Liên hoan Âm nhạc Khu vực Bắc miền Trung năm 2013

25/11/2013

Tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh thành phố Hà Tĩnh, từ ngày 22 đến 23/11/2013 đã tổ chức “Liên hoan Âm nhạc Khu vực Bắc miền Trung lần thứ 22 năm 2013”, do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh, Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh.


Ảnh: MC

Các vị đại biểu, lãnh đạo đến dự Liên hoan có: Ông Nguyễn Thiện - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh; Ông Đinh Xuân Việt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, tỉnh Hà Tĩnh; Ông Đặng Quốc Vinh - Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh; Ông Thiều Đình Duy - Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh; Ts. Võ Hồng Hải - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh; Bà Phan Thư Hiền - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Tĩnh; Ông Phan Trung Hiếu – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Tĩnh; Ông Lê Phùng - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế; Nhà văn Đức Ban - Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn tại Hà Tĩnh.

Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam có: Ts-Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam – Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo Liên hoan; NS Phạm Ngọc Khôi - Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Liên hoan; NS Trọng Đài – Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Gs. Chu Minh - Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật Hội Nhạc sĩ Việt Nam; NS Nguyễn Thị Minh Châu - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Lý luận Hội Nhạc sĩ Việt Nam; NS Vũ Duy Cương - Ủy viên Ban Chấp hành, Chánh Văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Cùng các nhạc sĩ, nghệ sĩ của 6 tỉnh Khu vực Bắc miền Trung: Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế.

Hội đồng nghệ thuật của Liên hoan gồm:

1. NS Tôn Thất Lập – Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam - Phó Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

2. NSƯT Trọng Đài - Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

3. NS Trần Nhật Dương - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Có 31 tác phẩm của các nhạc sĩ trong khu vực được trình diễn trong hai ngày thi, trong đó: Thanh Hóa ( 3 tác phẩm); Nghệ An (9 tác phẩm); Hà Tĩnh (8 tác phẩm); Quảng Bình (4 tác phẩm); Quảng Trị (2 tác phẩm); Thừa Thiên Huế (5 tác phẩm).
Hội đồng Nghệ thuật đã làm việc khách quan, công tâm, chọn được những tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải thưởng: 21 Tiết mục đạt giải A, 10 tiết mục đạt giải B. Liên hoan còn tặng bằng khen cho 5 nghệ sĩ, ca sĩ đạt thành tích xuất sắc.

Tại Lễ Bế mạc Liên hoan, tối 23/11/2013, Ban tổ chức cũng trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam” cho các cá nhân, nhạc sĩ đã có công đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền âm nhạc Việt Nam “Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”:

1.Ông Nguyễn Thiện - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.

2. Ông Đặng Quốc Vinh - Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

3. Ts. Võ Hồng Hải - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh.

4. Bà Phan Thư Hiền - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Tĩnh.

5. Ông Phan Trung Hiếu – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Tĩnh.

6. NS Ngọc Thịnh – Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống tỉnh Hà Tĩnh, Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Tình, Chi hội trưởng Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh.

7. NS Trần Quốc Nam - Chi hội Phó Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh.

8. NS Trần Mạnh Chiến - Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh.

9. Nhạc sĩ Hoàng Thành - Chi hội trưởng Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Nghệ An.

10. NS Dương Hồng Từ - Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Nghệ An.

11. NS Trần Vương - Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Nghệ An.

12. NS Hoàng Hải - Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa.

13. NS Mai Kiên - Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa.

14. NS Đồng Tâm - Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa.

Các đơn vị được tặng cờ lưu niệm và Bằng khen:

1. Chi hội NSVN tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Chi hội NSVN tỉnh Quảng Bình.

3. Chi hội NSVN tỉnh Nghệ An.

4. Chi hội NSVN tỉnh Hà Tĩnh.

5. Chi hội NSVN tỉnh Quảng Trị.

6. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Tĩnh.

7. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh.

8. Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Tĩnh.

9. Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Hà Tĩnh.

10. Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống tỉnh Hà Tĩnh.

11. Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.

12. Khách sạn Ngân Hà - thành phố Hà Tĩnh - tỉnh Hà Tĩnh.

Ts-Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã phát biểu tổng kết lại Lễ Bế mạc Liên hoan với những lời tâm huyết:

“Liên hoan đã hội tụ được trên 80 nhạc sĩ – nghệ sĩ đến từ 6 tỉnh trong Khu vực Bắc miền Trung. Các nhạc sĩ đã mang đến trên 30 tác phẩm âm nhạc các thể loại: từ Ca khúc; Ca khúc – Hợp xướng; Hòa tấu nhạc cụ dân tộc, Liên khúc vùng miền… Nhìn chung, các tác phẩm đều đạt yêu cầu về giá trị nội dung và chất lượng nghệ thuật. Chủ đề chính là ca ngợi quê hương, đất nước, vùng đất, con người, ca ngợi gương các anh hùng liệt sĩ, các chiến sĩ bảo vệ chủ quyền biển đảo… Các tiết mục được dàn dựng công phu, có nhiều đóng góp của ca sĩ, nghệ sĩ, biên đạo múa, đã nâng sức hấp dẫn cho các tác phẩm mới. Những tác phẩm đề cập tới tình mẫu tử gây xúc động lòng người như “Nhớ mẹ” của Mạnh Chiến – thơ Đậu Hoài Thanh; “Nhìn trăng nhớ mẹ” của Trịnh Ngọc Châu; “Câu giao duyên cha hát” của Đình Đức. Với chủ đề bảo vệ môi trường, chia sẻ với đồng bào lũ lụt có các ca khúc như “Giữ màu xanh cuộc đời” của Dương Bích Hà; “Miền Trung quê lũ” của Quốc Nam; “Thương lắm miền Trung” của Hoàng Sông Hương… Âm hưởng giai điệu chính: các nhạc sĩ đã biết cách khai thác sử dụng các làn điệu Dân ca như: Hò, Ví, Dặm, Dân ca Mường, Ka-tu,… kết hợp với tiết tấu – hòa thanh sôi động, tạo được sức hấp dẫn và lôi cuốn người nghe. Tiêu biểu như tác phẩm “Thanh Hóa vào xuân” của Thế Việt; “Quê tôi ngày mới” của Ngọc Thịnh…

Qua các tác phẩm được trình bày, Hội đồng thẩm định lưu ý một số điểm sau: Mặt còn hạn chế là chưa có tác phẩm thật sự nổi bật, thiếu những bản tình ca có chiều sâu nội tâm, thiếu những bài hát cộng đồng dễ hát, dễ phổ biến, chưa nhiều bài hát sôi động, hòa với nhịp điệu của giới trẻ hôm nay. Giai điệu bài hát đôi chỗ còn những đường nét cũ, lặp lại ở đâu đó... Một số bài hát do điều kiện dàn dựng gấp nên ca sĩ phải thu băng trước, đây là hiện tượng cần khắc phục trong các kỳ Liên hoan sau, để thực sự khi lên sân khấu ca sĩ phải làm chủ giọng hát của mình, biểu hiện tình cảm thực sẽ hấp dẫn và lôi cuốn hơn”.

Với những hoạt động sôi nổi của Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung năm 2013, với các chương trình nghệ thuật phong phú, hấp dẫn; Chuyến tham quan thâm nhập thực tế đã đưa các nhạc sĩ – nghệ sĩ tới Khu công nghiệp và Cảng nước sâu Vũng Áng (Hà Tĩnh), để có thêm những “chất liệu” cho những sáng tác mới.

Cuộc Tọa đàm “Âm nhạc Bắc miền Trung – Truyền thống và đương đại”, với những bản tham luận có tính lý luận, thực tiễn và sáng tạo của NS Trần Đức (Thừa Thiên – Huế) “Dấu ấn chặng đường âm nhạc Bắc miền Trung”; Nhà văn Đức Ban (Hà Tĩnh) “Ca từ trong ca khúc Hà Tĩnh”; NS Văn Hòe (Thanh Hóa) “Những bài ca phê phán đấu tranh của Âm nhạc truyền thống và đương đại”; NS Dương Viết Chiến (Quảng Bình) “Từ Âm nhạc truyền thống Quảng Bình đến sáng tác Âm nhạc đương đại”; NS Mạnh Chiến (Hà Tĩnh) “Chính sách nào, giải pháp nào để sáng tác âm nhạc đích thực sống được bằng nghề”; NS Hoàng Thành (Nghệ An) “Âm nhạc Bác miền Trung – Truyền thống và đương đại”. Ngoài ra, còn có 2 bản tham luận của tác giả Phan Thư Hiền (Hà Tĩnh) và Phan Thuận Thảo (Thừa Thiên – Huế) được gửi tới Tọa đàm. Đây chính là cuộc tọa đàm mà các nhà sáng tác quan tâm. Truyền thống âm nhạc ở khu vực Bắc miền Trung có nhiều tác phẩm tiêu biểu. Kho tàng văn học dân gian của Bắc miền Trung là vô tận, nhưng làm thế nào để chúng ta khai thác được kho tàng này?”.

Liên hoan Âm nhạc Khu vực Bắc miền Trung năm 2013 đã để lại ấn tượng đáng nhớ về những nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Tĩnh cũng như mảnh đất con người nơi đây.

Năm 2014, Liên hoan Âm nhạc Khu vực Bắc miền Trung sẽ được tổ chức tại Thanh Hóa.

Tin liên quan

06/03/2021
Tối 5 tháng 10 năm 2020, tại Nhà hát Chèo Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020, do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ...
18/02/2021
Tất cả Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam có quyền gửi tác phẩm, công trình dự xét Giải  thưởng Âm nhạc 2021. Tác giả, nhóm tác giả tham dự 01 tác phẩm duy nhất thuộc một trong các chuyên ngành sau: Lý luận phê bình, Sáng tác, Biểu diễn ...
18/02/2021
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 8 tháng 9 năm 2020, tại Hà Nội, Đảng bộ Liên hiệp các ...
17/02/2021
Chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ XI (3/9/2010 – 3/9/2020), chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ X (2020-2025), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ ...