Khai mạc Festival quốc tế Âm nhạc Mới “Á – Âu” lần thứ III tại Việt Nam 2018

26/11/2018

Tối 24 tháng 11 năm 2018, tại thủ đô Hà Nội, đã diễn ra Lễ Khai mạc Festival quốc tế Âm nhạc Mới “Á – Âu” lần thứ III tại Việt Nam 2018, do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức. Chương trình được truyền hình trực tiếp từ Nhà hát Lớn Hà Nội trên kênh truyền hình VTC6 - sóng phát thanh trực tiếp hệ VOV3 Đài Tiếng nói Việt Nam.  

Festival quốc tế Âm nhạc Mới Á - Âu 2018 lần thứ III tại Việt Nam với chủ đề Nhịp cầu Âm thanh Á - Âu do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức diễn ra từ 24 đến 29 tháng 11 năm 2018 tại Thủ đô Hà Nội và tỉnh Ninh Bình, với sự tham dự của hơn 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ trên 40 quốc gia của hai châu lục Á – Âu và các châu lục khác trên thế giới. Đó là các quốc gia: Vương quốc Anh, Cộng hòa Argentina, Cộng hoà Azerbaijan, Cộng hòa Ba Lan, Vương quốc Bỉ, Cộng hòa Bồ Đào Nha, Vương quốc Campuchia, Canada, Cộng hoà Colombia, Cộng hòa Costa Rica, Cộng hòa Croatia, Cộng hòa Czech, Vương quốc Đan Mạch, CHLB Đức, Cộng hòa Estonia, Vương quốc Hà Lan, Hàn Quốc, Cộng hòa Hy Lạp, Cộng hòa  Indonesia, Israel, Cộng hoà Italia, Cộng hoà Kazakhstan, Cộng hoà Kyrgyzstan, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Cộng hòa Litva, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Philippines, Cộng hòa Singapore, Cộng hòa Tatarstan, Vương quốc Tây Ban Nha, Vương quốc Thái Lan, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Liên bang Thụy Sĩ,  Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Thịnh vượng chung Úc, Ukraina, Cộng hòa Uzbekistan, Cộng hòa Bô-li-va-ri-a-na Vê-nê-du-ê-la, và Việt Nam…

Với nội dung đa dạng, phong phú của các hình thức, thể loại Âm nhạc hàn lâm: giao hưởng, thính phòng, hợp xướng, hòa tấu nhạc cụ dân tộc với nhạc cụ phương Tây… trong 5 chương trình hòa nhạc chính tập trung hàng trăm nghệ sĩ, nhạc công, của Việt Nam và quốc tế. Ngoài ra còn có một số chương trình giới thiệu nhạc cụ dân tộc, nghi lễ âm nhạc cổ truyền Việt Nam, các chương trình tham quan và các hoạt động khác. Festival là nơi trình diễn những tác phẩm âm nhạc mới sáng tác của các nhạc sĩ đương đại, đại diện cho các trường phái kinh điển bác học của các nước. Đây còn là dịp để giới thiệu về đất nước – con người – văn hóa, âm nhạc Việt Nam với bạn bè quốc tế, nhằm góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác và phát triển Văn hóa giữa Việt Nam và các nước Á, Âu, và thế giới.

Đến dự Lễ Khai mạc Festival có: đồng chí Vũ Đức Đam - Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; đồng chí Trịnh Thị Thủy – Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; đồng chí Bùi Quốc Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Đối ngoại nhân dân thuộc Ban Đối ngoại Trung ương; NSND Nhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh, Quyền Cục trưởng Cục Biểu Diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; nhạc sĩ Rashid Kalimullin – Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Liên bang Nga, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Cộng hòa Tatarstan; nhạc sĩ Murabek Begaliyev- Chủ tịch Hội Nhạc sĩ nước Cộng hòa Kyrgystan; Nhạc sĩ Rustam Abullayev - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ và Nghệ sĩ biểu diễn Cộng hòa Uzberkistan; Giáo sư Peter Swinnen - Chủ tịch Hiệp hội Âm nhạc đương đại quốc tế; nhạc trưởng Anna Gulishambarova - Giám đốc nghệ thuật và chỉ huy Dàn nhạc thính phòng Tatarstan, cùng hơn 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế đã đến dự Lễ Khai mạc trọng thể này.

Các đại biểu dự Lễ khai mạc 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với các nhạc sĩ lão thành

Chương trình Hòa nhạc gồm 2 phần, đã giới thiệu 11 tác phẩm âm nhạc Giao hưởng của các nhà soạn nhạc đến từ Liên bang Nga, CHLB Đức, Trung Quốc, Philippines, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Azerbaijan, Litva, Thụy Sĩ, và Việt Nam; với sự trình diễn điêu luyện của các nghệ sĩ độc tấu quốc tế: đàn tranh - nghệ sĩ Wang Liping (Trung Quốc), độc tấu Violin - Ingrida Armonaitė (Litva), độc tấu Piano: Hiroko Niimi-Feygin (Nhật Bản), cùng Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam; nhạc trưởng Tetsuji Honna (Nhật Bản) và Nhạc trưởng: Zoe Zeniodi (Hy Lạp).

Tác phẩm Chen III cho Đàn bầu và Dàn nhạc 

Tác phẩm Đường chân trời cho Violin và Dàn nhạc 

Tác phẩm Love Song and River Chant cho dàn nhạc 

"Trống hội" - Concerto cho Piano và Dàn nhạc của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân

Màn múa lân trong tác phẩm "Trống hội" của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân

Tác phẩm Pyagsawitan Wedding and Harvest

Tác phẩm Tây Bắc của nhạc sĩ Trọng Đài

PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Trưởng Ban Tổ chức Festival, đã phát biểu, ghi nhận sâu sắc sự quan tâm giúp đỡ ủng hộ quý báu và xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới các Ban, Bộ, Ngành Trung ương Hà Nội, sự nhiệt tình tham gia các các nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhạc công quốc tế và Việt Nam đã góp phần vào thành công của Festival.

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, đã thay mặt hơn 400.000 văn nghệ sĩ cả nước phát biểu chào mừng Festival.

Nhà thơ Hữu Thỉnh phát biểu tại Lễ khai mạc 

Tin liên quan

06/03/2021
Tối 5 tháng 10 năm 2020, tại Nhà hát Chèo Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020, do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ...
18/02/2021
Tất cả Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam có quyền gửi tác phẩm, công trình dự xét Giải  thưởng Âm nhạc 2021. Tác giả, nhóm tác giả tham dự 01 tác phẩm duy nhất thuộc một trong các chuyên ngành sau: Lý luận phê bình, Sáng tác, Biểu diễn ...
18/02/2021
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 8 tháng 9 năm 2020, tại Hà Nội, Đảng bộ Liên hiệp các ...
17/02/2021
Chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ XI (3/9/2010 – 3/9/2020), chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ X (2020-2025), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ ...