỉ khoảng 20 phút sau hợp xướng này, cuộc hôn nhân của Lohengrin và Elsa đã tan vỡ. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng gì đến việc sử dụng rộng rãi tác phẩm trong các đám cưới thật ngoài đời.

Mặc dù Wedding March (hành khúc đám cưới) chỉ bất kỳ ca khúc hay bản nhạc nào được chơi khi đón hoặc tiễn cô dâu trong lễ cưới. Tuy nhiên khi nhắc đến Wedding March người ta thường nghĩ ngay đến “Cô dâu đang đến đây”hoặc một bản nhạc khác cũng nổi tiếng không kém là “Hành khúc đám cưới”của nhà soạn nhạc Felix Mendelssohn (1809-1847). Mendelssohn là nhà soạn nhạc đồng hương, nhưng cũng là một đối thủ kình địch của Wagner về âm nhạc và tư tưởng.

“Hành khúc đám cưới”của Mendelssohn là bản nhạc cuối cùng (sau các phần Overture, Scherzo và Notturno) trong bộ tác phẩm Op. 61 của ông. Đây là những bản nhạc Mendelssohn viết cho vở kịch Giấc mộng đêm của William Shakespeare.” Chuyện tình yêu và hôn nhân trong “Giấc mộng đêm hè” của Shakespeare có một kết thúc trái ngược hẳn với kết thúc bi thảm của cặp Lohengrin và Elsa. Sau một hồi các nam thanh nữ tú yêu đương nhầm lẫn lung tung do bị bùa mê, rốt cuộc họ đều tìm thấy tình yêu đích thực của mình. Cuối vở kịch, những cặp uyên ương trần thế được thần tiên chúc phúc. Có lẽ chính vì thế mà trong các đám cưới thật ngoài đời “Hành khúc đám cưới”của Mendelssohn thường được chơi để tiễn cô dâu khi đã làm lễ xong.

Việc dùng cặp đôi “Hành khúc đám cưới”của hai nhà soạn nhạc từng kình địch nhau để đón và tiễn cô dâu có vẻ thật trớ trêu nhưng đầy ý nghĩa. Giấc mộng về hạnh phúc lứa đôi chính đáng, về việc Tình Yêu xóa bỏ được Hận Thù chẳng phải vẫn luôn là giấc mộng đẹp của nhân loại từ ngàn đời nay hay sao ? Và “Cô dâu đang đến đây!” - thêm một giấc mộng đẹp nữa vừa trở thành hiện thực.

(Nguồn: youtube.com)

Được dẫn đúng đường, đưa tới nơi hạnh phúc tình yêu sẽ bảo vệ nàng!
Lòng can đảm chiến thắng, phần thưởng của tình yêu, kết nối hai người chung thủy thành lứa đôi hạnh phúc nhất!
Người chiến sĩ đức hạnh, hãy tiến lên!
Quý nhân trẻ trung, hãy tiến lên!
Giờ sự hào nhoáng của tiệc cưới đã qua đi,
Nơi hai trái tim, niềm vui sẽ ngự trị!
Căn phòng tỏa hương ngọt ngào, được trang hoàng dành cho tình ái.
Giờ hãy bước vào, rời xa nơi hào nhoáng.
Được dẫn đúng đường, đưa tới nơi hạnh phúc tình yêu sẽ bảo vệ nàng !
Lòng can đảm chiến thắng, tình yêu thật trong sáng, kết nối hai người chung thủy thành lứa đôi hạnh phúc nhất!

(Theo libretto của Wagner)

(Nguồnhttp://www.nhaccodien.vn)

Tin liên quan

23/02/2021
Ca ngợi Hồ Chủ tịch là một trong những bài hát hay nhất về lãnh tụ Hồ Chí Minh của cố nhạc sĩ Văn Cao, cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam. Giai điệu ca khúc hào sảng, sang trọng toát lên thần thái vĩ đại của lãnh ...
23/02/2021
“Việc ra mắt tác phẩm “Nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong, Tác phẩm-tác giả” chính là dịp chúng ta Trả lại tên cho Ông. Bởi cho đến nay vẫn nhiều người vẫn không biết nhà soạn kịch Nguyễn Trung Phong chính là tác giả của giai điệu nổi tiếng Giận ...
23/02/2021
Ca khúc Hành khúc Tổng cục Chính trị được nhạc sĩ Đức Trịnh viết vào năm 2014, đúng dịp kỉ niệm 70 năm ngày truyền thống Tổng cục Chính trị (TCCT). Ca khúc này đã được chọn làm ca khúc chính thức của TCCT và được biểu diễn trong Lễ kỉ niệm ...
21/02/2021
Hai ca khúc “Đại thi hào Nguyễn Du” và "Phiêu bồng trần gian" mở đầu và kết lại bộ phim được đầu tư 15 tỷ đồng, nhân dịp kỷ niệm 255 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của vị danh nhân văn hóa này.