Liên hoan Âm nhạc Mới Á - Âu 2016: chương trình hòa nhạc thính phòng ngày 16-10-2016

18/10/2016

 

Chương trình Hòa nhạc Thính phòng số 4 "Solo, Duo and Quartet" diễn ra vào sáng 16/10/2016 tại Phòng Hòa nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

1. Livia Lin (Hong Kong)

"Labyrinth" for String Quartet

Nghệ sĩ biểu diễn:

Nguyễn Công Thắng / Violin 1

Nguyễn Thu Bình / Violin 2

Hồ Việt Khoa / Viola

Nguyễn Hồng Ánh / Cello   

2. Efrat Rachel Gerlich (Israel)

"The Dream of Nebuchadnezzar" for solo Piano  

Nghệ sĩ biểu diễn:  Nguyễn Huy Phương / Solo Piano

3. Hilat Ben Kennaz (Israel)

"Hommage to C" for Solo Cla in A

 Nghệ sĩ biểu diễn:  Quốc Bảo / Solo Clarinet

4. Johanna Selleck (Australia)

   "Homage to Liszt" for solo Piano

    Nghệ sĩ biểu diễn:  Nguyễn Huy Phương / Solo Piano

5. Feng-Hsu Lee (Đài Loan)

    "Spiral" for solo Piano

     Nghệ sĩ biểu diễn: Đào Trọng Tuyên / Solo Piano 

Nhạc trưởng: NSND Phạm Ngọc Khôi (Vietnam)

* Các nhạc sĩ trong chương trình:

Livia Lin (Hong Kong)

Livia Lin là nghệ sĩ nhận được giải thưởng nghệ sĩ xuất sắc của Quỹ Saint Botolph năm 2011. Livia tốt nghiệp Trường nhạc Berklee với cả hai chuyên ngành Sản xuất Nhạc, Kỹ thuật và Nhạc phim, Livia được trao học bổng học nhạc tại Đại học Tufts và nhận chứng chỉ thạc sỹ tại đây. Một số các tác phẩm của Livia được biểu diễn tại Liên hoan các nhà soạn nhạc Châu Á và Liên hoan Phụ nữ trong lĩnh vực Nghệ thuật. Cô rất chủ động tham gia hoạt động sản xuất nhạc cổ điển và đã được nêu tên trong các album của nhà soạn nhạc Arthur Levering, nhóm Bang on a Can của nghệ sĩ kèn Robert Black và Dàn nhạc Blue Heron với vai trò là kỹ sư âm thanh. Livia cũng là cử nhân piano xuất sắc Trường Nhạc Hoàng gia.

"Labyrinth" cho cho tứ tấu đàn dây

Tác phẩm gồm 10 phân đoạn với những cảm xúc đặc biệtđan xen với phần hòa âm chặt chẽ, sự kết hợp sáng tạo của tứ tấu đàn dây là một cuộc hành trình qua mê cung theo đúng nghĩa đen; do đó các tiêu đề của tác phẩm này là Labyrinth. Bản sửa đổi 2014 có những thay đổi hấp dẫn hơn sao cho phù hợp với tiêu đề của tác phẩm, tạo cảm giác thân thuộc.

Tác phẩm mở đầu với phần cello, mở ra khái niệm về sự hòa âm. Sự chuyển đổi này tạo một không khí sôi nổi nhưng cũng đầy lo lắng. Tứ tấu tiếp tục đẩy lên cao trào mạnh mẽ và sôi động. Theo sau đó là độc tấu violin, nhẹ nhàng hơn và dần khép lại tác phẩm.

Efrat Rachel Gerlich (Israel)

Efrat Geriich sinh ra tại Jerusalem. Cô học tại Học viện Rubin, Jerusalem. Sau đó, cô học Piano Jazz với nghệ sĩ Ofer Brayer, Liz Magries và một số nghệ sĩ khác. Cô cũng học piano cổ điển với Dina Turgeman và biểu diễn độc tấu nhạc cổ điển. Trong vòng 10 năm qua, cô học sáng tác với nhà soạn nhạc Zohar sharon và cùng sáng tác một số tác phẩm, trong đó có Oratorio Daniel.Tháng 5/2015, cô có một buổi biểu diễn tại Trung tâm âm nhạc Mishkenot Sha'ananim Jerusalem với các nhà soạn nhạc khác và gần đây, cô được mời tham gia Festival “Tslilim Bamidbar” do Giáo sư Michael Wolpe làm đạo diễn. Tại đây, cô biểu diễn 3 tác phẩm ngắn viết cho sáo và piano cùng với nghệ sĩ sáo Idit Shemer và nghệ sĩ piano Katerina rey Chepeiev.

The Dream of Nebuchadnezzar” (Giấc mơ của Vua Nebuchadnezzar) được sáng tác năm 2015, ban đầu được viết cho độc tấu mộc cầm và biểu diễn cùng với các nhà soạn nhạc khác tại Trung tâm Âm nhạc Mishkenot Sha'ananim Jerusalem. Tác phẩm được lấy cảm hứng bởi “Ana Nebuchadnezzar” từ Oratorio 'Daniel'  của Efrat-Rachel Gerlich. Tác phẩm mô tả giấc mơ của vua Nebuchadnezzar (Daniel Chương 4), sử dụng piano như bộ gõ.Tác phẩm là độc tấu piano, được Katerina Rey-Chepelev biểu diễn trong buổi hòa nhạc của 4 nhà soạn nhạc (Edo Shirom, Uri Netanel. Yuval Shay-El và Geriich tại Trung tâm âm nhạc Jerusalem hồi tháng 5/2015 và mới đây trong buổi biểu diễn thu âm cuối cùng của Rimona Najar tại Viện âm nhạc Haifa, Israel.

Hilat Ben Kennaz (Israel)

Hilat Ben Kennaz hoàn thành xuất sắc khóa học sáng tác tại ĐH Tel- Aviv nhờ sự hướng dẫn của Giáo sư Leon Schidlowsky. Các tác phẩm của cô được đưa đi biểu diễn và giành nhiều giải trên các sân khấu khác nhau và taị các Liên hoan ở Israel, Châu Âu và khu vực Viễn đông.Các sáng tác của cô được các nhóm nhạc/dàn nhạc như Nhóm nhạc đương đại Israel, Dàn nhạc Pragment và Meiter, Quỹ Mỹ- Israel sử dụng và biểu diễn.

Ben kennaz nhận giải thưởng Thủ tướng dành cho các nhà soạn nhạc năm 2009. Cô giành giải nhì tại cuộc thi Lieberson năm 2002 và giải nhất tại cuộc thi này năm 2013. Cô được trao giải Engel 2011 cho bản Concerto viết cho Piano và dàn nhạc.

“Hommage to C” cho độc tấu clarinet in A

Tác phẩm có lời này được viết cho kèn clarinet vì màu màu sắc nhẹ nhàng của loại nhạc cụ này. Ngay từ tiêu đề của tác phẩm, nốt C là nốt trung tâm mặc dù nó theo định nghĩa, nốt C không phải một nốt mang âm sắc. Tác phẩm theo hình thức truyền thống A-B-A và vĩ thanh.

Johanna Selleck (Australia)

Johanna là một nhà soạn nhạc, một nghệ sĩ chơi sáo và một nhà âm nhạc học. Cô nhận bằng Tiến sỹ về sáng tác năm 2006 tại Đại Học Melbourne và hiện đang giảng dạy sáng tác tại trường Đại học, nơi cô được phong là Nghệ sĩ Danh dự. Các tác phẩm của cô được nhiều nghệ sĩ Ô-xtrây-lia và quốc tế biểu diễn, như dàn nhạc giao hưởng Queensland và Melbourne biểu diễn tại Festival ACL, Singapore năm 2013 và Israel năm 2012. Tác phẩm của Johanna cũng được biểu diễn tại Nhạc hội mùa xuân Port Fairy, Liên hoan Castlemaine và Hội nghị CHOMBEC lần thứ 4 tại Bristol, Anh Quốc và được Tạp chí âm nhạc Ô-xtrây-lia và Cambridge Scholars Press xuất bản.

Các giải thưởng về sáng tác của cô bao gồm Giải Percy Grainger và Albeit Maggs. Các thu âm của Johanna xuất hiện trên Move Records và Tall Poppies, được Reed Music, Allans Music, Lyrebird Press, và Trung tâm Âm nhạc Ô-xtray-lia phát hành.

Homage to Liszt là một tác phẩm của nghệ sĩ piano Ian Holtham trong CD Inspirations (2013).  Tác phẩm raison d ’etre trong dự án CD này nhằm giúp các nhà soạn nhạc lựa chọn chơi một tác phẩm kinh điển bằng piano để mở đầu cho các sáng tác của mình. Để làm được điều này, Selleck đã lựa chọn bản Minor Sonata của Liszt, thêm ý tưởng vào tác phẩm lớn của Liszt. Holtham đã ghi vài dòng nhận xét vào CD của Selleck như sau: “Sellect đã tạo ra một thế giới chuyển động không ngừng, mà ở đó các tác phẩm du dương của Liszt được viết lại với giọng điệu mạnh mẽ, phù hợp với các sáng tác đương đại. Hợp âm rải bay, quãng tám tầng, và dòng giai điệu đam mê được hợp nhất theo cấu trúc sonata phức hợp, trong đó chủ yếu là vận dụng những nét tinh tế nhất cả bản Sonata của Liszt. Tác phẩm là sự hồi tưởng nhưng cũng đồng thời chỉ ra sự tương phản giữa tính cấp thiết và trữ tình cá nhân, mang lại hơi thở mới cho sự lãng mạn.

Feng-Hsu Lee (Taiwan)

Feng-Hsu Lee là nhà soạn nhạc người Đài Loan, ông đã giành được nhiều giải thưởng trong đó là giải nhất trong cuộc thi sáng tác quốc tế Washington (năm 2012), giải nhì của cuộc thi do Viện sáng tác nhạc giao hưởng Minnesota tổ chức (năm 2010); giải Anthony and Carolyn Donato do Trường âm nhạc Eastman tổ chức (năm 2008), giải nhì trong cuộc thi sáng tác văn học và nghệ thuật do Bộ giáo dục Đài Loan tổ chức (năm 2008),v.v... Ông nhận nhiều bằng sáng tác nhạc của Trường đại học Hartt (DMA), Trường âm nhạc Eastman (MM), Trường đại học quốc gia Đài Loan, và Trường đại học âm nhạc Soochow (BL).

Tác phẩm “Xoắn ốc” viết cho độc tấu piano, lấy cảm hứng sáng tác từ bậc thang xoắn ốc của Tháp Skytree ở Tokyo. Khi đến thăm Thủ đô Tokyo, Nhật Bản và tham quan Tháp Skytree, Lee đã leo lên đài quan sát và có thể phóng tầm mắt nhìn toàn bộ thủ đô Tokyo. Ngoài quang cảnh thành phố đẹp lộng lẫy, Lee còn nhìn thấy hình dáng của đỉnh tháp là hình xoắn ốc. Vì vậy, Lee đã nghĩ ra ý tưởng sẽ chuyển tải hình dạng xoắn ốc đó vào âm nhạc. Tác phẩm mở đầu với tập hợp các nốt hẹp chơi bằng hai tay đổi nhau, trong khi giai điệu lưu luyến bị ẩn trong những nốt nhanh, và sau đó các quãng của nốt nhanh được mở rộng để tạo nên những hợp âm rải. Cách thể hiện những hợp âm rải lên và xuống tượng trưng cho hình dáng xoắn ốc và kéo dài trong toàn bộ tác phẩm. Khi sáng tác tác phẩm này, Ông nghĩ mình như một họa sĩ đang vẽ những hình xoắn ốc có nhiều hình dạng to nhỏ khác nhau và chuyển đổi màu sắc sáng tối. Trong khi ông là một nhà sáng tác nhạc đang miêu tả những cảm xúc nhạy bén, phức tạp và những cảm giác gợi lên từ những hình xoắn ốc, từ lạnh đến ấm, từ yên tĩnh đến hoang dại.

 

* Nghệ sĩ biểu diễn

Nguyễn Huy Phương  / Piano solo

PGS.TS. Nguyễn Huy Phương sinh năm 1974 trong gia đình có truyền thống âm nhạc. Bố anh là nhạc sĩ Huy Du nguyên Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mẹ là nhà lý luận âm nhạc - PGS.TS. nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung. Anh bắt đầu học nhạc năm lên 7 tại hệ sơ cấp Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam). Năm 1999, anh nhận được học bổng du học tại trường Trung cấp Âm nhạc mang tên Gnhexin tại Matxcơva, Nga. Những năm tiếp theo anh hoàn thành xuất sắc hệ Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Học viện Âm nhạc mang tên Gnhexin.

Hiện nay Nguyễn Huy Phương giảng dạy tại Khoa Piano, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, đồng thời giữ chức vụ Phó trưởng Khoa Piano, Chủ nhiệm bộ môn hoà tấu và đệm. Anh đã có nhiều học sinh đoạt giải thưởng trong các cuộc thi piano trong nước và quốc tế.

Anh tích cực tham gia các chương trình biểu diễn độc tấu và hoà tấu trong và ngoài nước. Năm 2010, Huy Phương được nhận giải thưởng "Đệm đàn hiệu quả nhất" trong cuộc thi Tiếng hát Thính phòng - Opera tổ chức tại Hà Nội.

Đào Trọng Tuyên / Piano solo

Đào Trọng Tuyên bắt đầu học piano tại Nhạc Viện Hà Nội năm 1981 dưới sự hướng dẫn của GS-NGND Trần Thu Hà.

1998-2001 anh theo học hệ thạc sĩ chuyên ngành biểu diễn tại trường Đại học tổng hợp Laval ở Quebec.

2004-2007 anh học hệ tiến sĩ về chuyên ngành biểu diễn tại trường Đại học tổng hợp Montreal - Canada dưới sự hướng dẫn của NSND Đặng Thái Sơn.

Hiện nay Đào Trọng Tuyên là giảng viên khoa piano của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.

 

Chương trình Hòa nhạc thính phòng số 5 “Đêm nhạc Á- Âu” diễn ra vào tối 16/10/2016, tại Phòng Hòa nhạc lớn, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Phần I:

1. Sergei Prokofiev (Nga):  Tổ khúc Ballet: "Adios de Romeo & Juleta"
2. Moisès Bertran (Colombia): "Camins de vidre"
3. Joaquin Rodrigo (Tây Ban Nha): "Sonat Pimpante"

Nghệ sĩ biểu diễn: DUO: Violin – Piano

Alla Voronkova và Guerassim Voronkov (Tây Ban Nha) 

Phần II:

1. Onur Nurcan (Thổ Nhĩ Kỳ)

"Yaşiyor Musun" cho Viola và Piano

Nghệ sĩ biểu diễn:

Nguyễn Nguyệt Thu / Viola

Minh Hiền / Piano

2. Ian Ng (Hong Kong)

"Think Twice - Three Little Musical Games" cho Violin – Viola

Nghệ sĩ biểu diễn:

Stepan Iakovich / Violin (Liên bang Nga)

Nguyễn Nguyệt Thu / Viola

3. Yii Kah Hoe (Malaysia)

"My spirit is singing" cho độc tấu kèn Oboe

Nghệ sĩ biểu diễn: Hoàng Mạnh Lâm / Oboe solo

4. Erman Ozdemir (Thổ Nhĩ Kỳ)

Music for Duo for Viola and Piano

Nghệ sĩ biểu diễn: DUO:

Nguyệt Thu / Viola

Vinh Nguyễn / Piano

5. Eve Duncan (Ôxtraylia)

The Banquet of Cleopatra" and "In a Corner of the Macintype" cho ngũ tấu Brass

Nghệ sĩ biểu diễn:

Văn Hiếu / Tp 1

Thanh Hải / Tp 2

Xuân Hiếu / Horn 

Trần Hiền / Tbon

Minh Chiều / Tuba

 

* Các nhạc sĩ trong chương trình:

Moisès Bertran (Colombia)

Moises sinh năm 1967 tại Mataro (Barcelona, Tây Ban Nha), là Giáo sư chuyên ngành piano, Giáo sư âm nhạc và Giáo sư chuyên ngành sáng tác tại Học viện âm nhạc del Liceu de Barcelona và  de Música de Barcelona. Ông cũng là Thạc sỹ âm nhạc và tiến sĩ âm nhạc nghệ thuật tại trường Hartt (Đại học Hartford-Mỹ). Ông đã nhận một số giải thưởng tại Tây Ban Nha và Mỹ như: Giải nhất cuộc thi sáng tác cho Piano “III Maria Dolors Calvet i Prats, Giải thưởng Vilafranca del Penedès tháng 6/2012; Giải ba cuộc thi sáng tác nhạc quốc tế “Oreste Sindici” , Giải thưởng Ceccano-Italia 2003; Giải nhì cuộc thi dành cho nhà soạn nhạc trẻ lần thứ 17 của Hiệp hội các nhà soạn nhạc quốc gia Mỹ (tại  Los Angeles, California; USA) 1995; Giải nhì cuộc thi sáng tác nhạc quốc tế  “Francesc Civil / Ciutat de Girona” (Girona, Catalunya, Tây Ban Nha) 1996; ông có một số năm dạy đàn piano, lý thuyết, hòa âm và sáng tác tại Tây Ban Nha và Mỹ, Colombia, làm việc tại nhiều học viện như Học viện âm nhạc Musica del Liceu  tại Barcelona, Học viện âm nhạc Grau Mitjà d “Igualada”; Trường Hartt – Đại học Hartford (Mỹ) and Universidad EAFIT, và là Trưởng khoa cuối cùng của khoa Âm nhạc. Từ năm 2008 đến năm 2010, Ông là Trưởng khoa của Học viện âm nhạc thuộc Trường đại học quốc gia Colombia, Bogota. Hiện nay, ông là Phó giáo sư chuyên ngành sáng tác với chứng nhận cống hiến tại Học viện này.

Camins de vidre  là tác phẩm ông sáng tác vào đầu năm 2012, ban đầu là viết cho violin và đàn Harp. Nghệ sĩ violin người Ukraine, AlaVoronkova đã biểu diễn tác phẩm này và đó là một phần trong bộ các tác phẩm mà ông viết cho nghệ sĩ này từ năm 2011 đến năm 2014.

Bản gốc viết cho violin và đàn hạc đã được các nghệ sĩ AlaVoronkova, violin, và AbigaïlPrat, đàn Harp biểu diễn vào tháng 4 năm 2012. Sau đó, AlaVoronkova, yêu cầu tác giả chỉnh thêm phần đệm đàn Harp với guitar, và thậm chí sau đó là cả đệm đàn piano, để có được phiên bản thứ hai này. Trong tác phẩm "Camins de vidre", tiếng violin đóng vai trò vẽ lên những đường màu sắc, những ý định, con đường. Những con đường đó đôi khi trắc trở và mong manh. Tác phẩm này được viết dành riêng cho cha mẹ của tác giả như một món quà cho kỷ niệm 50 năm ngày cưới của họ.

Ian Ng (Hong Kong)

Ian Ng là một nhà soạn nhạc đang hoạt động ở New York.  Tờ New York Times đánh giá tác phẩm của Ian là “tràn đầy năng lượng” với “những giai điệu phức hợp”. Ian tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành sáng tác tại trường ĐH New York. Một số giải thưởng Ian đã được trao gồm có: Giải Âm nhạc Mỹ, Giải thưởng dành cho các nhà soạn nhạc trẻ ASCAI, Giải thưởng sáng tác âm nhạc quốc tế Robert Avalon và Giải thưởng cuộc thi các nhà soạn nhạc trẻ ACL. Ian sáng tác nhạc cho dàn kèn đồng giao hưởng New York, Dàn nhạc giao hưởng Brooklyn, Dàn nhạc Giao hưởng NYU, nhóm tứ tấu Jack, Liên hoan Nghệ thuật Hong Kong, v.v…. Vào mùa xuân năm 2017, Ian sẽ thực hiện vở opera đầu tiên của mình với sự hỗ trợ của Ủy ban văn hóa thành phố New York và Hội đồng Nghệ thuật New York.

"Think Twice - Three Little Music Games” là tác phẩm của Duo Scordature, song tấu đàn dây dựa theo Houston. Tác phẩm được công chiếu tại Carnegie Hall, thành phố New York vào mùa xuân năm 2016. Tác phẩm là sự dạo chơi của đàn violin và viola theo phong cách trò chuyện, đối thoại.

Yii Kah Hoe (Malaysia)

Yii Kah Hoe là nhà soạn nhạc người Malaysia, là người giành giải thưởng nghệ thuật Cameronian BOH lần thứ 11 (dành cho tác phẩm âm nhạc và thiết kế xuất sắc nhất năm 2014), người chiến thắng tại Cuộc thi các dàn nhạc giao hưởng Malaysia dành cho các nhà soạn nhạc Malaysia năm 2007 và người nhận giải 3 trong cuộc thi sáng tác quốc tế dành cho dàn nhạc Trung Quốc tổ chức bởi Dàn nhạc giao hưởng Trung Quốc- Singapore (năm 2006). Các tác phẩm của Ông được biểu diễn tại Mỹ, London, Trinidad, Đức, Mexico, Paris, Ý, Melbourne, Bangkoc, Hà Nội, v.v... Ngoài làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, là nhạc sỹ và nhà soạn nhạc, Yii cũng đam mê công việc đào tạo và tổ chức các buổi hòa nhạc và liên hoan âm nhạc đương đại tại Kuala Lumpur. Yii là giảng viên cao cấp của trường Đại học SEGi Subang Jaya, Malaysia từ năm 2000.

"Tâm hồn đang hát" viết cho độc tấu kèn oboe

Cảm hứng sáng tác tác phẩm này xuất phát từ mô hình cấu trúc bộ máy tinh thần con người của Sigmund Freud (gồm có cái ấy (id) , cái tôi (ego) và siêu tôi (superego).

Đó là ba cấu trúc lý thuyết xét về mặt hoạt động và tương tác đời sống tinh thần. Theo như mô hình cấu trúc này, phần id là tập hợp những xu hướng thuộc về bản năng, phần ego là bản ngã, nghĩa là đã phần có tổ chức như trí nhớ, tri giác và super-ego (cái siêu tôi) là những tiêu chuẩn đạo đức đúng đắn - (Theo wikipedia).

Tác phẩm này được Keri McCarthy biểu diễn.

Erman Özdemir (Turkey)

Erman sinh năm 1987 tại Izmir. Ông được cha dạy chơi đàn piano, sáng tác và lý thuyết nhạc. Erman tốt nghiệp Trường Nhạc năm 1995, sau đó theo học ngành Nghiên cứu âm nhạc tại Trường Đại học Uludag và nhận bằng Thạc sỹ và Tiến sỹ chuyên ngành sáng tác, khoa thiết kế âm thanh của Trường đại học Ege. Hiện nay Ông đang giảng dạy tại Trường Đại học Adnan Menderes.

Tác phẩm “Music for a Duo” (Âm nhạc cho Song tấu) gồm 2 phần. Phần thứ nhất mở đầu bằng hát đơn tự do trên nền hợp âm rải piano. Sau đó, cả hai nhạc cụ chơi theo cùng nhịp điệu. Phần thứ hai mở đầu một cách tự do, sau phần tự do là phần hợp âm rải piano từ âm thanh vang lên nhỏ cho đến âm thanh kéo dài.

Eve Duncan (Australia)

Eve hiện đang làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Nam Sydney dưới sự hướng dẫn của nghệ sĩ Bruce Crossman. Cô đã nhận bằng Thạc sỹ Âm nhạc tại ĐH Melbourne và Bằng khen về sáng tác tại ĐH Latrobe. Eve cũng đồng thời giữ chức Chủ tịch Liên đoàn các nhà soạn nhạc Melbourne.

Năm 2015, Eve đã viết một vở nhạc hài kịch dựa trên truyện ngắn của tác giả Henry James, tác phẩm: “The Aspern Papers” với phần libretto của David Malouf.

Cô đã nhận một số giải thưởng như: Giải Âm nhạc Quốc tế dành cho những tác phẩm xuất sắc (tại Hy Lạp), Cuộc thi sáng tác cho độc tấu Công-tra-bát (tại Anh), giải thưởng sáng tác  UWS APRA. Eve là cũng được trao giải Nhà soạn nhạc xuất sắc tại Liên hoan các nhà soạn nhạc Oxtraylia lần thứ XVIII, Đại học Monash năm 2010.

“The Banquet of Cleopatra” (Bữa tiệc của Nữ hoàng Cleopatra) và “In a Corner of the Macintyre” là hai tác phẩm ngắn lấy cảm hứng từ những bức họa tại Bảo tàng Nghệ thuật Victoria và Bảo tàng Nghệ thuật Ôxtrâylia. “The Banquet Cleopatra” (1743-44) là tác phẩm của họa sĩ người Ý Giambattista Tiepolo. Âm nhạc giúp tái hiện không gian trong bức họa, nền trời xanh, chim bay giữa những cây cột trắng, sự lãng mạn của Antony và Cleopatra, và cả giai đoạn Ai Cập cổ đại và Venice của Tiepolo.

“In a Corner ofthe Macintyre” (1894) là bức họa của họa sĩ người Úc, Tom Roberts. Thông qua tác phẩm, người xem có thể cảm nhận khung cảnh nóng khô, tính kịch giữa cảnh sát và tên tội phạm. Eve muốn khám phá không gian của nước, không khí, trái đất và sự khô nóng.

 

* Nghệ sĩ biểu diễn:

AlaVoronkova ( Tây Ban Nha) / Violin 

Ala Voronkova sinh ra tại Kiev. Cô tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovsky, Matxcova, dưới sự hướng dẫn của nghệ sĩ Yuri Yankelevich huyền thoại. Sau đó, cô trở thành Tiến sĩ tại Viện Gniesini dưới sự hướng dẫn của Nelly Shkolnikova. Cô đã được mời tham gia hoạt động tại Nhà hát Bolshoi. Cô chơi trong Dàn nhạc violin nổi tiếng của Nhà hát Muscovite, và thành lập Tam tấu Bolshoi. Cô ấy là một nghệ sĩ solo của Dàn nhạc Giao hưởng Matxcova.

Sau khi tới định cư tại Barcelona, cô trở thành nghệ sĩ độc tấu và phụ trách Dàn nhạc Giao hưởng Barcelona, và là chỉ đạo khách mời với Dàn nhạc Giao hưởng Nha hát  Liceu. Cô đã biểu diễn tại Brazil, Colombia, Pháp, Đức, Hungary, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Li-băng, Ba Lan, Nga, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Ukraine. Mặc dù là nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn các tác phẩm tiếng Nga, nhưng cô lại quan tâm tới các thể loại khác, bao gồm cả hòa nhạc và thu âm trong phòng thu. Điều này được thể hiện qua các phần biểu diễn các tác phẩm violin như  Xavier Montsalvatge, sonata cho violin và piano của PavelJuon, 24 Capricci của Paganini, Kiev (hòa nhạc cho violin) bởi X. Benguerell, hòa nhạc cho violin của M. Bertran. Trong danh mục các tác phẩm cô thu âm, tứ tấu đàn dây của Eduard Toldrà là nổi bật nhất và tác phẩm này đã giành được Giải Thành phố Barcelona.

Guerassim Voronkov (Tây Ban Nha) / Piano 

Là một nhạc trưởng, nghệ sĩ piano, vilolin và là một nhà soạn nhạc, Guerassim Voronkov học nghệ thuật tại Nga và chơi với nhiều phong cách khác nhau.

Hợp tác lâu dài với Gran Teatre del Liceu ở Barcelona , Voronkov đã tham gia vào hơn 50 sản phẩm nhạc kịch của Wagner, Janácek, Tchaikovsky, Berg, Puccini hay Strauss.

Guerassim Voronkov sinh năm 1960 tại Matxcova. Tại Học viện âm nhạc Matxcova, ông học violin với nghệ sĩ S. Bezrodnaia và piano với nghệ sĩ A.Artobolevskaia. Ông tốt nghiệp xuất sắc Học viện Âm nhạc Tchaikovsky, Matxcova khoa violin dưới sự hướng dẫn của nghệ sĩ  I.Bezrodni và tốt nghiệp khoa Chỉ huy Dàn nhạc dưới sự hướng dẫn của nghệ sĩ Y. Simonov.

Từ năm 1981 – 1990, lần đầu tiên ông chơi violin trong Dàn nhạc Bolshoi và tới năm 1988, ông thành lập Dàn nhạc thính phòng Bolshoi. Năm 1989, Ông được bổ nhiệm là Giám đốc Âm nhạc của Dàn nhạc giao hưởng của Học viện âm nhạc Tchaikovsky Moscow.

Năm 1991, ông chuyển đến Barcelona. Voronkov đã lãnh đạo Học viện âm nhạc Simfònica del Conservatori Superior del Liceu tại Barcelona và kể từ năm 2004, ông là nhạc trưởng chính của Học viện Âm nhạc Simfònica de l’Acadèmia of the Gran Teatre del Liceu.

Hiện nay, Ông là Giáo sư ( Thạc sĩ chuyên ngành chỉ huy nhạc) của Trường Đại học Quốc gia Colombia.

Guerassim Voronkov chỉ huy Dàn nhạc giao hưởng của Liceu, Dàn nhạc Giao hưởng London, Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Séc, Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Estonia, Dàn nhạc thính phòng Nuevo Mundo, Dàn nhạc Giao hưởng Nga, Dàn nhạc giao hưởng Aalborg, Filarmónica de Bogotá và một số dàn nhạc khác.

Ông làm việc với các nghệ sỹ như Rolando Villazon, PiotrBezcala, Montserrat Caballé, Plácido Domingo, CarlosÁlvarez,Ofelia Sala and Elena Obraztsova..vv.

Điểm nhấn trong các tác phẩm của ông phải kể đến là Paganiniana dành cho Dàn nhạc dây (2001), một kết thúc mới cho nhạc kịch Khovanshchina của Mussorgsky (được biểu diễn đầu tiên tại Liceu, Barcelona năm 2007), tác phẩm âm nhạc dành cho kịch câm của B. Keaton’s The General (2008), H. Lloyd’s Safety lust (2015), Laurel và Hardy’sLiberty và You’re Darn Tootin(2016).

Hoàng Mạnh Lâm (Việt Nam) / Kèn Oboe

Hoàng Mạnh Lâm bắt đầu học oboe từ năm 12 tuổi tại học viện âm nhạc Quốc Gia Việt Nam dưới sự hướng dẫn của Phó giáo Sư-Tiến sĩ, nhà giáo ưu tú Ngô Phương Đông. Năm 2005, 2006 Hoàng Mạnh Lâm trở thành thành viên trong dàn nhac Cisma symphony Orchestra -Quảng Đông Trung Quốc. Năm 2007, anh tham gia khóa học nâng cao về hòa tấu tại Thụy Điển dưới sự giảng dạy của giáo sư Asger Sevendsen. Năm 2011, anh nhận được học bổng toàn phần của quỹ Wesbenson tham gia khoá học sau đai học tại trường Temple University-Philadelphia, Hoa Kỳ. Giáo viên hướng dẫn là nghệ sĩ kèn oboe  Peter Smith của dàn nhạc Philadelphia. 

Tin liên quan

06/03/2021
Tối 5 tháng 10 năm 2020, tại Nhà hát Chèo Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020, do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ...
18/02/2021
Tất cả Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam có quyền gửi tác phẩm, công trình dự xét Giải  thưởng Âm nhạc 2021. Tác giả, nhóm tác giả tham dự 01 tác phẩm duy nhất thuộc một trong các chuyên ngành sau: Lý luận phê bình, Sáng tác, Biểu diễn ...
18/02/2021
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 8 tháng 9 năm 2020, tại Hà Nội, Đảng bộ Liên hiệp các ...
17/02/2021
Chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ XI (3/9/2010 – 3/9/2020), chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ X (2020-2025), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ ...