Lam Kinh chiều thu
Thanh Hóa, vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều danh thắng nổi tiếng, đặc biệt là Khu di tích lịch sử Lam Kinh thuộc địa phận hai huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc, Tỉnh Thanh Hóa. Đây là quê hương và cũng là nơi an nghỉ của vị anh hùng Lê Lợi cùng các vị hoàng đế, vương hậu thời Lê Sơ.
(Lễ hội Lam Kinh . Nguồn: internet)
Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu (gọi là du sơn) mặt nam nhìn ra sông - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương.
(Nhạc sĩ Lê Xuân Chung)
Lễ hội Lam Kinh được tổ chức hàng năm vào ngày 22 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ) tại khu vực Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá nơi an táng vua Lê Thái Tổ. Nơi đây, ngày trước, theo định lệ, cứ ba năm một lần, vào ngày giỗ vua, các vua quan nhà Lê ở Ðông Kinh (Thăng Long) lại về Lam Kinh làm lễ. Còn nhân dân địa phương hàng năm vẫn mở hội tưởng nhớ, tôn vinh ngư¬ời anh hùng dân tộc này. Trong lễ hội Lam Kinh, tiếng cồng chiêng âm vang rừng núi, các điệu múa dân gian: Múa Xéc bùa, múa đèn Ðông Anh, múa rồng uyển chuyển bay lượn. Các trò chơi: Ném còn, dựng cây nêu, hát trò Xuân Phả náo nức lòng người.
Những hình ảnh này đã được nhiều nhạc sĩ đưa vào ca khúc của mình. Sau đây chúng ta cùng đến với ca khúc Lam Kinh chiều Thu của nhạc sĩ Lê Xuân Chung của tỉnh Thanh Hóa cùng tiếng hát ca sĩ Anh Tuấn.
Mời quý vị cùng nghe!
(Nguồn: Tác phẩm mới - VOV3)